“Đúng ra phải thu phí từ 10 năm trước!”
Quan điểm của Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về câu chuyện thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân
Đó là quan điểm của ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, xung quanh câu chuyện thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phí sử dụng đường bộ và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Trao đổi với báo giới, ông Hiệp cho rằng, việc thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân là rất cần thiết và phải làm ngay.
“Nếu chúng ta không tiến hành ngay thì với tốc độ tăng như hiện nay, chỉ 3 năm nữa, Hà Nội và Tp.HCM sẽ không còn chỗ để xe chứ không nói chỗ để đi nữa. Đó là điều chắc chắn. Đúng ra loại phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân phải thu từ cách đây 10 năm! Nếu chúng ta thu từ thời điểm đó thì Hà Nội hay Tp.HCM đã không ùn tắc nghiêm trọng như bây giờ”, ông Hiệp nói.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng thu phí như đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải là đổ trách nhiệm cho dân, đổ gánh nặng cho dân?
Nói đổ hay không thì cần phải xem xét. Tất cả các quyết định hiện nay để đảm bảo an toàn giao thông là liên quan đến người dân, các giải pháp đều là cho người dân.
Tôi xin chứng minh, việc mũ bảo hiểm, nếu theo đề xuất mới của Bộ Giao thông Vận tải xử phạt người đội mũ không đúng quy chuẩn, người ta lại phản ứng là đổ trách nhiệm, là sao không phạt người sản xuất. Chúng tôi khẳng định là đã đi kiểm tra, tất cả cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm xe máy đều đáp ứng đúng quy chuẩn và đều được dán tem nhưng những mẫu mũ bán trên thị trường, khi lực lượng đi kiểm tra người bán lại lý giải không bán mũ đó cho người đi xe máy mà bán cho người đi… xe đạp, đi bộ, bán mũ thời trang…
Không thể xử phạt những cơ sở làm mũ giống mũ bảo hiểm cho người đi xe máy nhưng lại bán cho người đi xe đạp. Người ta đang lách luật để làm việc này. Nhưng về khía cạnh người dân, khi mua mũ thì là việc của mình, phải mua mũ đủ quy chuẩn, có dán tem, trước hết vì sự an toàn của bản thân mình, không để đổ cho Nhà nước hết được.
Liên quan đến chuyện phí, đúng là hiện nay đang có nhiều loại phí, lệ phí. Chính phủ đã ban hành nghị định về quỹ bảo trì đường bộ kèm theo đó là phí sử dụng đường bộ. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải cũng đang đề xuất thu phí lưu hành mà thực chất phải gọi là phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
Chúng ta đang phải đầu tư rất lớn cho hạ tầng giao thông đường bộ. Để đảm bảo bảo trì đường bộ thì mức chi phí bỏ ra cũng bằng 2/3 kinh phí làm mới. Ví dụ xây dựng tuyến đường mất 1.000 tỷ đồng thì phí bảo trì cũng đến 700 tỷ. Hiện Nhà nước không có nhiều tiền, định mức bảo trì đường bộ chỉ có 17 triệu đồng/km. Số này chưa đủ trả lương cho công nhân, chưa nói đến vật liệu, thiết bị. Do đó, người tham gia giao thông nhất thiết phải nộp phí sử dụng đường bộ.
Còn phí hạn chế phương tiện cá nhân thì sẽ đánh vào đúng người lưu hành ở khu vực cần hạn chế.
Có một thực tế là hiện phương tiện giao thông công cộng vẫn còn nhiều bất cập, vừa yếu vừa thiếu và chưa thể thay thế phương tiện các loại phương tiện giao thông cá nhân. Do đó, nếu vẫn cố áp phí thì có khác nào buộc người dân phải chấp nhận sử dụng với mức cao?
Đúng là người dân có nhu cầu đi. Về quan điểm quản lý nhà nước, phải tạo điều kiện tốt nhất cho dân. Một xã hội lành mạnh và phát triển thì điều kiện sống của người dân phải càng tốt lên, quyền sở hữu tài sản bao gồm cả đối với phương tiện. Nhà nước chỉ đưa ra giải pháp để hạn chế, cốt sao đảm bảo kiềm chế tai nạn và ùn tắc.
Hôm trước tôi nhận được một tin nhắn hỏi rằng, “nhà tôi sau khi mua ôtô thì còn 3 chiếc xe máy, để đấy thôi, không đi đến thì sao bắt tôi nộp phí”. Người khác lại hỏi, “nhà tôi có 4 ôtô, mỗi chiếc nộp mấy chục triệu/năm làm sao chúng tôi chịu được”. Đó là thực tế, là tâm lý có thật.
Ông sẽ trả lời sao khi nhiều người nói rằng đã mất tiền đóng phí thì chủ phương tiện sẽ đi lại nhiều hơn, khai thác tối đa?
Cứ để người ta đi nếu người ta có nhu cầu, chúng ta có cấm việc đi lại đâu, chỉ cần nộp phí. Như gia đình tôi cũng có một ôtô nhưng chỉ dùng để về quê chứ có đi lại hằng ngày đâu. Đi làm hằng ngày tôi cũng vẫn dùng phương tiện công cộng hoặc đi xe máy vì thực tế là dùng ôtô đi lại hằng ngày trong nội đô rất khó khăn, khó từ chỗ để xe.
Cách thu phí ôtô tại các trạm đăng kiểm cũng được cho là không hợp lý và nên có cách thu khác để đảm bao công bằng giữa người dùng nhiều, người dùng ít. Ông nghĩ sao về điều này?
Mọi chính sách, như phí đường bộ, đi nhiều thu nhiều, đi ít thu ít, lăn bánh mới thu nhưng hiện ta chưa đủ điều kiện để thu phí theo cách đó. Ví như mỗi xe có một con chip, chủ xe có tài khoản, thu tự động thì đơn giản song đầu tư như vậy tổn phí rất lớn cho xã hội, chi phí lắp chip vào xe thậm chí còn lớn hơn nhiều lần số tiền phí thu được.
Đánh phí theo lốp xe hay công-tơ trên xe cũng rất khó.
Vậy ông đánh giá thế nào về ý kiến cho rằng việc thu phí như đề xuất là làm ngược quy trình khi hệ thống giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân?
Hạ tầng phải đồng bộ với việc hạn chế phương tiện, tất cả những việc này phải làm cùng với nhau, không thể nói cái nào trước cái nào sau.
Nói thu phí nhưng hạ tầng cứ để thế, phương tiện vận tải công cộng cũng không đầu tư phát triển thêm thì không đúng. Vừa rồi Thủ tướng đã phê chuẩn chiến lược phát triển vận tải hành khách công cộng, giao cho các tỉnh, thành phố làm. Hà Nội và Tp.HCM, mỗi thành phố sẽ mua thêm 1.000 xe bus. Bộ Tài chính cũng đã quyết định giảm thuế để nhập loại xe này về, hai thành phố cũng sẽ triển khai ngay loại hình xe bus nhỏ trong năm 2012 để người dân từ trục nhỏ ra trục lớn, hình thành mạng lưới xe bus. Còn tàu điện ngầm, tàu điện trên cao cũng đang triển khai nhưng chưa thể hình thành ngay trong ngày một ngày hai được.
Trước mắt, phí hạn chế phương tiện chắc chắn sẽ có tác dụng. Nói đánh phí mà mức tăng phương tiện không giảm thì tôi không tin. Người dân có nhu cầu đi thì vẫn phải đi nhưng lúc đó sẽ buộc phải lựa chọn phương tiện hợp lý nhất, tuyến đường thích hợp nhất, thậm chí phải đi bộ. Khoảng cách 500 m đến 1 km từ nhà ra chợ hiện vẫn cứ xe máy nhưng tới đây vỉa hè thông thoáng sẽ khuyến khích người dân đi bộ. Đi chợ như vậy vẫn phóng xe máy để rồi tối về lại đi bộ hằng cây số tập thể dục thì rất vô lý.
Đặt vấn đề lấy ý kiến nhân dân, nếu phần lớn đều phản đối thì sao, thưa ông?
Chắc chắn phải tiếp thu những ý kiến ấy, phải cân nhắc cho kỹ. Việc này cũng phải đưa ra để Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, cơ quan quản lý chỉ đề xuất. Vấn đề bây giờ là tiếp thu ý kiến người dân đến đâu, như thu thế nào, mức thu bao nhiêu, thu ở đâu, đối tượng nào là chủ yếu. Còn việc thu thì chắc chắn phải thu vì các nước trên thế giới đều vậy.
Trao đổi với báo giới, ông Hiệp cho rằng, việc thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân là rất cần thiết và phải làm ngay.
“Nếu chúng ta không tiến hành ngay thì với tốc độ tăng như hiện nay, chỉ 3 năm nữa, Hà Nội và Tp.HCM sẽ không còn chỗ để xe chứ không nói chỗ để đi nữa. Đó là điều chắc chắn. Đúng ra loại phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân phải thu từ cách đây 10 năm! Nếu chúng ta thu từ thời điểm đó thì Hà Nội hay Tp.HCM đã không ùn tắc nghiêm trọng như bây giờ”, ông Hiệp nói.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng thu phí như đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải là đổ trách nhiệm cho dân, đổ gánh nặng cho dân?
Nói đổ hay không thì cần phải xem xét. Tất cả các quyết định hiện nay để đảm bảo an toàn giao thông là liên quan đến người dân, các giải pháp đều là cho người dân.
Tôi xin chứng minh, việc mũ bảo hiểm, nếu theo đề xuất mới của Bộ Giao thông Vận tải xử phạt người đội mũ không đúng quy chuẩn, người ta lại phản ứng là đổ trách nhiệm, là sao không phạt người sản xuất. Chúng tôi khẳng định là đã đi kiểm tra, tất cả cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm xe máy đều đáp ứng đúng quy chuẩn và đều được dán tem nhưng những mẫu mũ bán trên thị trường, khi lực lượng đi kiểm tra người bán lại lý giải không bán mũ đó cho người đi xe máy mà bán cho người đi… xe đạp, đi bộ, bán mũ thời trang…
Không thể xử phạt những cơ sở làm mũ giống mũ bảo hiểm cho người đi xe máy nhưng lại bán cho người đi xe đạp. Người ta đang lách luật để làm việc này. Nhưng về khía cạnh người dân, khi mua mũ thì là việc của mình, phải mua mũ đủ quy chuẩn, có dán tem, trước hết vì sự an toàn của bản thân mình, không để đổ cho Nhà nước hết được.
Liên quan đến chuyện phí, đúng là hiện nay đang có nhiều loại phí, lệ phí. Chính phủ đã ban hành nghị định về quỹ bảo trì đường bộ kèm theo đó là phí sử dụng đường bộ. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải cũng đang đề xuất thu phí lưu hành mà thực chất phải gọi là phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
Chúng ta đang phải đầu tư rất lớn cho hạ tầng giao thông đường bộ. Để đảm bảo bảo trì đường bộ thì mức chi phí bỏ ra cũng bằng 2/3 kinh phí làm mới. Ví dụ xây dựng tuyến đường mất 1.000 tỷ đồng thì phí bảo trì cũng đến 700 tỷ. Hiện Nhà nước không có nhiều tiền, định mức bảo trì đường bộ chỉ có 17 triệu đồng/km. Số này chưa đủ trả lương cho công nhân, chưa nói đến vật liệu, thiết bị. Do đó, người tham gia giao thông nhất thiết phải nộp phí sử dụng đường bộ.
Còn phí hạn chế phương tiện cá nhân thì sẽ đánh vào đúng người lưu hành ở khu vực cần hạn chế.
Có một thực tế là hiện phương tiện giao thông công cộng vẫn còn nhiều bất cập, vừa yếu vừa thiếu và chưa thể thay thế phương tiện các loại phương tiện giao thông cá nhân. Do đó, nếu vẫn cố áp phí thì có khác nào buộc người dân phải chấp nhận sử dụng với mức cao?
Đúng là người dân có nhu cầu đi. Về quan điểm quản lý nhà nước, phải tạo điều kiện tốt nhất cho dân. Một xã hội lành mạnh và phát triển thì điều kiện sống của người dân phải càng tốt lên, quyền sở hữu tài sản bao gồm cả đối với phương tiện. Nhà nước chỉ đưa ra giải pháp để hạn chế, cốt sao đảm bảo kiềm chế tai nạn và ùn tắc.
Hôm trước tôi nhận được một tin nhắn hỏi rằng, “nhà tôi sau khi mua ôtô thì còn 3 chiếc xe máy, để đấy thôi, không đi đến thì sao bắt tôi nộp phí”. Người khác lại hỏi, “nhà tôi có 4 ôtô, mỗi chiếc nộp mấy chục triệu/năm làm sao chúng tôi chịu được”. Đó là thực tế, là tâm lý có thật.
Ông sẽ trả lời sao khi nhiều người nói rằng đã mất tiền đóng phí thì chủ phương tiện sẽ đi lại nhiều hơn, khai thác tối đa?
Cứ để người ta đi nếu người ta có nhu cầu, chúng ta có cấm việc đi lại đâu, chỉ cần nộp phí. Như gia đình tôi cũng có một ôtô nhưng chỉ dùng để về quê chứ có đi lại hằng ngày đâu. Đi làm hằng ngày tôi cũng vẫn dùng phương tiện công cộng hoặc đi xe máy vì thực tế là dùng ôtô đi lại hằng ngày trong nội đô rất khó khăn, khó từ chỗ để xe.
Cách thu phí ôtô tại các trạm đăng kiểm cũng được cho là không hợp lý và nên có cách thu khác để đảm bao công bằng giữa người dùng nhiều, người dùng ít. Ông nghĩ sao về điều này?
Mọi chính sách, như phí đường bộ, đi nhiều thu nhiều, đi ít thu ít, lăn bánh mới thu nhưng hiện ta chưa đủ điều kiện để thu phí theo cách đó. Ví như mỗi xe có một con chip, chủ xe có tài khoản, thu tự động thì đơn giản song đầu tư như vậy tổn phí rất lớn cho xã hội, chi phí lắp chip vào xe thậm chí còn lớn hơn nhiều lần số tiền phí thu được.
Đánh phí theo lốp xe hay công-tơ trên xe cũng rất khó.
Vậy ông đánh giá thế nào về ý kiến cho rằng việc thu phí như đề xuất là làm ngược quy trình khi hệ thống giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân?
Hạ tầng phải đồng bộ với việc hạn chế phương tiện, tất cả những việc này phải làm cùng với nhau, không thể nói cái nào trước cái nào sau.
Nói thu phí nhưng hạ tầng cứ để thế, phương tiện vận tải công cộng cũng không đầu tư phát triển thêm thì không đúng. Vừa rồi Thủ tướng đã phê chuẩn chiến lược phát triển vận tải hành khách công cộng, giao cho các tỉnh, thành phố làm. Hà Nội và Tp.HCM, mỗi thành phố sẽ mua thêm 1.000 xe bus. Bộ Tài chính cũng đã quyết định giảm thuế để nhập loại xe này về, hai thành phố cũng sẽ triển khai ngay loại hình xe bus nhỏ trong năm 2012 để người dân từ trục nhỏ ra trục lớn, hình thành mạng lưới xe bus. Còn tàu điện ngầm, tàu điện trên cao cũng đang triển khai nhưng chưa thể hình thành ngay trong ngày một ngày hai được.
Trước mắt, phí hạn chế phương tiện chắc chắn sẽ có tác dụng. Nói đánh phí mà mức tăng phương tiện không giảm thì tôi không tin. Người dân có nhu cầu đi thì vẫn phải đi nhưng lúc đó sẽ buộc phải lựa chọn phương tiện hợp lý nhất, tuyến đường thích hợp nhất, thậm chí phải đi bộ. Khoảng cách 500 m đến 1 km từ nhà ra chợ hiện vẫn cứ xe máy nhưng tới đây vỉa hè thông thoáng sẽ khuyến khích người dân đi bộ. Đi chợ như vậy vẫn phóng xe máy để rồi tối về lại đi bộ hằng cây số tập thể dục thì rất vô lý.
Đặt vấn đề lấy ý kiến nhân dân, nếu phần lớn đều phản đối thì sao, thưa ông?
Chắc chắn phải tiếp thu những ý kiến ấy, phải cân nhắc cho kỹ. Việc này cũng phải đưa ra để Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, cơ quan quản lý chỉ đề xuất. Vấn đề bây giờ là tiếp thu ý kiến người dân đến đâu, như thu thế nào, mức thu bao nhiêu, thu ở đâu, đối tượng nào là chủ yếu. Còn việc thu thì chắc chắn phải thu vì các nước trên thế giới đều vậy.