EVN kêu thiếu vốn nghiêm trọng

Xuân Hương
Chia sẻ

Theo Tập đoàn Điện lực (EVN), nguồn vốn tự có của Tập đoàn đang thiếu nghiêm trọng so với kế hoạch

Tổng cộng trong năm 2008, EVN cho biết có nguy cơ thiếu 9.046,55 tỷ đồng vốn vay và trái phiếu.
Tổng cộng trong năm 2008, EVN cho biết có nguy cơ thiếu 9.046,55 tỷ đồng vốn vay và trái phiếu.
Theo Tập đoàn Điện lực (EVN), nguồn vốn tự có của Tập đoàn đang thiếu nghiêm trọng so với kế hoạch.

Trong báo cáo mới nhất tại cuộc họp ban chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện 6, EVN cho biết: nguồn vốn huy động cho đầu tư xây dựng của EVN đang gặp rất nhiều khó khăn do mặt bằng lãi suất, giá vật tư thiết bị và sự đi xuống của thị trường chứng khoán.

Cụ thể: tổng cộng nguồn vốn tự có của Tập đoàn giảm 3.769 tỷ đồng, chỉ còn 8.160 tỷ đồng so với kế hoạch đầu năm là 11.929 tỷ. Trong đó, nguồn thu từ cổ phần hóa giảm mạnh: chỉ còn 1.000 tỷ đồng so với 7.267 tỷ đồng dự kiến đầu năm.

Do thiếu tính thanh khoản, nhiều ngân hàng thương mại ngừng giải ngân những khoản vay đã có hợp đồng, và EVN có nguy cơ không giải ngân được tổng cộng 3.938 tỷ đồng vốn tín dụng trong nước.

Khả năng thiếu vốn vay nước ngoài, chưa kể dự án Hải Phòng 2 và Quảng Ninh 2, cũng lên tới 1.108,55 tỷ đồng.

Tổng cộng trong năm 2008, Tập đoàn có nguy cơ thiếu 9.046,55 tỷ đồng vốn vay và trái phiếu.

Việc ký quỹ mở L/C nhập khẩu, theo EVN, cũng đang gây khó cho Tập đoàn. Cụ thể, Thủ tướng đã cho phép các ngân hàng thương mại trong nước cho EVN vay vượt 15% vốn điều lệ. Tuy nhiên, khi mở L/C thanh toán có giá trị lớn, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu EVN phải có hợp đồng vay vốn nước ngoài đảm bảo thanh toán hoặc nếu chưa thu xếp được vốn vay nước ngoài thì yêu cầu EVN phải ký quỹ tối thiểu bằng 70% giá trị L/C.

Hiện, EVN đang phải ký quỹ 2.800 tỷ đồng để mở L/C thanh toán hợp đồng thiết bị cơ điện thủy điện Sơn La. Theo EVN, đây là khó khăn lớn với Tập đoàn trong tình hình tài chính hiện nay.

EVN cũng cho biết, mặc dù Tập đoàn đã nghiêm túc thực hiện kiềm chế lạm phát, tiến hành rà soát các danh mục công trình trong kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2008, dự kiến năm 2008 có thể đình hoãn được khoảng trên 370 hạng mục công trình với giá trị vốn 1.235 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tính trên tổng số 43.130 tỷ đồng đầu tư của Tập đoàn thì con số này chỉ chiếm 2,86%. Bởi, các công trình đầu tư của Tập đoàn hầu hết là các công trình nguồn và lưới điện theo quy hoạch được duyệt để đáp ứng nhu cầu phụ tải, việc giãn tiến độ các công trình này có nguy cơ thiếu điện trong những năm tới.

Do thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vốn cho đầu tư năm 2008, EVN cảnh báo điều này sẽ dẫn tới nguy cơ đình trệ các dự án vì không đủ tiền thanh toán cho khối lượng thực hiện của các nhà thầu.

Cụ thể: nhu cầu giải ngân vốn vay tín dụng thương mại trong nước cho 10 dự án thủy điện (Bản Vẽ, Buôn Kuốp, Srepok 3, Sông Tranh2, SeSan 4, A Vương, An Khê - KaNak, Sông Ba Hạ, Đồng Nai 3) và Uông Bí mở rộng 1 từ nay đến cuối năm còn 2.868 tỷ đồng.

Theo EVN, toàn bộ số vốn này nếu không giải ngân được đồng nghĩa với việc tiến độ của 10 dự án thủy điện sẽ bị lùi tối thiểu 1 năm. Tổng công suất 10 nhà máy này là 2.443 MW, tương đương với gần 11 tỷ kWh/ năm.

Đặc biệt, trong trường hợp toàn bộ lượng vốn vay 3.938 tỷ đồng thương mại trong nước không thể giải ngân và thu xếp được thì ngoài việc 10 dự án thủy điện nêu trên chậm tối thiểu 1 năm, EVN cũng sẽ không đủ khả năng triển khai tiếp các dự án Huội Quảng – Bản Chát (780MW). EVN đánh giá, việc lùi tiến độ ít nhất một năm của hai dự án này sẽ làm thiếu hụt trên 3 tỷ kWh điện/ năm.

Trước tình hình này, EVN cũng vừa mới có buổi làm việc với bốn ngân hàng thương mại Vietcombank, ViettinBank, BIDV, Agribank về vấn đề đảm bảo giải ngân các hợp đồng tín dụng đã ký cho các dự án đang thi công.

Tuy nhiên, các ngân hàng khẳng định nguồn vốn hiện nay rất eo hẹp và đề nghị EVN giãn tiến độ thi công, chỉ ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm. Các ngân hàng cũng chưa cho biết mức vốn có thể giải ngân từ nay tới cuối năm và đồng loạt đề nghị EVN tăng lãi suất vay.

Với tình hình trên, EVN cho rằng: các dự án sẽ có nguy cơ đình trệ hết và sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đến việc đảm bảo điện năm 2008, 2009 và các năm sau.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con