Giám sát tối cao: Đầu tư công vào tầm ngắm
Nhiều ý kiến đề nghị giám sát việc thực hiện quy định về lãi suất cơ bản tại các ngân hàng
Nhất trí đưa đầu tư công vào dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2012, song xác định phạm vi đến mức độ nào vẫn là vấn đề chưa thể chốt tại phiên họp sáng 14/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Giám sát về đầu tư công, trong đó có tình hình cắt giảm, việc đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương dẫn đến tăng nợ công của quốc gia… là nội dung nằm trong kiến nghị từ các đoàn đại biểu Quốc hội.
Đồng tình lựa chọn giám sát chuyên đề thực hiện chính sách về đầu tư công, nhiều ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là vấn đề rất lớn, song việc thực hiện còn nhiều yếu kém dẫn đến hiệu quả thấp.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển và một số ý kiến còn băn khoăn vì lĩnh vực này quá rộng. Một số nội dung liên quan đến sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ hay sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cũng đã được giám sát tại các khóa Quốc hội trước.
Nhấn mạnh sự ủng hộ giám sát đầu tư công, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện phân tích, đây là lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ với sự lành mạnh của nền tài chính và đời sống dân sinh nên cần có sự giám sát toàn diện chứ không chỉ ở từng lĩnh vực.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cần gói lại cho gọn hơn để có thể giám sát sâu. Có thể giám sát về đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chủ tịch gợi ý.
Bên cạnh chuyên đề đầu tư công, thực hiện chính sách pháp luật về đất đai và quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng là các nội dung được dự kiến trình Quốc hội quyết định cho chương trình giám sát của năm sau.
Tập hợp các kiến nghị giám sát từ các cơ quan của Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội cũng cho thấy có đến 40 nội dung thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách. Trong đó có đề nghị giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về chính sách tiền tệ, chấp hành pháp luật trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, cho vay tín dụng đối với các ngân hàng thương mại…
Việc thực hiện quy định về lãi suất cơ bản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định tại Bộ Luật dân sự, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng... cũng được đề nghị đưa vào chương trình giám sát.
Tại kỳ họp thứ hai khai mạc vào giữa tuần sau, Quốc hội sẽ thảo luận và quyết định các chuyên đề giám sát tối cao của năm 2012.
Giám sát về đầu tư công, trong đó có tình hình cắt giảm, việc đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương dẫn đến tăng nợ công của quốc gia… là nội dung nằm trong kiến nghị từ các đoàn đại biểu Quốc hội.
Đồng tình lựa chọn giám sát chuyên đề thực hiện chính sách về đầu tư công, nhiều ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là vấn đề rất lớn, song việc thực hiện còn nhiều yếu kém dẫn đến hiệu quả thấp.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển và một số ý kiến còn băn khoăn vì lĩnh vực này quá rộng. Một số nội dung liên quan đến sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ hay sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cũng đã được giám sát tại các khóa Quốc hội trước.
Nhấn mạnh sự ủng hộ giám sát đầu tư công, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện phân tích, đây là lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ với sự lành mạnh của nền tài chính và đời sống dân sinh nên cần có sự giám sát toàn diện chứ không chỉ ở từng lĩnh vực.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cần gói lại cho gọn hơn để có thể giám sát sâu. Có thể giám sát về đầu tư công cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chủ tịch gợi ý.
Bên cạnh chuyên đề đầu tư công, thực hiện chính sách pháp luật về đất đai và quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng là các nội dung được dự kiến trình Quốc hội quyết định cho chương trình giám sát của năm sau.
Tập hợp các kiến nghị giám sát từ các cơ quan của Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội cũng cho thấy có đến 40 nội dung thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách. Trong đó có đề nghị giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về chính sách tiền tệ, chấp hành pháp luật trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, cho vay tín dụng đối với các ngân hàng thương mại…
Việc thực hiện quy định về lãi suất cơ bản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định tại Bộ Luật dân sự, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng... cũng được đề nghị đưa vào chương trình giám sát.
Tại kỳ họp thứ hai khai mạc vào giữa tuần sau, Quốc hội sẽ thảo luận và quyết định các chuyên đề giám sát tối cao của năm 2012.