“Hầu hết dân Từ Liêm vui mừng với việc lập hai quận mới”
Trưởng ban Tuyên giáo huyện Từ Liêm lý giải sự cần thiết phải thành lập hai quận mới
Việc lấy ý kiến nhân dân về việc thành lập hai quận mới trong mấy ngày qua chỉ là “đỉnh điểm”, còn thực chất việc thăm dò dư luận đã được huyện Từ Liêm tổ chức từ năm 2006.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Việt, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Từ Liêm tại buổi họp báo giới thiệu đề án và giải đáp những thắc mắc xung quanh việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện này thành hai quận mới, chiều 2/12.
Lý giải cụ thể hơn về sự cần thiết phải thành lập hai quận mới trên cơ sở địa giới hành chính của huyện Từ Liêm, ông Việt cho biết, với hiện trạng đô thi hoá và tốc độ xây dựng đô thị cao như hiện nay, nếu cứ để Từ Liêm là một đơn vị hành chính cấp huyện sẽ khó quản lý và không còn phù hợp.
Chính vì vậy, sau khi được Thường trực Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương, huyện Từ Liêm đã đôn đốc các đơn vị khẩn trương hoàn thành đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện thành hai quận và 23 phường mới. Cùng với đó, huyện cũng gấp rút hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân để thống nhất một số nội dung quan trọng trong đề án, đặc biệt là tên gọi hai quận mới.
Trả lời một số câu hỏi của báo giới liên quan đến tên gọi cũng như cơ cấu nhân sự, bộ máy và cơ sở vật chất của hai quận mới, đại diện huyện Từ Liêm cho hay, việc điều chỉnh địa giới hành chính từ một huyện sang hai quận thì việc bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ… đương nhiên sẽ tăng lên. Tuy nhiên mọi công đoạn và số lượng phải theo quy định của pháp luật và huyện sẽ trình cấp thẩm quyền phê duyệt để đảm bảo bộ máy chính quyền của hai quận mới hoạt động tốt.
“Hiện Thường vụ Huyện uỷ chưa bàn về bộ máy cán bộ, song chắc chắn các đồng chí cán bộ hiện tại được dân bầu vẫn được ở lại đơn vị hành chính đã được dân bầu trước đó”, ông Việt nói.
Liên quan đến việc đặt tên hai quận mới, đại diện lãnh đạo huyện Từ Liêm cho biết, trước khi xây dựng đề án cũng đã có nhiều phương án về tên gọi, trong đó có phương án ưu tiên là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
Bởi lẽ, với phương án thành lập quận Từ Liêm và Mỹ Đình hay Từ Liêm và Tây Thăng Long sau khi xem xét đều không khả thi. Trong khi đó, sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, tên gọi Từ Liêm đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, là truyền thống mà người dân đã dày công vun đắp, là kết quả chung của toàn người dân Từ Liêm, nên cả hai quận mới phải cùng được thừa hưởng truyền thống của huyện.
Với phương án quận Mỹ Đình, ông Việt cho biết, tên gọi Mỹ Đình cũng đã được đặt ra bởi nó cũng đã tạo được khá nhiều dấu ấn với nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, qua nắm bắt dư luận xã hội là không thoả đáng, vì các xã còn lại không thống nhất do Mỹ Đình hiện cũng chỉ là tên của một xã. Do vậy, phương án này cuối cùng cũng không được đưa vào đề án.
Đối với phương án quận Tây Thăng Long cũng được đưa ra, nhưng cuối cùng cũng không thoả đáng vì Thăng Long là tên cũ của Thủ đô.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy về thời gian lấy ý kiến nhân dân chỉ trong vài ngày nghỉ cuối tuần trước khi trình Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua, đại diện lãnh đạo huyện Từ Liêm cho biết, huyện đã bắt đầu xây dựng đề án từ 2006 và trên thực tế thông tin này đã đến với người dân từ thời điểm đó. Nhưng do yếu tố khách quan, việc triển khai đề án phải hoãn.
Do vậy, việc lấy ý kiến nhân dân trong thời gian này gần như là “đỉnh cao” của việc lấy ý kiến, còn thực chất việc lấy ý kiến đã được khởi động và thực hiện trong nhiều năm qua. “Đáng mừng là hầu hết người dân Từ Liêm đều vui mừng, phấn khởi và thống nhất việc thành lập hai quận mới”.
Liên quan đến việc xây dựng trụ sở các cơ quan, cơ sở vật chất của hai quận mới, ông Việt cho biết, trụ sở của quận Nam Từ Liêm sẽ sử dụng trụ sở, cơ sở vật chất của huyện Từ Liêm hiện tại. Còn huyện Bắc Từ Liêm sẽ được bố trí xây dựng trên mặt đường Văn Tiến Dũng, gần nhà văn hoá của huyện Từ Liêm hiện nay. Một số cơ sở vật chất khác như trường học, bệnh viện…thì cả hai quận sẽ được xây mới.
Những vấn đề khác liên quan đến giấy tờ, hồ sơ của người dân tại hai quận mới tất nhiên cũng phải thay đổi và sẽ được các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi cấp đổi.
Theo đại diện lãnh đạo huyện Từ Liêm, dự kiến việc điều chỉnh khả năng sẽ được thực hiện chính thức vào đầu quý 3/2014.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Việt, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Từ Liêm tại buổi họp báo giới thiệu đề án và giải đáp những thắc mắc xung quanh việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện này thành hai quận mới, chiều 2/12.
Lý giải cụ thể hơn về sự cần thiết phải thành lập hai quận mới trên cơ sở địa giới hành chính của huyện Từ Liêm, ông Việt cho biết, với hiện trạng đô thi hoá và tốc độ xây dựng đô thị cao như hiện nay, nếu cứ để Từ Liêm là một đơn vị hành chính cấp huyện sẽ khó quản lý và không còn phù hợp.
Chính vì vậy, sau khi được Thường trực Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương, huyện Từ Liêm đã đôn đốc các đơn vị khẩn trương hoàn thành đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện thành hai quận và 23 phường mới. Cùng với đó, huyện cũng gấp rút hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân để thống nhất một số nội dung quan trọng trong đề án, đặc biệt là tên gọi hai quận mới.
Trả lời một số câu hỏi của báo giới liên quan đến tên gọi cũng như cơ cấu nhân sự, bộ máy và cơ sở vật chất của hai quận mới, đại diện huyện Từ Liêm cho hay, việc điều chỉnh địa giới hành chính từ một huyện sang hai quận thì việc bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ… đương nhiên sẽ tăng lên. Tuy nhiên mọi công đoạn và số lượng phải theo quy định của pháp luật và huyện sẽ trình cấp thẩm quyền phê duyệt để đảm bảo bộ máy chính quyền của hai quận mới hoạt động tốt.
“Hiện Thường vụ Huyện uỷ chưa bàn về bộ máy cán bộ, song chắc chắn các đồng chí cán bộ hiện tại được dân bầu vẫn được ở lại đơn vị hành chính đã được dân bầu trước đó”, ông Việt nói.
Liên quan đến việc đặt tên hai quận mới, đại diện lãnh đạo huyện Từ Liêm cho biết, trước khi xây dựng đề án cũng đã có nhiều phương án về tên gọi, trong đó có phương án ưu tiên là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
Bởi lẽ, với phương án thành lập quận Từ Liêm và Mỹ Đình hay Từ Liêm và Tây Thăng Long sau khi xem xét đều không khả thi. Trong khi đó, sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, tên gọi Từ Liêm đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, là truyền thống mà người dân đã dày công vun đắp, là kết quả chung của toàn người dân Từ Liêm, nên cả hai quận mới phải cùng được thừa hưởng truyền thống của huyện.
Với phương án quận Mỹ Đình, ông Việt cho biết, tên gọi Mỹ Đình cũng đã được đặt ra bởi nó cũng đã tạo được khá nhiều dấu ấn với nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, qua nắm bắt dư luận xã hội là không thoả đáng, vì các xã còn lại không thống nhất do Mỹ Đình hiện cũng chỉ là tên của một xã. Do vậy, phương án này cuối cùng cũng không được đưa vào đề án.
Đối với phương án quận Tây Thăng Long cũng được đưa ra, nhưng cuối cùng cũng không thoả đáng vì Thăng Long là tên cũ của Thủ đô.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy về thời gian lấy ý kiến nhân dân chỉ trong vài ngày nghỉ cuối tuần trước khi trình Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua, đại diện lãnh đạo huyện Từ Liêm cho biết, huyện đã bắt đầu xây dựng đề án từ 2006 và trên thực tế thông tin này đã đến với người dân từ thời điểm đó. Nhưng do yếu tố khách quan, việc triển khai đề án phải hoãn.
Do vậy, việc lấy ý kiến nhân dân trong thời gian này gần như là “đỉnh cao” của việc lấy ý kiến, còn thực chất việc lấy ý kiến đã được khởi động và thực hiện trong nhiều năm qua. “Đáng mừng là hầu hết người dân Từ Liêm đều vui mừng, phấn khởi và thống nhất việc thành lập hai quận mới”.
Liên quan đến việc xây dựng trụ sở các cơ quan, cơ sở vật chất của hai quận mới, ông Việt cho biết, trụ sở của quận Nam Từ Liêm sẽ sử dụng trụ sở, cơ sở vật chất của huyện Từ Liêm hiện tại. Còn huyện Bắc Từ Liêm sẽ được bố trí xây dựng trên mặt đường Văn Tiến Dũng, gần nhà văn hoá của huyện Từ Liêm hiện nay. Một số cơ sở vật chất khác như trường học, bệnh viện…thì cả hai quận sẽ được xây mới.
Những vấn đề khác liên quan đến giấy tờ, hồ sơ của người dân tại hai quận mới tất nhiên cũng phải thay đổi và sẽ được các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi cấp đổi.
Theo đại diện lãnh đạo huyện Từ Liêm, dự kiến việc điều chỉnh khả năng sẽ được thực hiện chính thức vào đầu quý 3/2014.