“Huyền thoại” Đạm Hà Bắc chìm trong thua lỗ

KIỀU LINH
Chia sẻ

Đạm Hà Bắc từng được ví là “huyền thoại” của sự nghiệp phát triển kinh tế miền Bắc

Nợ vay của Đạm Hà Bắc hiện đã lên tới gần 8.000 tỷ đồng.
Nợ vay của Đạm Hà Bắc hiện đã lên tới gần 8.000 tỷ đồng.
Báo cáo thường niên năm 2016 của Công ty Cổ phần Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc cho thấy, năm qua, doanh thu công ty đạt 2.153 tỷ đồng, bằng 66,2% so với kế hoạch năm; tổng chi phí hoạt động lên tới 3.204 tỷ đồng dẫn đến cả năm; lỗ lên đến con số 1.051 tỷ đồng.

Với con số này, Đạm Hà Bắc đã “vượt lỗ” gần gấp đôi so với kế hoạch đề ra, 488 tỷ đồng. Trước đó, năm 2015, công ty cũng báo lỗ nặng 675 tỷ đồng.

Trong quý 1/2017, Đạm Hà Bắc lỗ thêm 218 tỷ đồng. Như vậy, tổng lỗ lũy kế của công ty đến thời điểm hiện tại là 1.944 tỷ đồng.

Kinh doanh thua lỗ dẫn đến công ty cắt giảm nhân sự, đồng thời, giảm mức thu nhập nhân viên từ 7 triệu đồng/tháng xuống còn 5 triệu đồng/tháng.

Lý giải tình trang chìm trong thua lỗ, lãnh đạo công ty cho hay chủ yếu do sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Cùng làm nguyên liệu để sản xuất đạm urê nhưng giá bán giảm mạnh trong khi giá nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào ở mức cao. Giá urê thế giới giảm xuống dưới 200 USD/tấn, lượng nhập khẩu về nhiều kéo theo giá trong nước giảm để cạnh tranh. Sản phẩm công ty bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường với sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu.

Giá khí đồng hành giảm có lợi đạm khí, trong khi đó giá than trong nước không giảm, cao hơn giá thế giới. Giá urê bình quân năm 2016 chỉ đạt 6.122 đồng/kg, giảm 19,4% và NH3 thương phẩm là 10.59 đồng/kg, giảm 11% so với năm 2015.

Cùng với đó, tình hình hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu sử dụng phân bón sản xuất nông nghiệp trong nước.

Ban lãnh đạo công ty nhận định trong tình hình thị trường tiếp tục khó khăn, năm 2017, Đạm Hà Bắc đặt “mục tiêu lỗ” 847 tỷ đồng.

Đạm Hà Bắc hình thành trong giai đoạn xây dựng đất nước sau chiến tranh năm 1960, từng được ví là “huyền thoại” của sự nghiệp phát triển kinh tế miền Bắc.

Năm 2010, Công ty TNHH Một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Hanichemco) triển khai dự án cải tạo, mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc với tổng vốn đầu tư 568 triệu USD.

Theo đó, công suất nhà máy phân đạm Hà Bắc lên mức 500.000 tấn urê, trong đó đầu tư một dây chuyền sản xuất mới có công suất 320.000 tấn urê, và cải tạo dây chuyền sản xuất hiện có sang sử dụng nguyên liệu than cám có công suất 180.000 tấn urê một năm.

Tuy nhiên, kể từ khi dự án đi vào hoạt động, năm 2015, cũng là lúc công ty lâm vào tình cảnh khó khăn.

Nợ vay của Đạm Hà Bắc hiện đã lên tới gần 8.000 tỷ đồng. Chi phí lãi vay, khấu hao từ dự án cải tạo - mở rộng phát sinh lớn hơn 1.303 tỷ đồng khiến công ty vẫn đứng trước nguy cơ chìm trong thua lỗ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con