Khẩu trang đột ngột “cháy hàng” tại Singapore
Chỉ số ô nhiễm không khí tại Singapore lên mức cao chưa từng có
Kể từ chiều 19/6, Singapore lại bị chìm trong khói bụi dày đặc do cháy rừng tại Indonesia lan rộng. Chỉ số ô nhiễm không khí (PSI) đo được tại quốc đảo này đã tăng lên mức cao kỷ lục.
Hãng thông tấn AFP dẫn báo cáo của Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore cho biết, tính tới 10 giờ tối ngày 19/6 (giờ địa phương), chỉ số PSI đo được ở nước này là 321. Con số kỷ lục trước đây là 226, xảy ra vào tháng 9/1997 cũng do tác động từ nạn cháy rừng ở Indonesia.
Mấy ngày qua, bầu không khí không chỉ ở Singapore mà cả Malaysia đã bị ảnh hưởng nặng bởi khói mù độc hại từ hơn 100 đám cháy rừng trên đảo Sumatra của Indonesia bay sang. Tình hình đến nay vẫn chưa được cải thiện. Nhiều người dân sở tại lẫn du khách nước ngoài đã lên mạng xã hội bày tỏ sự giận dữ trước vấn đề này.
Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore cho biết thêm, tình trạng khói mù này có thể còn tiếp diễn ở Singapore trong vài ngày nữa, do những đám cháy rừng ở tỉnh Sumatra của Indonesia vẫn chưa được dập tắt. Nhà chức trách Singapore đã khuyến nghị người dân nước này, đặc biệt là người già và trẻ em, không hoạt động ở ngoài trời nếu không cần thiết.
Lực lượng vũ trang của Singapore cũng đã dừng mọi hành động luyện tập ngoài trời, trong khi các bộ phận như lực lượng tự vệ dân sự và bộ nội vụ giảm tối đa các hoạt động bên ngoài. Bộ Nhân lực Singapore yêu cầu tất cả các chủ lao động cần phải tiến hành những biện pháp cần thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động khi phải làm việc ở ngoài trời.
Trong khi đó, tính tới tối ngày 19/6, các cửa hàng ở Singapore đã bán sạch các loại khẩu trang y tế, thuốc nhỏ mắt, thuốc chống khô mũi và thiết bị lọc không khí. Trước đó, chính quyền Singapore cũng đã kêu gọi các cơ quan, công ty cung cấp khẩu trang y tế cho những nhân viên bị mắc những chứng bệnh về tim, phổi và những người phải làm việc ngoài trời.
Bộ trưởng Bộ Môi trường và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore đã làm việc với giới chức Indonesia, yêu cầu quốc gia này tiến hành các biện pháp mạnh mẽ để xử lý các đám cháy rừng đang gây ô nhiễm. Về phía Indonesia, giới chức nước này nói họ đang nỗ lực dập lửa và có thể truy cứu trách nhiệm những ai đốt rừng để canh tác tại đảo Sumatra.
Kể từ năm 1980 tới nay, năm nào tình trạng khói mù gây ô nhiễm không khí như thế này cũng xảy ra. Nguyên nhân là do nông dân trên đảo Sumatra đốt rừng, làm nương rẫy. Tuy nhiên năm nay, theo các nhà khoa học, nhiều điểm nóng cháy rừng ở Sumatra nằm cả trong những khu vực đồn điền trồng cọ dầu do các công ty đa quốc gia sở hữu hoặc điều hành.
Hãng thông tấn AFP dẫn báo cáo của Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore cho biết, tính tới 10 giờ tối ngày 19/6 (giờ địa phương), chỉ số PSI đo được ở nước này là 321. Con số kỷ lục trước đây là 226, xảy ra vào tháng 9/1997 cũng do tác động từ nạn cháy rừng ở Indonesia.
Mấy ngày qua, bầu không khí không chỉ ở Singapore mà cả Malaysia đã bị ảnh hưởng nặng bởi khói mù độc hại từ hơn 100 đám cháy rừng trên đảo Sumatra của Indonesia bay sang. Tình hình đến nay vẫn chưa được cải thiện. Nhiều người dân sở tại lẫn du khách nước ngoài đã lên mạng xã hội bày tỏ sự giận dữ trước vấn đề này.
Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore cho biết thêm, tình trạng khói mù này có thể còn tiếp diễn ở Singapore trong vài ngày nữa, do những đám cháy rừng ở tỉnh Sumatra của Indonesia vẫn chưa được dập tắt. Nhà chức trách Singapore đã khuyến nghị người dân nước này, đặc biệt là người già và trẻ em, không hoạt động ở ngoài trời nếu không cần thiết.
Lực lượng vũ trang của Singapore cũng đã dừng mọi hành động luyện tập ngoài trời, trong khi các bộ phận như lực lượng tự vệ dân sự và bộ nội vụ giảm tối đa các hoạt động bên ngoài. Bộ Nhân lực Singapore yêu cầu tất cả các chủ lao động cần phải tiến hành những biện pháp cần thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động khi phải làm việc ở ngoài trời.
Trong khi đó, tính tới tối ngày 19/6, các cửa hàng ở Singapore đã bán sạch các loại khẩu trang y tế, thuốc nhỏ mắt, thuốc chống khô mũi và thiết bị lọc không khí. Trước đó, chính quyền Singapore cũng đã kêu gọi các cơ quan, công ty cung cấp khẩu trang y tế cho những nhân viên bị mắc những chứng bệnh về tim, phổi và những người phải làm việc ngoài trời.
Bộ trưởng Bộ Môi trường và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore đã làm việc với giới chức Indonesia, yêu cầu quốc gia này tiến hành các biện pháp mạnh mẽ để xử lý các đám cháy rừng đang gây ô nhiễm. Về phía Indonesia, giới chức nước này nói họ đang nỗ lực dập lửa và có thể truy cứu trách nhiệm những ai đốt rừng để canh tác tại đảo Sumatra.
Kể từ năm 1980 tới nay, năm nào tình trạng khói mù gây ô nhiễm không khí như thế này cũng xảy ra. Nguyên nhân là do nông dân trên đảo Sumatra đốt rừng, làm nương rẫy. Tuy nhiên năm nay, theo các nhà khoa học, nhiều điểm nóng cháy rừng ở Sumatra nằm cả trong những khu vực đồn điền trồng cọ dầu do các công ty đa quốc gia sở hữu hoặc điều hành.