“EVN không nên đi sâu vào kinh doanh”
Góc nhìn của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành về cuộc “tranh cãi” giữa EVN và các tập đoàn có nhà máy điện
Góc nhìn của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành về cuộc “tranh cãi” giữa EVN và các tập đoàn có nhà máy điện.
>>Có điện, muốn phát đâu có dễ! / EVN: Petro Vietnam bán điện lãi chứ không lỗ
Từ năm 1996 - 2001, ông Bùi Kiến Thành từng làm tư vấn tài chính cho Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và Tổng công ty Điện lực (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) tìm đối tác đầu tư, xây dựng và vận hành Nhà máy điện Phú Mỹ 2-2 (Bà Rịa, Vũng Tàu).
Phú Mỹ 2.2 là dự án nhà máy điện đầu tiên được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn nước ngoài khi Việt Nam tiến hành mời thầu với hồ sơ do Ngân hàng Thế giới xây dựng. Dự án này có công suất 720 MW với vốn đầu tư gần 500 triệu USD, được khai thác trong vòng 20 năm. Ông Thành và các cộng sự đã mất năm năm thương thảo để có được một một bản hợp đồng cung ứng điện chặt chẽ và hoàn chỉnh.
Trò chuyện với VnEconomy về việc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) “cáo buộc” EVN về việc không chịu mua hết sản lượng của các nhà máy điện trực thuộc như Cà Mau 1, Na Dương, Cao Ngạn, dẫn đến các nhà máy này bị thua lỗ trong khi tình hình thiếu điện vẫn xảy ra phổ biến, ông Thành đã đưa ra một số ý kiến khá thú vị xung quanh vấn đề này, dựa trên những kinh nghiệm của chính bản thân ông.
Ông nói:
- Khi tìm đối tác xây dựng Nhà máy điện Phú Mỹ 2-2, đầu bài được các cơ quan quản lý đưa ra cho chúng tôi là trong năm năm đầu đi vào hoạt động, Phú Mỹ 2-2 chỉ được cung cấp điện cho EVN với giá 4,2 UScent/kwh.
Khi chấm điểm cho các đơn vị bỏ thầu, chúng tôi đã rất chú trọng đến yếu tố này. Đây thực sự là một bài toán khó vì những năm đầu đi vào hoạt động các nhà máy thường có khấu hao cao nhất.
Công ty Năng lượng Mê Kông (MECO) đã trúng thầu xây dựng Phú Mỹ 2-2. Nhưng vẫn phải trải qua quá trình thương thảo rất dài trong nhiều năm, cuối cùng các bên mới đạt được các điều khoản trong hợp đồng, như: EVN cam kết với MECO sẽ trả phí cho công suất thiết kế, giá nhiên liệu, và đảm bảo công suất điện sử dụng hàng năm.
Nắm trong tay một hợp đồng chặt chẽ như thế, chủ đầu tư mới có thể thuyết phục được những đơn vị cung cấp vốn để xây dựng nhà máy. Như vậy, khi đi vào hoạt động các nhà máy này sẽ không rơi vào tình trạng bị động như các nhà máy khác hiện nay.
Sản lượng điện của các nhà máy thuộc các tập đoàn khác có thể giúp cho EVN đối phó với tình trạng thiếu điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Nhưng EVN chỉ mua khoảng 50 - 70% sản lượng của các đơn vị này, dẫn đến tình trạng điện vẫn bị cắt luân phiên ở nhiều nơi. Vậy theo quan điểm của ông, trách nhiệm của EVN nằm ở chỗ nào?
Thực tế chủ đầu tư các công trình này đều là những đơn vị “ngoại đạo” nên nhiều khi họ đã không lường hết được vấn đề. Họ có sẵn nhiên liệu nên đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy điện mà không có một hợp đồng rằng buộc chặt chẽ với khách hàng duy nhất của mình là EVN.
Khi hoạt động kinh doanh, ai cũng mong thu được lợi nhuận cao nhất, nên về lý, EVN không mua hết sản lượng của các nhà máy này do giá cao cũng là chuyện bình thường. Họ có quyền khai thác những nguồn cung cấp có giá phù hợp hơn.
Còn khi EVN để xảy ra tình trạng thiếu điện, đó là vấn đề trách nhiệm của EVN đối với Chính phủ và trách nhiệm dân sự của EVN đối với người tiêu dùng. Theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký giữa các bên nếu một bên vi phạm, gây tổn thất cho bên kia thì bên bị hại có quyền đưa đơn kiện, đòi bồi thường.
Tôi nghĩ đây là bài toán kinh tế, và không thể giải quyết bằng biện pháp hành chính được.
Trong Luật Điện lực - có hiệu lực từ ngày 1/7/2005 - có khuyến khích các thành phần tham gia vào sản xuất điện, cung ứng điện. Vậy sự kiện trên liệu có tạo nên tâm lý kém “hào hứng” cho các chủ đầu tư khi tham gia vào lĩnh vực này?
Hiện nay EVN vẫn là đơn vị am hiểu nhất về thiết kế, xây dựng vận hành các nhà máy điện ở Việt Nam. Theo tôi nên để đơn vị này thực hiện các dự án sản xuất điện, sau đó cổ phần hoá hoặc chuyển giao cho những đơn vị có khả năng đảm nhận. Như thế vừa có những sự đảm bảo nào đó, vừa có thêm vốn để xây dựng các công trình khác.
Sau này, khi các đơn vị đã đủ lớn mạnh để đảm nhiệm công việc thì EVN chỉ nên giữ vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về điện năng. EVN chỉ cần quản lý vấn đề truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành những nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh.
EVN không nên đi sâu vào kinh doanh như hiện nay. Phần việc đó sẽ được chia sẻ cho các đơn vị có năng lực.
>>Có điện, muốn phát đâu có dễ! / EVN: Petro Vietnam bán điện lãi chứ không lỗ
Từ năm 1996 - 2001, ông Bùi Kiến Thành từng làm tư vấn tài chính cho Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và Tổng công ty Điện lực (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) tìm đối tác đầu tư, xây dựng và vận hành Nhà máy điện Phú Mỹ 2-2 (Bà Rịa, Vũng Tàu).
Phú Mỹ 2.2 là dự án nhà máy điện đầu tiên được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn nước ngoài khi Việt Nam tiến hành mời thầu với hồ sơ do Ngân hàng Thế giới xây dựng. Dự án này có công suất 720 MW với vốn đầu tư gần 500 triệu USD, được khai thác trong vòng 20 năm. Ông Thành và các cộng sự đã mất năm năm thương thảo để có được một một bản hợp đồng cung ứng điện chặt chẽ và hoàn chỉnh.
Trò chuyện với VnEconomy về việc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) “cáo buộc” EVN về việc không chịu mua hết sản lượng của các nhà máy điện trực thuộc như Cà Mau 1, Na Dương, Cao Ngạn, dẫn đến các nhà máy này bị thua lỗ trong khi tình hình thiếu điện vẫn xảy ra phổ biến, ông Thành đã đưa ra một số ý kiến khá thú vị xung quanh vấn đề này, dựa trên những kinh nghiệm của chính bản thân ông.
Ông nói:
- Khi tìm đối tác xây dựng Nhà máy điện Phú Mỹ 2-2, đầu bài được các cơ quan quản lý đưa ra cho chúng tôi là trong năm năm đầu đi vào hoạt động, Phú Mỹ 2-2 chỉ được cung cấp điện cho EVN với giá 4,2 UScent/kwh.
Khi chấm điểm cho các đơn vị bỏ thầu, chúng tôi đã rất chú trọng đến yếu tố này. Đây thực sự là một bài toán khó vì những năm đầu đi vào hoạt động các nhà máy thường có khấu hao cao nhất.
Công ty Năng lượng Mê Kông (MECO) đã trúng thầu xây dựng Phú Mỹ 2-2. Nhưng vẫn phải trải qua quá trình thương thảo rất dài trong nhiều năm, cuối cùng các bên mới đạt được các điều khoản trong hợp đồng, như: EVN cam kết với MECO sẽ trả phí cho công suất thiết kế, giá nhiên liệu, và đảm bảo công suất điện sử dụng hàng năm.
Nắm trong tay một hợp đồng chặt chẽ như thế, chủ đầu tư mới có thể thuyết phục được những đơn vị cung cấp vốn để xây dựng nhà máy. Như vậy, khi đi vào hoạt động các nhà máy này sẽ không rơi vào tình trạng bị động như các nhà máy khác hiện nay.
Sản lượng điện của các nhà máy thuộc các tập đoàn khác có thể giúp cho EVN đối phó với tình trạng thiếu điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Nhưng EVN chỉ mua khoảng 50 - 70% sản lượng của các đơn vị này, dẫn đến tình trạng điện vẫn bị cắt luân phiên ở nhiều nơi. Vậy theo quan điểm của ông, trách nhiệm của EVN nằm ở chỗ nào?
Thực tế chủ đầu tư các công trình này đều là những đơn vị “ngoại đạo” nên nhiều khi họ đã không lường hết được vấn đề. Họ có sẵn nhiên liệu nên đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy điện mà không có một hợp đồng rằng buộc chặt chẽ với khách hàng duy nhất của mình là EVN.
Khi hoạt động kinh doanh, ai cũng mong thu được lợi nhuận cao nhất, nên về lý, EVN không mua hết sản lượng của các nhà máy này do giá cao cũng là chuyện bình thường. Họ có quyền khai thác những nguồn cung cấp có giá phù hợp hơn.
Còn khi EVN để xảy ra tình trạng thiếu điện, đó là vấn đề trách nhiệm của EVN đối với Chính phủ và trách nhiệm dân sự của EVN đối với người tiêu dùng. Theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký giữa các bên nếu một bên vi phạm, gây tổn thất cho bên kia thì bên bị hại có quyền đưa đơn kiện, đòi bồi thường.
Tôi nghĩ đây là bài toán kinh tế, và không thể giải quyết bằng biện pháp hành chính được.
Trong Luật Điện lực - có hiệu lực từ ngày 1/7/2005 - có khuyến khích các thành phần tham gia vào sản xuất điện, cung ứng điện. Vậy sự kiện trên liệu có tạo nên tâm lý kém “hào hứng” cho các chủ đầu tư khi tham gia vào lĩnh vực này?
Hiện nay EVN vẫn là đơn vị am hiểu nhất về thiết kế, xây dựng vận hành các nhà máy điện ở Việt Nam. Theo tôi nên để đơn vị này thực hiện các dự án sản xuất điện, sau đó cổ phần hoá hoặc chuyển giao cho những đơn vị có khả năng đảm nhận. Như thế vừa có những sự đảm bảo nào đó, vừa có thêm vốn để xây dựng các công trình khác.
Sau này, khi các đơn vị đã đủ lớn mạnh để đảm nhiệm công việc thì EVN chỉ nên giữ vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về điện năng. EVN chỉ cần quản lý vấn đề truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành những nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh.
EVN không nên đi sâu vào kinh doanh như hiện nay. Phần việc đó sẽ được chia sẻ cho các đơn vị có năng lực.