Giá xăng không kịp tác động đến chỉ số giá tháng 7
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tại Tp.HCM và Hà Nội đã giảm mạnh
Những số liệu mà ngành thống kê công bố mới đây cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7/2008 so với tháng trước tại Tp.HCM ước tính chỉ tăng ở mức 0,54%, Hà Nội tăng 1,65%.
Con số tương ứng của hai thành phố này tháng trước lần lượt là 2,37% và 2,39%.
Tăng 0,54%, CPI tháng 7 tại Tp.HCM đã xuống mức tương đương của những tháng mà chỉ số giá tăng thấp trong một số năm gần đây.
Với một số tỉnh thông báo chỉ số CPI ước tính dưới 1%, nhiều nhà phân tích còn cho rằng CPI cả nước tháng này sẽ không vượt 1,4%.
Tác động mạnh đến xu hướng giảm giá tiêu dùng trong tháng 7 là từ sự phục hồi trong một số phiên của thị trường chứng khoán, tạo lực hút tương đối mạnh tiền đồng đang lưu thông trên thị trường.
Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng, nhập siêu ước tính trong tháng 7 này cũng chỉ vào khoảng 700 triệu USD, là tháng nhập siêu thấp nhất kể từ đầu năm. Như vậy, yếu tố nhập khẩu lạm phát cũng được triệt tiêu đáng kể.
Quay trở lại với nguyên nhân giảm mạnh chỉ số giá tháng này. Giải thích cho sự “giảm sâu” của CPI tháng 7, một chuyên gia ngành thống kê cho biết Tp.HCM có một chu kỳ giảm tốc độ tăng giá tiêu dùng do “loại” được yếu tố tăng giá do lương thực. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng này chỉ tăng 0,11%.
Trong 10 nhóm hàng hóa dịch vụ tính CPI, trong tháng này, Tp.HCM chỉ có 3 nhóm tăng trên 1% là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép (tăng 2,17%), nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (1,93%) và thuốc, dịch vụ y tế (1,38%).
Phía trung tâm chính trị của cả nước, trái lại có tới 2 nhóm mặt hàng tăng giá trên 2% là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng ( tăng 2,01%), và nhóm văn hóa, giải trí, du lịch (tăng 2,36%).
6 nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng trên 1% và chỉ có 2 nhóm là giao thông, bưu chính viễn thông và may mặc, mũ nón, giày dép tăng dưới 1%.
Tuy nhiên, trong khi Tổng cục Thống kê đang hoàn thành báo cáo về CPI cả nước trong tháng 7, vào sáng 21/7, giá xăng đã chính thức được niêm yết ở mức 19.000 đồng/lít.
Theo nhận định của lãnh đạo Bộ Tài chính trong cuộc họp báo sáng cùng ngày, tác động trực tiếp từ việc tăng giá xăng đến tốc độ tăng giá tiêu dùng trong tháng tới sẽ vào khoảng 0,5% đến 0,7%.
Như vậy, tốc độ tăng CPI cả nước trong tháng 8 có thể sẽ khó duy trì xu hướng giảm như đã thực hiện được trong hai tháng 6 và 7.
Con số tương ứng của hai thành phố này tháng trước lần lượt là 2,37% và 2,39%.
Tăng 0,54%, CPI tháng 7 tại Tp.HCM đã xuống mức tương đương của những tháng mà chỉ số giá tăng thấp trong một số năm gần đây.
Với một số tỉnh thông báo chỉ số CPI ước tính dưới 1%, nhiều nhà phân tích còn cho rằng CPI cả nước tháng này sẽ không vượt 1,4%.
Tác động mạnh đến xu hướng giảm giá tiêu dùng trong tháng 7 là từ sự phục hồi trong một số phiên của thị trường chứng khoán, tạo lực hút tương đối mạnh tiền đồng đang lưu thông trên thị trường.
Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng, nhập siêu ước tính trong tháng 7 này cũng chỉ vào khoảng 700 triệu USD, là tháng nhập siêu thấp nhất kể từ đầu năm. Như vậy, yếu tố nhập khẩu lạm phát cũng được triệt tiêu đáng kể.
Quay trở lại với nguyên nhân giảm mạnh chỉ số giá tháng này. Giải thích cho sự “giảm sâu” của CPI tháng 7, một chuyên gia ngành thống kê cho biết Tp.HCM có một chu kỳ giảm tốc độ tăng giá tiêu dùng do “loại” được yếu tố tăng giá do lương thực. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng này chỉ tăng 0,11%.
Trong 10 nhóm hàng hóa dịch vụ tính CPI, trong tháng này, Tp.HCM chỉ có 3 nhóm tăng trên 1% là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép (tăng 2,17%), nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (1,93%) và thuốc, dịch vụ y tế (1,38%).
Phía trung tâm chính trị của cả nước, trái lại có tới 2 nhóm mặt hàng tăng giá trên 2% là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng ( tăng 2,01%), và nhóm văn hóa, giải trí, du lịch (tăng 2,36%).
6 nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng trên 1% và chỉ có 2 nhóm là giao thông, bưu chính viễn thông và may mặc, mũ nón, giày dép tăng dưới 1%.
Tuy nhiên, trong khi Tổng cục Thống kê đang hoàn thành báo cáo về CPI cả nước trong tháng 7, vào sáng 21/7, giá xăng đã chính thức được niêm yết ở mức 19.000 đồng/lít.
Theo nhận định của lãnh đạo Bộ Tài chính trong cuộc họp báo sáng cùng ngày, tác động trực tiếp từ việc tăng giá xăng đến tốc độ tăng giá tiêu dùng trong tháng tới sẽ vào khoảng 0,5% đến 0,7%.
Như vậy, tốc độ tăng CPI cả nước trong tháng 8 có thể sẽ khó duy trì xu hướng giảm như đã thực hiện được trong hai tháng 6 và 7.