“EVN không đầu tư dàn trải”
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói về tình hình đầu tư "ngoài ngành" của tập đoàn này
Ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nói về tình hình đầu tư "ngoài ngành" của tập đoàn này.
Chính phủ đang yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước không được đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính nhưng EVN vừa lập Công ty Tài chính EVN (EVN Finance). Ông giải thích điều này như thế nào?
EVN đã trình Chính phủ cho phép thành lập EVN Finance với mục tiêu chủ yếu là làm một trong những đầu mối tài chính để thu xếp vốn cho các dự án điện. Vì vậy, EVN Finance được lập ra nhằm mục đích thực hiện kêu gọi đầu tư vào các dự án ngành điện chứ không phải đầu tư ra bên ngoài.
Hiện EVN Finance đã được cấp phép với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, đầu tháng 9/2008 sẽ chính thức hoạt động.
EVN luôn kêu thiếu vốn mà lại có tiền lập công ty con, thưa ông?
Hiện EVN đang thực hiện một loạt các dự án điện do Chính phủ với vai trò chủ trì và đầu tư. Tổng vốn đầu tư cần cho những dự án này khoảng 800.000 tỷ đồng và EVN đã thu xếp được khoảng 200.000 tỷ đồng, còn thiếu khoảng 600.000 tỷ đồng.
Trong số thiếu này, một phần sẽ được huy động từ các cổ đông, phần còn lại sẽ được vay từ các tổ chức quốc tế. Trong đợt thu xếp vốn này EVN Finance sẽ tham gia cả hai mảng: trực tiếp tham gia huy động vốn từ các tổ chức ủy thác đầu tư và hợp tác với các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước để đứng ra thu xếp vốn cho dự án.
Có thể EVN sẽ giao EVN Finance giữ vai trò đầu mối làm việc với các tổ chức trong và ngoài nước để thu xếp các khoản vốn cho các dự án điện.
Ngoài ra, EVN Finance còn làm gì nữa, thưa ông?
EVN Finance còn có chức năng tư vấn đầu tư vì EVN Finance xuất phát từ EVN nên có lợi thế về thông tin về kinh tế tài chính trong sản xuất kinh doanh điện, cũng như phân tích về kinh tế, tài chính đối với các dự án điện. Chúng tôi xác định EVN Finance sẽ trở thành một công ty tư vấn hàng đầu cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực điện lực.
Điều này có đồng nghĩa với việc EVN đang lấn sâu vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng không, thưa ông?
Thực ra chức năng của ngân hàng là tổ chức bán lẻ, còn công ty tài chính là thực hiện khâu bán buôn và có những chuyên ngành đòi hỏi sự chuyên sâu. EVN Finance sẽ chuyên môn hóa và đi sâu vào huy động vốn với quy mô lớn.
Khi thu xếp những dự án lớn, EVN Finance sẽ là đầu mối cung cấp các thông tin cho các nhà đầu tư để họ có đủ thông tin quyết định tham gia vào dự án. EVN Finance cũng sẽ là đầu mối tham mưu cho tập đoàn để với từng dự án phương án chúng tôi đưa ra là tối ưu nhất và đạt được hiệu quả cao.
Nhưng dù sao thì EVN cũng đang có cổ phần lớn ở ABBank rồi!
Hiện EVN đang nắm 30% cổ phần của ABBank và trong thời gian tới chúng tôi không có ý định tăng thêm cổ phần ở ABBank.
Hiện nay, chúng tôi cũng đã thống nhất với ABBank lựa chọn thêm một số cổ đông chiến lược nước ngoài nữa để tăng vốn điều lệ và tăng thêm sức mạnh của ABBank. Điều đó đồng nghĩa với tỷ lệ của EVN ở ABBank sẽ tương ứng giảm dần khi có cổ đông chiến lược mới.
Một số ý kiến e ngại rằng thông qua EVN Finance, EVN sẽ cụ thể hóa được những dự án đầu tư ra ngoài ngành chính của mình. Ông giải thích như thế nào?
Nếu nói đầu tư dàn trải là không đúng. Hiện EVN đang đầu tư rất tập trung vào các công trình điện. Tỷ lệ đầu tư của EVN sang các mảng kinh doanh khác chiếm chưa đầy 3%. Những ngành nghề mà EVN đầu tư chủ yếu tập trung vào các ngành để khai thác thêm một số thế mạnh của EVN, mặt khác dùng để hỗ trợ lại hoạt động sản xuất của EVN.
Liệu có sự bao biện nào không khi mà EVN tham gia cả lĩnh vực khu nghỉ dưỡng, viễn thông, bất động sản...?
Nhiều thông tin cho rằng EVN đang đầu tư vào khu resort ở khu Lăng Cô (Huế) với vốn đầu tư là 4.500 tỷ đồng là hoàn toàn không đúng sự thật.
Với dự án resort này chúng tôi đang thảo luận để thành lập một công ty cổ phần với vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, trong đó cổ phần của EVN chỉ chiếm khoảng 5-10%, còn lại các cổ đông chiến lược là cán bộ nhân viên của EVN tham gia. Công ty được thành lập ra sẽ có nhiệm vụ kêu gọi các đối tác nước ngoài đầu tư vào khu resort này.
Dù công ty này đã được thành lập nhưng đến nay EVN vẫn chưa góp vốn. EVN đã báo cáo với Chính phủ về dự án này.
Chính phủ đang yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước không được đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính nhưng EVN vừa lập Công ty Tài chính EVN (EVN Finance). Ông giải thích điều này như thế nào?
EVN đã trình Chính phủ cho phép thành lập EVN Finance với mục tiêu chủ yếu là làm một trong những đầu mối tài chính để thu xếp vốn cho các dự án điện. Vì vậy, EVN Finance được lập ra nhằm mục đích thực hiện kêu gọi đầu tư vào các dự án ngành điện chứ không phải đầu tư ra bên ngoài.
Hiện EVN Finance đã được cấp phép với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, đầu tháng 9/2008 sẽ chính thức hoạt động.
EVN luôn kêu thiếu vốn mà lại có tiền lập công ty con, thưa ông?
Hiện EVN đang thực hiện một loạt các dự án điện do Chính phủ với vai trò chủ trì và đầu tư. Tổng vốn đầu tư cần cho những dự án này khoảng 800.000 tỷ đồng và EVN đã thu xếp được khoảng 200.000 tỷ đồng, còn thiếu khoảng 600.000 tỷ đồng.
Trong số thiếu này, một phần sẽ được huy động từ các cổ đông, phần còn lại sẽ được vay từ các tổ chức quốc tế. Trong đợt thu xếp vốn này EVN Finance sẽ tham gia cả hai mảng: trực tiếp tham gia huy động vốn từ các tổ chức ủy thác đầu tư và hợp tác với các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước để đứng ra thu xếp vốn cho dự án.
Có thể EVN sẽ giao EVN Finance giữ vai trò đầu mối làm việc với các tổ chức trong và ngoài nước để thu xếp các khoản vốn cho các dự án điện.
Ngoài ra, EVN Finance còn làm gì nữa, thưa ông?
EVN Finance còn có chức năng tư vấn đầu tư vì EVN Finance xuất phát từ EVN nên có lợi thế về thông tin về kinh tế tài chính trong sản xuất kinh doanh điện, cũng như phân tích về kinh tế, tài chính đối với các dự án điện. Chúng tôi xác định EVN Finance sẽ trở thành một công ty tư vấn hàng đầu cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực điện lực.
Điều này có đồng nghĩa với việc EVN đang lấn sâu vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng không, thưa ông?
Thực ra chức năng của ngân hàng là tổ chức bán lẻ, còn công ty tài chính là thực hiện khâu bán buôn và có những chuyên ngành đòi hỏi sự chuyên sâu. EVN Finance sẽ chuyên môn hóa và đi sâu vào huy động vốn với quy mô lớn.
Khi thu xếp những dự án lớn, EVN Finance sẽ là đầu mối cung cấp các thông tin cho các nhà đầu tư để họ có đủ thông tin quyết định tham gia vào dự án. EVN Finance cũng sẽ là đầu mối tham mưu cho tập đoàn để với từng dự án phương án chúng tôi đưa ra là tối ưu nhất và đạt được hiệu quả cao.
Nhưng dù sao thì EVN cũng đang có cổ phần lớn ở ABBank rồi!
Hiện EVN đang nắm 30% cổ phần của ABBank và trong thời gian tới chúng tôi không có ý định tăng thêm cổ phần ở ABBank.
Hiện nay, chúng tôi cũng đã thống nhất với ABBank lựa chọn thêm một số cổ đông chiến lược nước ngoài nữa để tăng vốn điều lệ và tăng thêm sức mạnh của ABBank. Điều đó đồng nghĩa với tỷ lệ của EVN ở ABBank sẽ tương ứng giảm dần khi có cổ đông chiến lược mới.
Một số ý kiến e ngại rằng thông qua EVN Finance, EVN sẽ cụ thể hóa được những dự án đầu tư ra ngoài ngành chính của mình. Ông giải thích như thế nào?
Nếu nói đầu tư dàn trải là không đúng. Hiện EVN đang đầu tư rất tập trung vào các công trình điện. Tỷ lệ đầu tư của EVN sang các mảng kinh doanh khác chiếm chưa đầy 3%. Những ngành nghề mà EVN đầu tư chủ yếu tập trung vào các ngành để khai thác thêm một số thế mạnh của EVN, mặt khác dùng để hỗ trợ lại hoạt động sản xuất của EVN.
Liệu có sự bao biện nào không khi mà EVN tham gia cả lĩnh vực khu nghỉ dưỡng, viễn thông, bất động sản...?
Nhiều thông tin cho rằng EVN đang đầu tư vào khu resort ở khu Lăng Cô (Huế) với vốn đầu tư là 4.500 tỷ đồng là hoàn toàn không đúng sự thật.
Với dự án resort này chúng tôi đang thảo luận để thành lập một công ty cổ phần với vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, trong đó cổ phần của EVN chỉ chiếm khoảng 5-10%, còn lại các cổ đông chiến lược là cán bộ nhân viên của EVN tham gia. Công ty được thành lập ra sẽ có nhiệm vụ kêu gọi các đối tác nước ngoài đầu tư vào khu resort này.
Dù công ty này đã được thành lập nhưng đến nay EVN vẫn chưa góp vốn. EVN đã báo cáo với Chính phủ về dự án này.