"Giữ cánh” cho hàng không Việt: Cần một bộ giải pháp tổng thể và hợp lý

Chia sẻ

PGS. TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Đại học Kinh tế Tp.HCM chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến “Giải pháp cấp bách về vốn để "giữ cánh" cho hàng không Việt”...

PGS. TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Đại học Kinh tế Tp.HCM.
PGS. TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Đại học Kinh tế Tp.HCM.

Câu chuyện giải cứu một doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty cổ phần hoặc các doanh nghiệp tư nhân sẽ đụng đến vấn đề rất nhạy cảm đó là liệu chúng ta có đang lấy tiền dân nộp thuế để đi giải cứu một cơ chế thị trường hay không?

Theo PGS. TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, muốn vượt qua điểm “nhạy cảm” này thì các nhà hoạch định chính sách và các nhà lập pháp buộc phải đẩy tiền đi một vòng rộng hơn.

Giải thích thêm, ông Bảo cho biết, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết đồng ý cho Ngân hàng Nhà nước bơm tiền đến các ngân hàng thương mại thông qua tái cấp vốn 0%, không tài sản bảo đảm để cho Vietnam Airlines vay.

Tuy nhiên, ông Bảo cũng kiến nghị rằng, muốn tiếp cận được nguồn tiền hỗ trợ từ ngân sách, Vietnam Airlines hay các hãng bay khác cũng phải có những điều kiện ràng buộc nhất định như cắt giảm chi phí tiền lương, chi phí nhân công, tái cấu trúc bộ máy doanh nghiệp… nhằm tự cân đối tài chính.

Ngoài ra, ngành hàng không cũng phải lập kế hoạch cả ngắn hạn và trung dài hạn, phải cho mọi người nhìn thấy rằng, khi dịch bệnh được kiểm soát, mình sẵn sàng hoạt động với năng suất gấp đôi, gấp ba để bù lại những mất mát trong quá khứ và xứng đáng với khoản hỗ trợ nhận được.

Về vấn đề lãi suất, vị chuyên gia này cho rằng, Nhà nước không nên chốt cứng mà có thể thả nổi giống như sản phẩm phái sinh tài chính. Nghĩa là lãi suất phụ thuộc vào khả năng phục hồi của nền kinh tế cũng như doanh nghiệp, nếu hồi phục tốt thì lãi cao, chưa thể phục hồi ngay thì lãi vừa phải. Hiểu đơn giản, phải làm sao cho mọi người cảm thấy công bằng với ngân sách đã vay, công bằng với tiền thuế của dân.

Mặt khác, việc SCIC bơm tiền để mua cổ phiếu Vietnam Airlines nói riêng hay ngành hàng không nói chung là việc rất bình thường. Trên thế giới, mỗi khi doanh nghiệp lớn gặp khó khăn, Chính phủ đứng ra quốc hữu hóa một phần vốn để giải cứu ngành đó không hiếm gặp. Song, SCIC cần có lộ trình thoái vốn rõ ràng, để tính kỷ cương ngân sách phải được tôn trọng.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con