Khối ngoại bán ròng kỷ lục, nhà đầu tư cá nhân "cân" hết

Thu Minh
Chia sẻ

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng 2426.3 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 1239 tỷ đồng. Trong khi đó nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 1825.6 tỷ đồng...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Khối ngoại có một phiên bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay mặc dù vậy dòng tiền trong nước đã cân toàn bộ, khiến chỉ số kết phiên vẫn duy trì được sắc xanh dù không đáng kể. Vn-Index tạm thời đứng ở vị trí 1.283 điểm. Độ rộng vẫn đẹp với 243 mã tăng trên 214 mã giảm điểm.

Tiền có dấu hiệu rời nhóm vốn hóa lớn và luân chuyển sang nhóm vốn hóa vừa nhỏ, penny. Trong đó, bất động sản giảm 1,15% và Ngân hàng giảm 0,45% chủ yếu do khối ngoại bán ra lượng lớn ở nhóm ngân hàng như HDB bị bán ròng gần 500 tỷ đồng, STB bị bán ròng 246 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, bán lẻ vẫn tăng mạnh 1,69% bất chấp khối ngoại xả ròng 184 tỷ MWG vẫn tăng 2,13%, 161 tỷ MSN, 131 tỷ VRE. Công nghệ thông tin tăng 0,39% dù FPT bị xả ròng 263 tỷ đồng nhưng vẫn tăng 0,65%. Ngoài ra, nhóm thủy sản tăng 0,65%; Vật liệu Xây dựng tăng 0,79%; Hóa chất tăng đột biến 3,37% với LAS và DCM bật tăng hết biên độ; Dầu khí tăng 0,72%.

Top cổ phiếu duy trì sự tích cực cho thị trường nay gồm GVR kéo 1,36 điểm; MWG kéo 0,50 điểm, ngoài ra còn có DCM, FPT. Thanh khoản ba sàn tăng mạnh lên 23.000 tỷ đồng, cho thấy tâm lý cải thiện đáng kể, dòng tiền bắt đầu quay trở lại sau một tuần ngồi yên.

Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2426.3 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 1239.0 tỷ đồng. 

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Hóa chất, Dầu khí. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VNM, STB, DCM, NLG, FRT, TPB, BID, GMD, PLX, DGC.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, MWG, MSN, VRE, VHM, HVN, VIC, LPB, SSI.

Khối ngoại bán ròng kỷ lục, nhà đầu tư cá nhân "cân" hết - Ảnh 1

Nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 1825.6 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 1805.0 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 15/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: FPT, MWG, HPG, VRE, MSN, VHM, VIC, SSI, KDH, HVN.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 3/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Hóa chất, Truyền thông. Top bán ròng có: STB, VNM, DCM, NLG, FRT, REE, VHC, PLX, POW.

Tự doanh mua ròng 328.7 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 501.7 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 1/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Y tế, Truyền thông. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm STB, MSN, GAS, KBC, BID, TNH, FUESSVFL, HSG, IJC, HAG. Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm FPT, GMD, TCB, PNJ, MWG, ACB, HPG, VRE, VNM, MBB.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 110.5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 64.4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Tài nguyên Cơ bản Top bán ròng có HPG, MWG, SSB, MBB, KBC, PVD, VPB, KDH, SSI, CTD. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Dịch vụ tài chính. Top mua ròng có HDB, REE, FUEVFVND, ACB, GMD, DBC, VCI, DCM, PNJ, DPM.

Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 2.755,5 tỷ đồng, tăng +213,1% so với phiên cuối tuần trước và đóng góp 12.1% tổng giá trị giao dịch.

Đáng chú ý hôm nay có giao dịch Tổ chức nước ngoài bán thỏa thuận cho Tự doanh trong nước ở cổ phiếu HDB, STB và SCS. Ngoài ra còn có giao dịch sang tay hơn 3,1 triệu đơn vị (trị giá hơn 172 tỷ đồng) giữa Tổ chức nước ngoài và Tổ chức trong nước ở cổ phiếu SAB.

Cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm cổ phiếu Ngân hàng (ACB, SAB, MSB, EIB, MBB) và nhóm vốn hóa vừa (KOS, KDC).

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm ở Ngân hàng, Chứng khoán, Phần mềm, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng, Nuôi trồng nông & hải sản, Dệt may, Vận tải thủy, Hàng không trong khi tăng lên ở Bất động sản, Hóa chất, Thép, Thực phẩm, Bán lẻ, Xây dựng, Dầu khí, Sản xuất & phân phối điện.

Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa vừa VNMID, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con