Khuôn mặt mới của “cuộc chiến” chống chuyển giá?
Hoạt động chống chuyển giá có thể sẽ chuyển sang một giai đoạn khác, sau những động thái quyết liệt gần đây
Khoảng thời gian cuối năm 2012 có thể coi là giai đoạn “cao trào” của cuộc chiến chống chuyển giá, khi các quan chức ngành thuế liên tục đưa ra các phát biểu cũng như công bố thông tin liên quan đến các “nghi án”.
Không khí nóng tới mức tại các diễn đàn, hội nghị, lãnh đạo các doanh nghiệp FDI liên tục đặt câu hỏi với các quan chức bộ ngành về việc, liệu có phải Việt Nam đang phát động một chiến dịch nhắm vào các doanh nghiệp “nghi ngờ chuyển giá”.
Tuy nhiên, trong khi ngành thuế tỏ ra khá quyết liệt thì lãnh đạo một số bộ ngành và chuyên gia kinh tế lại muốn có một cách nhìn khách quan và “nhẹ nhàng” hơn. Đây cũng là một nội dung gây chú ý tại hội nghị tổng kết 25 năm ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tổ chức tại Hà Nội vào ngày 27/3.
Báo cáo của Bộ Tài chính gửi đến hội nghị cho rằng thời gian qua hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ là “khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục trong 3 năm”.
Điển hình tại một số địa phương như Bình Dương, số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 50,6%, trong đó có tới 200 doanh nghiệp lỗ quá vốn chủ sở hữu.
Vẫn theo tổng kết của Bộ Tài chính, trong khoảng 5 năm trở lại đây (2006 - 2010) các hành vi chuyển giá điển hình đã và đang diễn ra tại Việt Nam thường dưới các hình thức: chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao dịch vụ giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh giữa các bên liên kết.
Các hành vi chuyển giá của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để tránh thuế mà nó còn bao gồm cả chiều ngược lại.
“Qua công tác thanh tra đã phát hiện các hình thức chuyển giá thông qua hoạt động giao dịch liên kết điển hình như: nâng vốn góp bằng việc nâng giá trị máy móc, thiết bị và công nghệ; bán hàng hoá, nguyên vật liệu thấp hơn nhiều so với giá bán cho các bên không có quan hệ liên kết; chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp liên kết tại Việt Nam; định giá tiền bản quyền thương hiệu rất cao so với giá trị thực; các tập đoàn, công ty mẹ tại nước ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh và dịch vụ với các công ty của các nước với đơn giá cao, sau đó giao lại cho công ty con tại Việt Nam theo giá do công ty mẹ quy định rất thấp; hoặc công ty mẹ thực hiện hỗ trợ vốn hoặc cho công ty con tại Việt Nam vay vốn không tính lãi...”, báo cáo viết.
Trước tình hình đó, ngành thuế đã tăng cường các hoạt động thanh kiểm tra và kết quả đạt được chính là việc đã “bước đầu tạo tác động đến các doanh nghiệp, theo đó, một số doanh nghiệp đã tự điều chỉnh hạch toán để giảm lỗ và có phát sinh thu nhập chịu thuế”.
Tuy nhiên, trong khi Bộ Tài chính coi chuyển giá như một hành vi “phổ biến” và “nghiêm trọng”, quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư dường như “bao dung” hơn nhiều.
Báo cáo tổng kết 25 năm thu hút FDI của bộ này, dự kiến do Thứ trưởng Đào Quang Thu trình bày tại hội nghị ngày 27/3, chỉ đánh giá rằng chuyển giá chỉ là “có hiện tượng”, và hiện tượng này chỉ xảy ra ở “một số doanh nghiệp”.
Theo báo cáo này, “một số doanh nghiệp FDI có biểu hiện áp dụng các thủ thuật chuyển giá tinh vi như nâng khống giá trị góp vốn (bằng máy móc, thiết bị, bản quyền…), giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ, phí quản lý, tiền bản quyền, chi phí bảo lãnh, cho vay, trả lương, đào tạo, quảng cáo, nhà thầu, chuyển nhượng vốn … tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, làm cho đa số bên Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, doanh nghiệp trở thành 100% vốn nước ngoài”.
Trao đổi với các lãnh đạo doanh nghiệp FDI trong một diễn đàn gần đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết sau những diễn biến cuối năm 2012, Chính phủ đã có cuộc họp để thảo luận về vấn đề chống chuyển giá.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nói quan điểm của Chính phủ là đây không phải là hiện tượng của riêng Việt Nam. Do đó, trước mắt sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh khung pháp lý để khắc phục tình hình, thay vì nhìn nhận một cách cực đoan về các doanh nghiệp FDI nói chung.
Điều này cũng nhận được sự ủng hộ từ GS. Nguyễn Mại, một trong những chuyên gia hàng đầu về FDI tại Việt Nam, nhờ quá trình tham gia công tác quản lý cũng như nghiên cứu về lĩnh vực này.
Chuyên gia này nói rằng có trường đại học của Hoa Kỳ còn dạy các doanh nghiệp cách thức khai thác những lỗ hổng của chính sách để trốn thuế. Như vậy, không nên xem chuyển giá như chuyện động trời, là phát hiện ghê gớm, và phải chấp nhận thực tế rằng đã và sẽ có hành động trốn thuế thông qua chuyển giá.
“Cách tốt nhất là làm thế nào các bộ có chức năng thu thuế có phản ứng nhanh nhạy hơn, phát hiện kịp thời và bịt những lỗ hổng chính sách để giảm bớt, chứ không bao giờ có thể triệt tiêu hết việc chống chuyển giá. Không nên vì chống chuyển giá mà kỳ thị các nhà đầu tư nước ngoài”, ông đề xuất.
Không khí nóng tới mức tại các diễn đàn, hội nghị, lãnh đạo các doanh nghiệp FDI liên tục đặt câu hỏi với các quan chức bộ ngành về việc, liệu có phải Việt Nam đang phát động một chiến dịch nhắm vào các doanh nghiệp “nghi ngờ chuyển giá”.
Tuy nhiên, trong khi ngành thuế tỏ ra khá quyết liệt thì lãnh đạo một số bộ ngành và chuyên gia kinh tế lại muốn có một cách nhìn khách quan và “nhẹ nhàng” hơn. Đây cũng là một nội dung gây chú ý tại hội nghị tổng kết 25 năm ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tổ chức tại Hà Nội vào ngày 27/3.
Báo cáo của Bộ Tài chính gửi đến hội nghị cho rằng thời gian qua hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ là “khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục trong 3 năm”.
Điển hình tại một số địa phương như Bình Dương, số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 50,6%, trong đó có tới 200 doanh nghiệp lỗ quá vốn chủ sở hữu.
Vẫn theo tổng kết của Bộ Tài chính, trong khoảng 5 năm trở lại đây (2006 - 2010) các hành vi chuyển giá điển hình đã và đang diễn ra tại Việt Nam thường dưới các hình thức: chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao dịch vụ giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh giữa các bên liên kết.
Các hành vi chuyển giá của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để tránh thuế mà nó còn bao gồm cả chiều ngược lại.
“Qua công tác thanh tra đã phát hiện các hình thức chuyển giá thông qua hoạt động giao dịch liên kết điển hình như: nâng vốn góp bằng việc nâng giá trị máy móc, thiết bị và công nghệ; bán hàng hoá, nguyên vật liệu thấp hơn nhiều so với giá bán cho các bên không có quan hệ liên kết; chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp liên kết tại Việt Nam; định giá tiền bản quyền thương hiệu rất cao so với giá trị thực; các tập đoàn, công ty mẹ tại nước ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh và dịch vụ với các công ty của các nước với đơn giá cao, sau đó giao lại cho công ty con tại Việt Nam theo giá do công ty mẹ quy định rất thấp; hoặc công ty mẹ thực hiện hỗ trợ vốn hoặc cho công ty con tại Việt Nam vay vốn không tính lãi...”, báo cáo viết.
Trước tình hình đó, ngành thuế đã tăng cường các hoạt động thanh kiểm tra và kết quả đạt được chính là việc đã “bước đầu tạo tác động đến các doanh nghiệp, theo đó, một số doanh nghiệp đã tự điều chỉnh hạch toán để giảm lỗ và có phát sinh thu nhập chịu thuế”.
Tuy nhiên, trong khi Bộ Tài chính coi chuyển giá như một hành vi “phổ biến” và “nghiêm trọng”, quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư dường như “bao dung” hơn nhiều.
Báo cáo tổng kết 25 năm thu hút FDI của bộ này, dự kiến do Thứ trưởng Đào Quang Thu trình bày tại hội nghị ngày 27/3, chỉ đánh giá rằng chuyển giá chỉ là “có hiện tượng”, và hiện tượng này chỉ xảy ra ở “một số doanh nghiệp”.
Theo báo cáo này, “một số doanh nghiệp FDI có biểu hiện áp dụng các thủ thuật chuyển giá tinh vi như nâng khống giá trị góp vốn (bằng máy móc, thiết bị, bản quyền…), giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ, phí quản lý, tiền bản quyền, chi phí bảo lãnh, cho vay, trả lương, đào tạo, quảng cáo, nhà thầu, chuyển nhượng vốn … tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, làm cho đa số bên Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, doanh nghiệp trở thành 100% vốn nước ngoài”.
Trao đổi với các lãnh đạo doanh nghiệp FDI trong một diễn đàn gần đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết sau những diễn biến cuối năm 2012, Chính phủ đã có cuộc họp để thảo luận về vấn đề chống chuyển giá.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nói quan điểm của Chính phủ là đây không phải là hiện tượng của riêng Việt Nam. Do đó, trước mắt sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh khung pháp lý để khắc phục tình hình, thay vì nhìn nhận một cách cực đoan về các doanh nghiệp FDI nói chung.
Điều này cũng nhận được sự ủng hộ từ GS. Nguyễn Mại, một trong những chuyên gia hàng đầu về FDI tại Việt Nam, nhờ quá trình tham gia công tác quản lý cũng như nghiên cứu về lĩnh vực này.
Chuyên gia này nói rằng có trường đại học của Hoa Kỳ còn dạy các doanh nghiệp cách thức khai thác những lỗ hổng của chính sách để trốn thuế. Như vậy, không nên xem chuyển giá như chuyện động trời, là phát hiện ghê gớm, và phải chấp nhận thực tế rằng đã và sẽ có hành động trốn thuế thông qua chuyển giá.
“Cách tốt nhất là làm thế nào các bộ có chức năng thu thuế có phản ứng nhanh nhạy hơn, phát hiện kịp thời và bịt những lỗ hổng chính sách để giảm bớt, chứ không bao giờ có thể triệt tiêu hết việc chống chuyển giá. Không nên vì chống chuyển giá mà kỳ thị các nhà đầu tư nước ngoài”, ông đề xuất.