Dung Quất: Chiếc áo cũ đã chật!
Với tốc độ phát triển nhanh, cả mặt bằng và hệ thống cơ sở hạ tầng hiện hữu của Khu kinh tế Dung Quất đều đã quá tải
Khu kinh tế Dung Quất, mà tiền thân là Khu công nghiệp Dung Quất đã ra đời từ hơn 10 năm qua, đang phát triển với tốc độ nhanh.
Các chuyên gia dự báo, quy mô và tốc độ phát triển của Khu kinh tế này sẽ còn cao hơn nữa trong thời gian tới, nhất là sau khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước) chính thức đi vào vận hành sản xuất từ tháng 2/2009 tới đây.
Để đáp ứng yêu cầu này, mô hình nào cho Dung Quất, là vấn đề được nhiều người bắt đầu đề cập. Ngoài Dự án Nhà máy lọc dầu, được coi là "trái tim" của Khu kinh tế, đang đi vào giai đoạn xây lắp cuối cùng; tại đây đã hiện diện cảng nước sâu, các khu công nghiệp có quy mô lớn, tập trung nhiều dự án công nghiệp nặng (như: luyện cán thép, đóng mới tầu thủy tải trọng lớn đến 400.000 DWT...), khu đô thị, dân cư, du lịch.
Đồng thời tại đây cũng đã hình thành một hệ thống cơ sở xã hội gồm: bệnh viện đa khoa 300 giường, Trung tâm Văn hóa-thể dục-Thể thao, Trung tâm Truyền hình, trường đào tạo nghề... Tất cả thể hiện rõ nét một Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực...
Tính đến giữa tháng 10/2008 đã có 160 dự án được cấp phép đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất, với tổng vốn đăng ký khoảng 10,5 tỷ USD (tương đương 200.000 tỷ đồng); trong đó có 6 tỷ USD đã và đang triển khai thực hiện.
Mới đây nhất, Tập đoàn JFE Steel (Nhật Bản) đã chính thức đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các ngành hữu quan giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu khả thi ở mức độ chi tiết dự án Khu liên hợp luyện cán thép, có tổng công suất 6-10 triệu tấn thép thô/năm, với số vốn đầu tư dự kiến lên tới 5 tỷ USD.
Không chỉ thiếu mặt bằng cho phát triển
Theo quy hoạch xây dựng đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt năm 2007, diện tích Khu kinh tế Dung Quất chỉ có 10.300 ha; trong đó để phát triển công nghiệp chỉ đúng 2.333 ha, bao gồm: khu công nghiệp phía Tây (665 ha) dành cho các loại hình sản xuất công nghiệp nhẹ, và khu công nghiệp phía Đông (1.668 ha) dành cho công nghiệp nặng.
Thực tế cho đến nay khu công nghiệp phía Đông đã được các nhà đầu tư thuê hết hơn 76% diện tích (1.276/1.668 ha), trong đó có các dự án quy mô lớn, như: Nhà máy lọc dầu (316 ha), NM đóng tầu (250 ha), NM luyện cán thép Guang Lian (455 ha), NM Doosan (114 ha), NM Polypropylene (20 ha)... Như vậy, có thể nói Dung Quất không còn mặt bằng, quỹ đất để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư với các dự án công nghiệp nặng.
Không chỉ mặt bằng, mà cả hệ thống cơ sở hạ tầng hiện hữu của Khu kinh tế Dung Quất đã thực sự quá tải. Tính đến nay, toàn bộ nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật và xã hội, của cả Nhà nước và doanh nghiệp mới đạt khoảng trên dưới 1.600 tỷ đồng, nghĩa là chưa tới 1% so với tổng giá trị các dự án đầu tư đã thu hút được vào đây (hơn 10,5 tỷ USD, tương đương với khoảng 200.000 tỷ đồng).
Riêng trong năm 2008, vốn đầu tư hạ tầng cho Dung Quất chỉ còn bằng khoảng 30% so với năm 2007, và cũng chưa đủ để hoàn thành các dự án dở dang hay sửa chữa, chứ không thể để làm mới hay mở rộng.
Khu kinh tế Dung Quất đang "khát" nhất là nguồn nhân lực. Các dự án lớn còn trong quá trình xây dựng đã thiếu hàng vạn kỹ sư, công nhân kỹ thuật trình độ cao... Dự báo nay đến năm 2010, Khu kinh tế Dung Quất sẽ cần tới khoảng 40.000 lao động với đủ các ngành nghề khác nhau. Mặc dù tại đây có trường đào tạo nghề đã đi vào hoạt động 4 năm qua, đào tạo và liên kết đào tạo được hơn 5.000 sinh viên và học sinh, trong đó có 1.000 công nhân kỹ thuật bậc cao theo đơn hàng của Nhà máy đóng tàu Dung Quất.
Đây là một nỗ lực lớn, nhưng so với nhu cầu thì kết quả còn khiêm tốn, đó là chưa nói đến chất lượng. Hàng vạn lao động kỹ thuật và chuyên gia phải huy động từ các nguồn, các địa phương khác đến làm việc. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt xen lẫn với cộng đồng dân cư tại chỗ đã phát sinh không ít vấn đề xã hội khá phức tạp...
Cần sớm có những giải pháp
"Việc mở rộng diện tích Khu kinh tế Dung Quất là một yêu cầu thực tế, khách quan. Có thể mới đáp ứng được triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài vào đây đạt 30 tỷ USD vào năm 2020, và hơn thế nữa trong tương lai". Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, ông Trần Lê Trung, xác nhận. Vào giữa năm 2008, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã trình Chính phủ đề án mở rộng Khu kinh tế Dung Quất lên khoảng hơn 63.000 ha, bao gồm cả diện tích đảo Lý Sơn và diện tích mặt nước.
Trong đó có cả việc xây dựng phát triển cảng Mỹ Hàn (hay còn gọi là cảng Dung Quất II), nằm trong phạm vi mở rộng của Khu kinh tế Dung Quất. Theo các tác giả dự án cảng Mỹ Hàn, thì cảng có quy mô lớn gấp 2 lần cảng Dung Quất hiện hữu, với chiều dài mép cảng hơn 16.700 mét, mặt bằng sau cảng rộng 600 ha, và khu nước trước cảng khoảng 1.000 ha có độ sâu tự nhiên đến 24 mét, có khả năng đón tầu tải trọng đến 260.000 DWT ra vào... Vấn đề là phải xây dựng các đê chắn sóng có tổng chiều dài hơn 7 km, và vốn đầu tư ước lên tới 280 triệu USD.
Đến nay, theo ông Lê Văn Dũng, Phó Ban quản lý thì Thủ tướng Chính phủ đã nhất trí với chủ trương mở rộng Khu kinh tế Dung Quất và giao cho các bộ, ngành hữu quan triển khai thực hiện quy hoạch mở rộng này trên cơ sở tư vấn của trong và ngoài nước. Bộ Xây dựng đã giao nhiệm vụ cho Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn chủ trì nhiệm vụ. Do đó, vấn đề mặt bằng và cơ sở hạ tầng chính yếu nhất cho việc mở rộng Khu kinh tế Dung Quất đã có hướng giải quyết.
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực, cũng đã có le lói những tín hiệu vui, ngoài việc chủ trương nâng trường đào tạo nghề tại chỗ lên thành trường cao đẳng trong tương lai. Mới đây nhất, tập đoàn Guang Lian cũng đã ký kết một chương trình hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho dự án liên hiệp luyện cán thép. Trường đại học I-Shou (Đài Loan) cũng đang tìm hiểu khả năng đến với Dung Quất.
Tuy nhiên, theo ý kiến của không ít chuyên gia, như TS. Trịnh Thùy Anh (Phó Trưởng khoa quản trị kinh doanh, Đại học Mở TP.HCM) thì: "Nhà nước cần sớm cho phép Khu kinh tế Dung Quất những cơ chế đặc biệt để phát triển. Với tốc độ thu hút đầu tư như hiện nay, cần mở rộng Khu kinh tế càng sớm càng tốt và định hướng phát triển Dung Quất theo mô hình đặc khu kinh tế".
Các chuyên gia dự báo, quy mô và tốc độ phát triển của Khu kinh tế này sẽ còn cao hơn nữa trong thời gian tới, nhất là sau khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước) chính thức đi vào vận hành sản xuất từ tháng 2/2009 tới đây.
Để đáp ứng yêu cầu này, mô hình nào cho Dung Quất, là vấn đề được nhiều người bắt đầu đề cập. Ngoài Dự án Nhà máy lọc dầu, được coi là "trái tim" của Khu kinh tế, đang đi vào giai đoạn xây lắp cuối cùng; tại đây đã hiện diện cảng nước sâu, các khu công nghiệp có quy mô lớn, tập trung nhiều dự án công nghiệp nặng (như: luyện cán thép, đóng mới tầu thủy tải trọng lớn đến 400.000 DWT...), khu đô thị, dân cư, du lịch.
Đồng thời tại đây cũng đã hình thành một hệ thống cơ sở xã hội gồm: bệnh viện đa khoa 300 giường, Trung tâm Văn hóa-thể dục-Thể thao, Trung tâm Truyền hình, trường đào tạo nghề... Tất cả thể hiện rõ nét một Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực...
Tính đến giữa tháng 10/2008 đã có 160 dự án được cấp phép đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất, với tổng vốn đăng ký khoảng 10,5 tỷ USD (tương đương 200.000 tỷ đồng); trong đó có 6 tỷ USD đã và đang triển khai thực hiện.
Mới đây nhất, Tập đoàn JFE Steel (Nhật Bản) đã chính thức đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các ngành hữu quan giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu khả thi ở mức độ chi tiết dự án Khu liên hợp luyện cán thép, có tổng công suất 6-10 triệu tấn thép thô/năm, với số vốn đầu tư dự kiến lên tới 5 tỷ USD.
Không chỉ thiếu mặt bằng cho phát triển
Theo quy hoạch xây dựng đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt năm 2007, diện tích Khu kinh tế Dung Quất chỉ có 10.300 ha; trong đó để phát triển công nghiệp chỉ đúng 2.333 ha, bao gồm: khu công nghiệp phía Tây (665 ha) dành cho các loại hình sản xuất công nghiệp nhẹ, và khu công nghiệp phía Đông (1.668 ha) dành cho công nghiệp nặng.
Thực tế cho đến nay khu công nghiệp phía Đông đã được các nhà đầu tư thuê hết hơn 76% diện tích (1.276/1.668 ha), trong đó có các dự án quy mô lớn, như: Nhà máy lọc dầu (316 ha), NM đóng tầu (250 ha), NM luyện cán thép Guang Lian (455 ha), NM Doosan (114 ha), NM Polypropylene (20 ha)... Như vậy, có thể nói Dung Quất không còn mặt bằng, quỹ đất để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư với các dự án công nghiệp nặng.
Không chỉ mặt bằng, mà cả hệ thống cơ sở hạ tầng hiện hữu của Khu kinh tế Dung Quất đã thực sự quá tải. Tính đến nay, toàn bộ nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật và xã hội, của cả Nhà nước và doanh nghiệp mới đạt khoảng trên dưới 1.600 tỷ đồng, nghĩa là chưa tới 1% so với tổng giá trị các dự án đầu tư đã thu hút được vào đây (hơn 10,5 tỷ USD, tương đương với khoảng 200.000 tỷ đồng).
Riêng trong năm 2008, vốn đầu tư hạ tầng cho Dung Quất chỉ còn bằng khoảng 30% so với năm 2007, và cũng chưa đủ để hoàn thành các dự án dở dang hay sửa chữa, chứ không thể để làm mới hay mở rộng.
Khu kinh tế Dung Quất đang "khát" nhất là nguồn nhân lực. Các dự án lớn còn trong quá trình xây dựng đã thiếu hàng vạn kỹ sư, công nhân kỹ thuật trình độ cao... Dự báo nay đến năm 2010, Khu kinh tế Dung Quất sẽ cần tới khoảng 40.000 lao động với đủ các ngành nghề khác nhau. Mặc dù tại đây có trường đào tạo nghề đã đi vào hoạt động 4 năm qua, đào tạo và liên kết đào tạo được hơn 5.000 sinh viên và học sinh, trong đó có 1.000 công nhân kỹ thuật bậc cao theo đơn hàng của Nhà máy đóng tàu Dung Quất.
Đây là một nỗ lực lớn, nhưng so với nhu cầu thì kết quả còn khiêm tốn, đó là chưa nói đến chất lượng. Hàng vạn lao động kỹ thuật và chuyên gia phải huy động từ các nguồn, các địa phương khác đến làm việc. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt xen lẫn với cộng đồng dân cư tại chỗ đã phát sinh không ít vấn đề xã hội khá phức tạp...
Cần sớm có những giải pháp
"Việc mở rộng diện tích Khu kinh tế Dung Quất là một yêu cầu thực tế, khách quan. Có thể mới đáp ứng được triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài vào đây đạt 30 tỷ USD vào năm 2020, và hơn thế nữa trong tương lai". Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, ông Trần Lê Trung, xác nhận. Vào giữa năm 2008, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã trình Chính phủ đề án mở rộng Khu kinh tế Dung Quất lên khoảng hơn 63.000 ha, bao gồm cả diện tích đảo Lý Sơn và diện tích mặt nước.
Trong đó có cả việc xây dựng phát triển cảng Mỹ Hàn (hay còn gọi là cảng Dung Quất II), nằm trong phạm vi mở rộng của Khu kinh tế Dung Quất. Theo các tác giả dự án cảng Mỹ Hàn, thì cảng có quy mô lớn gấp 2 lần cảng Dung Quất hiện hữu, với chiều dài mép cảng hơn 16.700 mét, mặt bằng sau cảng rộng 600 ha, và khu nước trước cảng khoảng 1.000 ha có độ sâu tự nhiên đến 24 mét, có khả năng đón tầu tải trọng đến 260.000 DWT ra vào... Vấn đề là phải xây dựng các đê chắn sóng có tổng chiều dài hơn 7 km, và vốn đầu tư ước lên tới 280 triệu USD.
Đến nay, theo ông Lê Văn Dũng, Phó Ban quản lý thì Thủ tướng Chính phủ đã nhất trí với chủ trương mở rộng Khu kinh tế Dung Quất và giao cho các bộ, ngành hữu quan triển khai thực hiện quy hoạch mở rộng này trên cơ sở tư vấn của trong và ngoài nước. Bộ Xây dựng đã giao nhiệm vụ cho Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn chủ trì nhiệm vụ. Do đó, vấn đề mặt bằng và cơ sở hạ tầng chính yếu nhất cho việc mở rộng Khu kinh tế Dung Quất đã có hướng giải quyết.
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực, cũng đã có le lói những tín hiệu vui, ngoài việc chủ trương nâng trường đào tạo nghề tại chỗ lên thành trường cao đẳng trong tương lai. Mới đây nhất, tập đoàn Guang Lian cũng đã ký kết một chương trình hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho dự án liên hiệp luyện cán thép. Trường đại học I-Shou (Đài Loan) cũng đang tìm hiểu khả năng đến với Dung Quất.
Tuy nhiên, theo ý kiến của không ít chuyên gia, như TS. Trịnh Thùy Anh (Phó Trưởng khoa quản trị kinh doanh, Đại học Mở TP.HCM) thì: "Nhà nước cần sớm cho phép Khu kinh tế Dung Quất những cơ chế đặc biệt để phát triển. Với tốc độ thu hút đầu tư như hiện nay, cần mở rộng Khu kinh tế càng sớm càng tốt và định hướng phát triển Dung Quất theo mô hình đặc khu kinh tế".