Lãng phí và trái pháp luật trong sử dụng đất nông lâm trường
Khá nhiều con số thể hiện sự lãng phí tại báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất của các nông trường, lâm trường quốc doanh
Khá nhiều con số thể hiện sự lãng phí không nhỏ trong sử dụng đất tại báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất của các nông trường, lâm trường quốc doanh vừa được Chính phủ hoàn thành theo yêu cầu của Quốc hội.
Lấy số liệu đến ngày 31/12/2012, Chính phủ cho biết cả nước hiện có 653 nông trường, lâm trường, ban quản lý rừng và khu bảo tồn, vườn quốc gia (gồm 200 doanh nghiệp nông nghiệp, 164 doanh nghiệp lâm nghiệp, 210 ban quản lý rừng, 45 khu bảo tồn và 34 vườn quốc gia) đang quản lý, sử dụng diện tích là 7.996.467 ha đất.
Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7.670.139 ha (chiếm 95,9% tổng diện tích); đất phi nông nghiệp là 89.710 ha (chiếm 1,1%); đất chưa sử dụng là 236.618 ha (chiếm 3,0%).
Với 442 nông, lâm trường quốc doanh thực hiện rà soát, sắp xếp lại còn 408 đầu mối thì diện tích đất đang quản lý, sử dụng là 4.013.784 ha, đang được sử dụng dưới các hình thức: tự tổ chức sản xuất (gồm cả diện tích giao khoán) 3.730.755 ha; đang liên doanh, liên kết với tổ chức khác 41.972 ha; đang góp vốn để sản xuất kinh doanh 508 ha.
Đặc biệt là số đang cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng trái pháp luật lên đến 14.318 ha; bị lấn chiếm, tranh chấp chưa giải quyết xong 73.900 ha, chưa sử dụng hoặc sử dụng vào các mục đích khác 152.330 ha.
Theo đánh giá của Chính phủ , phần lớn nông lâm trường sử dụng đất kém hiệu quả; năng suất, sản lượng trồng trọt đạt thấp nhất là các nông lâm trường chưa chuyển sang thuê đất. Các lâm trường được giao quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên còn để tình trạng rừng bị chặt phá, ngày càng nghèo kiệt. Điển hình là ở các tỉnh Tây nguyên, Duyên hải miền Trung, tình trạng để đất hoang hoá , diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn.
Đáng chú ý, nhiều nông, lâm trường hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn tồn tại. Trong khi hầu hết các nông, lâm trường mới thực hiện chuyển đổi tên gọi thành công ty hoặc ban quản lý mà chưa có sự thay đổi trong quản lý, sử dụng đất đai. Hơn 60% nông, lâm trường với khoảng 88% diện tích chuyển đổi thành doanh nghiệp đã không làm thủ tục chuyển sang giao đất có thu tiền hoặc thuê đất theo qui định của Luật Đất đai.
Kể cả các doanh nghiệp nông lâm nghiệp đã cổ phần hóa thì cũng còn 13/32 đơn vị không còn quản lý được đất. Cụ thể 3 đơn vị không quản lý được đất đai ngay từ khi cổ phần hóa do phần lớn diện tích của nông lâm trường trước đây giao khoán cho người lao động không quản lý chặt đã bị chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng trái phép từ trước khi cổ phần hóa, không thu hồi được. Gồm Công ty cổ phần gà giống Ba vì, Công ty cổ phần giống nông lâm nghiệp Quảng Nam; Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến thuộc Tổng công ty rau quả -nông sản.
Trong 10 đơn vị khác không quản lý được do tình trạng khoán trắng có Công ty cổ phần Đông Triều, Công ty Chè Long Phú, Công ty Lâm đặc sản Quảng Nam…
Một số nông, lâm trường trên địa bàn Hà Nội thậm chí còn để xảy ra tình trạng người nhận khoán chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép sang làm nhà ở, công trình dịch vụ gây nhiều bức xúc. Thậm chí một số nông, lâm trường để người nhận khoán chuyển nhượng đất cho người ở các thành phố, địa phương khác không nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh nông nghiệp mà để đầu cơ, chờ cơ hội bán đất kiếm lời.
Về nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém báo cáo nêu 6 nguyên nhân chủ yếu hầu hết thuộc về địa phương và chính các nông lâm trường. Như sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ rà soát, sắp xếp lại các nông lâm trường quốc doanh ở địa phương về lĩnh vực đất đai vẫn còn hạn chế, thiếu quyết liệt; sự phối hợp của các ngành liên quan chưa chặt chẽ; việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý các tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai chưa thường xuyên, kịp thời.
Hay, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một bộ phận cán bộ ở nhiều nông, lâm trường còn hạn chế, vẫn còn mang nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại và chờ sự ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước; nhiều nơi còn buông lỏng quản lý đất đai, chưa chú trọng thực hiện các giải pháp về quản lý, sử dụng đất đai theo qui định của pháp Luật.
Tại báo cáo, Chính phủ cũng xác định một số biện pháp tăng cường quản lý đất nông lâm trường theo hướng giải thể các nông lâm trường sử dụng đất không hiệu quả để thu hồi đất bàn giao cho địa phương quản lý và giao cho người khác sử dụng. Thực hiện thống nhất một cơ chế cho thuê đất đối với nông lâm trường.
Sắp xếp lại nông lâm trường quốc doanh, thu hồi một phần đất của nông trường hoang hóa, lãng phí và sử dụng không có hiệu quả để hỗ trợ cho người dân sản xuất cũng là vấn đề được một số vị đại biểu chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 vừa qua.
Ở câu trả lời, vị “tư lệnh” ngành nông nghiệp cho biết hiện các ngành liên quan đang tổng rà soát lại tình hình sử dụng đất đai và rừng ở các nông, lâm trường và kết quả sắp xếp đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh. Trên cơ sở tổng kết đó sẽ báo cáo với Ban cán sự đảng Chính phủ để báo cáo Bộ Chính trị những chủ trương, giải pháp cho thời gian tới. Trong đó có việc đề xuất thu hồi những phần diện tích mà các nông, lâm trường sử dụng kém hiệu quả để giao về địa phương để giao cho nhân dân sử dụng hiệu quả hơn.
Lấy số liệu đến ngày 31/12/2012, Chính phủ cho biết cả nước hiện có 653 nông trường, lâm trường, ban quản lý rừng và khu bảo tồn, vườn quốc gia (gồm 200 doanh nghiệp nông nghiệp, 164 doanh nghiệp lâm nghiệp, 210 ban quản lý rừng, 45 khu bảo tồn và 34 vườn quốc gia) đang quản lý, sử dụng diện tích là 7.996.467 ha đất.
Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7.670.139 ha (chiếm 95,9% tổng diện tích); đất phi nông nghiệp là 89.710 ha (chiếm 1,1%); đất chưa sử dụng là 236.618 ha (chiếm 3,0%).
Với 442 nông, lâm trường quốc doanh thực hiện rà soát, sắp xếp lại còn 408 đầu mối thì diện tích đất đang quản lý, sử dụng là 4.013.784 ha, đang được sử dụng dưới các hình thức: tự tổ chức sản xuất (gồm cả diện tích giao khoán) 3.730.755 ha; đang liên doanh, liên kết với tổ chức khác 41.972 ha; đang góp vốn để sản xuất kinh doanh 508 ha.
Đặc biệt là số đang cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng trái pháp luật lên đến 14.318 ha; bị lấn chiếm, tranh chấp chưa giải quyết xong 73.900 ha, chưa sử dụng hoặc sử dụng vào các mục đích khác 152.330 ha.
Theo đánh giá của Chính phủ , phần lớn nông lâm trường sử dụng đất kém hiệu quả; năng suất, sản lượng trồng trọt đạt thấp nhất là các nông lâm trường chưa chuyển sang thuê đất. Các lâm trường được giao quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên còn để tình trạng rừng bị chặt phá, ngày càng nghèo kiệt. Điển hình là ở các tỉnh Tây nguyên, Duyên hải miền Trung, tình trạng để đất hoang hoá , diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn.
Đáng chú ý, nhiều nông, lâm trường hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn tồn tại. Trong khi hầu hết các nông, lâm trường mới thực hiện chuyển đổi tên gọi thành công ty hoặc ban quản lý mà chưa có sự thay đổi trong quản lý, sử dụng đất đai. Hơn 60% nông, lâm trường với khoảng 88% diện tích chuyển đổi thành doanh nghiệp đã không làm thủ tục chuyển sang giao đất có thu tiền hoặc thuê đất theo qui định của Luật Đất đai.
Kể cả các doanh nghiệp nông lâm nghiệp đã cổ phần hóa thì cũng còn 13/32 đơn vị không còn quản lý được đất. Cụ thể 3 đơn vị không quản lý được đất đai ngay từ khi cổ phần hóa do phần lớn diện tích của nông lâm trường trước đây giao khoán cho người lao động không quản lý chặt đã bị chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng trái phép từ trước khi cổ phần hóa, không thu hồi được. Gồm Công ty cổ phần gà giống Ba vì, Công ty cổ phần giống nông lâm nghiệp Quảng Nam; Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến thuộc Tổng công ty rau quả -nông sản.
Trong 10 đơn vị khác không quản lý được do tình trạng khoán trắng có Công ty cổ phần Đông Triều, Công ty Chè Long Phú, Công ty Lâm đặc sản Quảng Nam…
Một số nông, lâm trường trên địa bàn Hà Nội thậm chí còn để xảy ra tình trạng người nhận khoán chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép sang làm nhà ở, công trình dịch vụ gây nhiều bức xúc. Thậm chí một số nông, lâm trường để người nhận khoán chuyển nhượng đất cho người ở các thành phố, địa phương khác không nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh nông nghiệp mà để đầu cơ, chờ cơ hội bán đất kiếm lời.
Về nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém báo cáo nêu 6 nguyên nhân chủ yếu hầu hết thuộc về địa phương và chính các nông lâm trường. Như sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ rà soát, sắp xếp lại các nông lâm trường quốc doanh ở địa phương về lĩnh vực đất đai vẫn còn hạn chế, thiếu quyết liệt; sự phối hợp của các ngành liên quan chưa chặt chẽ; việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý các tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai chưa thường xuyên, kịp thời.
Hay, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một bộ phận cán bộ ở nhiều nông, lâm trường còn hạn chế, vẫn còn mang nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại và chờ sự ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước; nhiều nơi còn buông lỏng quản lý đất đai, chưa chú trọng thực hiện các giải pháp về quản lý, sử dụng đất đai theo qui định của pháp Luật.
Tại báo cáo, Chính phủ cũng xác định một số biện pháp tăng cường quản lý đất nông lâm trường theo hướng giải thể các nông lâm trường sử dụng đất không hiệu quả để thu hồi đất bàn giao cho địa phương quản lý và giao cho người khác sử dụng. Thực hiện thống nhất một cơ chế cho thuê đất đối với nông lâm trường.
Sắp xếp lại nông lâm trường quốc doanh, thu hồi một phần đất của nông trường hoang hóa, lãng phí và sử dụng không có hiệu quả để hỗ trợ cho người dân sản xuất cũng là vấn đề được một số vị đại biểu chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 vừa qua.
Ở câu trả lời, vị “tư lệnh” ngành nông nghiệp cho biết hiện các ngành liên quan đang tổng rà soát lại tình hình sử dụng đất đai và rừng ở các nông, lâm trường và kết quả sắp xếp đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh. Trên cơ sở tổng kết đó sẽ báo cáo với Ban cán sự đảng Chính phủ để báo cáo Bộ Chính trị những chủ trương, giải pháp cho thời gian tới. Trong đó có việc đề xuất thu hồi những phần diện tích mà các nông, lâm trường sử dụng kém hiệu quả để giao về địa phương để giao cho nhân dân sử dụng hiệu quả hơn.