Kiến nghị xem xét 11 thiếu sót trong đồ án quy hoạch Thủ đô
Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam vừa có ý kiến góp ý về đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội
Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam vừa có ý kiến góp ý về đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.
Trong văn bản gửi tới Quốc hội, Thường trực Chính phủ và Hội đồng Thẩm định quốc gia đồ án ngày 31/3, tổ chức này đã kiến nghị cần phải chú ý xem xét 11 thiếu sót của đồ án.
Theo Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam Phạm Ngọc Đăng, đến nay, sau 3 lần báo cáo, đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 tư vấn quốc tế PPJ xây dựng đã có nhiều chỉnh sửa và bổ sung những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồ án đã cố gắng hướng tới xây dựng, phát triển Hà Nội trở thành một đô thị “xanh - văn hiến - văn minh và hiện đại”, phát huy tiềm năng và vị thế của Hà Nội hiện nay. Các ý tưởng chung về chiến lược phát triển không gian đô thị đã được trình bày là rõ ràng và thuyết phục.
Tuy nhiên, Hội Môi trường Xây dựng cho rằng, một số phương án quy hoạch do tư vấn đưa ra chưa đáp ứng được yêu cầu như các chiến lược này đã vạch ra. Cụ thể có 11 thiếu sót trong đồ án của tư vấn, bao gồm:
- Nếu quy hoạch nhằm mục tiêu Hà Nội là “xanh - văn hiến - văn minh và hiện đại” thì trước hết đô thị trung tâm của Hà Nội phải là một đô thị với nghĩa trên, trong đó tiêu chí “xanh” là hết sức quan trọng, còn tiêu chí “hiện đại” chỉ nên ở mức phù hợp. Hội cho rằng, đồ án do tư vấn PPJ đưa ra chưa đạt được mục đích này.
- Đề xuất chuyển trung tâm hành chính quốc gia lên Hòa Lạc - chân núi Ba Vì là thiếu coi trọng giá trị nghìn năm lịch sử Thăng long - Hà Nội.
- Quy hoạch thành phố hai bên bờ sông Hồng là mạo hiểm và nhiều rủi ro. Đặc biệt, quy hoạch tránh Hà nội phát triển “lan toả” là đúng, nhưng không khả thi.
- Đến năm 2030 di dời 400.000 dân ra khỏi nội thành Hà Nội là chưa thực tế.
- Quy hoạch cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải chưa kinh tế, thiếu khả thi.
- Quy hoạch quản lý chất thải rắn và quy hoạch nghĩa trang cần theo hướng văn minh hơn.
- Quy hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải nội đô chưa cụ thể.
- Quy hoạch phát triển các khu/cụm công nghiệp và các làng nghề phải phù hợp với bảo vệ môi trường, bảo tồn đất nông nghiệp và phát triển nông thôn (quy hoạch đến năm 2030 đã lấn chiếm 73,5% đất nông nghiệp chuyển thành đất khác).
- “Hành lang xanh” không đúng sự thật, bảo tồn đa dạng sinh học chưa được quan tâm đúng mức và quy hoạch du lịch chưa cập nhật thông tin.
- Quy hoạch Thủ đô Hà nội cần phù hợp với điều kiện địa chất - thuỷ văn, địa hình, địa mạo của Hà Nội.
- Quy hoạch Thủ đô Hà Nội còn thiếu tính khả thi
Bản nhận xét cũng phân tích và đưa ra những lý lẽ để chứng minh cho nhận định về 11 thiếu sót nêu trên.
Chủ tịch Phạm Ngọc Đăng cho biết, ngoài việc gửi cho 3 cơ quan trên, bản nhận xét cũng được gửi tới các ủy viên Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, bộ trưởng các bộ Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, Hội Môi trường Xây dựng cũng yêu cầu tư vấn PPJ nghiên cứu sửa chữa các thiếu sót nêu trên, điều chỉnh phương án quy hoạch để quy hoạch đạt được yêu cầu về độ tin cậy, hợp lý, có cơ sở khoa học và có tính khả thi hơn, trong đó giai đoạn 1 - đến năm 2030 phải là các phương án quy hoạch cụ thể để có thể triển khai quy hoạch chi tiết dùng cho thực tế, giai đoạn 2 - đến năm 2050 - mới là quy hoạch định hướng, quy hoạch ngắn hạn phải thống nhất với quy hoạch dài hạn.
Trong văn bản gửi tới Quốc hội, Thường trực Chính phủ và Hội đồng Thẩm định quốc gia đồ án ngày 31/3, tổ chức này đã kiến nghị cần phải chú ý xem xét 11 thiếu sót của đồ án.
Theo Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam Phạm Ngọc Đăng, đến nay, sau 3 lần báo cáo, đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 tư vấn quốc tế PPJ xây dựng đã có nhiều chỉnh sửa và bổ sung những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồ án đã cố gắng hướng tới xây dựng, phát triển Hà Nội trở thành một đô thị “xanh - văn hiến - văn minh và hiện đại”, phát huy tiềm năng và vị thế của Hà Nội hiện nay. Các ý tưởng chung về chiến lược phát triển không gian đô thị đã được trình bày là rõ ràng và thuyết phục.
Tuy nhiên, Hội Môi trường Xây dựng cho rằng, một số phương án quy hoạch do tư vấn đưa ra chưa đáp ứng được yêu cầu như các chiến lược này đã vạch ra. Cụ thể có 11 thiếu sót trong đồ án của tư vấn, bao gồm:
- Nếu quy hoạch nhằm mục tiêu Hà Nội là “xanh - văn hiến - văn minh và hiện đại” thì trước hết đô thị trung tâm của Hà Nội phải là một đô thị với nghĩa trên, trong đó tiêu chí “xanh” là hết sức quan trọng, còn tiêu chí “hiện đại” chỉ nên ở mức phù hợp. Hội cho rằng, đồ án do tư vấn PPJ đưa ra chưa đạt được mục đích này.
- Đề xuất chuyển trung tâm hành chính quốc gia lên Hòa Lạc - chân núi Ba Vì là thiếu coi trọng giá trị nghìn năm lịch sử Thăng long - Hà Nội.
- Quy hoạch thành phố hai bên bờ sông Hồng là mạo hiểm và nhiều rủi ro. Đặc biệt, quy hoạch tránh Hà nội phát triển “lan toả” là đúng, nhưng không khả thi.
- Đến năm 2030 di dời 400.000 dân ra khỏi nội thành Hà Nội là chưa thực tế.
- Quy hoạch cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải chưa kinh tế, thiếu khả thi.
- Quy hoạch quản lý chất thải rắn và quy hoạch nghĩa trang cần theo hướng văn minh hơn.
- Quy hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải nội đô chưa cụ thể.
- Quy hoạch phát triển các khu/cụm công nghiệp và các làng nghề phải phù hợp với bảo vệ môi trường, bảo tồn đất nông nghiệp và phát triển nông thôn (quy hoạch đến năm 2030 đã lấn chiếm 73,5% đất nông nghiệp chuyển thành đất khác).
- “Hành lang xanh” không đúng sự thật, bảo tồn đa dạng sinh học chưa được quan tâm đúng mức và quy hoạch du lịch chưa cập nhật thông tin.
- Quy hoạch Thủ đô Hà nội cần phù hợp với điều kiện địa chất - thuỷ văn, địa hình, địa mạo của Hà Nội.
- Quy hoạch Thủ đô Hà Nội còn thiếu tính khả thi
Bản nhận xét cũng phân tích và đưa ra những lý lẽ để chứng minh cho nhận định về 11 thiếu sót nêu trên.
Chủ tịch Phạm Ngọc Đăng cho biết, ngoài việc gửi cho 3 cơ quan trên, bản nhận xét cũng được gửi tới các ủy viên Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, bộ trưởng các bộ Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, Hội Môi trường Xây dựng cũng yêu cầu tư vấn PPJ nghiên cứu sửa chữa các thiếu sót nêu trên, điều chỉnh phương án quy hoạch để quy hoạch đạt được yêu cầu về độ tin cậy, hợp lý, có cơ sở khoa học và có tính khả thi hơn, trong đó giai đoạn 1 - đến năm 2030 phải là các phương án quy hoạch cụ thể để có thể triển khai quy hoạch chi tiết dùng cho thực tế, giai đoạn 2 - đến năm 2050 - mới là quy hoạch định hướng, quy hoạch ngắn hạn phải thống nhất với quy hoạch dài hạn.