Lo nhà ở xã hội bị “biến tướng”
Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/10 “nóng” lên vì nỗi lo nhà ở xã hội bị “biến tướng”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng kể về một “kỷ niệm” từ năm 2000, khi ông còn là Bí thư Thành uỷ Hà Nội: “Thành phố đã cố gắng dành tất cả sự ưu đãi có thể để xây dựng làng sinh viên Hacinco với mong muốn tạo điều kiện cho các sinh viên nghèo có chỗ ở yên tâm học tập. Nhưng giờ tôi thăm lại, còn mấy sinh viên nghèo được thuê ở đó nữa đâu”.
Cũng trong câu chuyện của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng thì làng sinh viên này bắt đầu bị “biến tướng” sau 3 năm đưa vào sử dụng. Ban đầu, giá thuê phòng chỉ 100 nghìn/ phòng cho đủ chỗ ở cho 4 sinh viên. Nhưng bắt đầu từ năm 2003, khi Việt Nam tổ chức Seagames, do thiếu chỗ ở cho vận động viên nên Ban tổ chức có thuê phòng của Hacinco cho vận động viên ở. Từ sau đó, giá phòng bắt đầu “đội” lên và đối tượng sinh viên nghèo đã không thể đủ điều kiện đến ở nơi đây.
Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/10 “nóng” lên vì nỗi lo của những thành viên Ủy ban về việc nhà ở xã hội bị “biến tướng” khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, dự án Luật sửa đổi này có đưa thêm vào giải pháp ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng cho các dự án nhà ở cho các đối tượng xã hội.
Theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, năm 2009, Chính phủ đã triển khai miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở để cho sinh viên, người lao động có thu nhập thấp thuê, đồng thời giảm 50% thuế giá trị gia tăng nhà ở cho sinh viên, người có thu nhập thấp thuê. Nhưng do các giải pháp miễn, giảm thuế này chỉ thực hiện từ năm 2009 nên chưa khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư vào nhà ở xã hội. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung các giải pháp ưu đãi thuế vào trong luật để thu hút các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế tham gia giải quyết vấn đề nhà ở cho đối tượng xã hội.
“Kí túc xá hiện nay chỉ đáp ứng được 20% số sinh viên có nhu cầu ở, lao động các khu công nghiệp thì có tới 80% đang phải thuê ở tạm. Đối với nhu cầu về nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp thì tại khu vực đô thị, vẫn còn hàng vạn hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế đang có khó khăn về nhà ở... Nhu cầu về nhà ở của các đối tượng xã hội là rất cấp bách. Nếu tất cả chỉ trông chờ ở ngân sách thì sẽ không thể giải quyết được”, ông Ninh cho hay.
Đồng tình với Chính phủ về sự cần thiết của ban hành của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng nhiều thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều bày tỏ sự quan ngại khi triển khai quản lý không chặt chẽ thì dễ bị doanh nghiệp lợi dụng và một chính sách an sinh xã hội cao đẹp của Nhà nước sẽ không đến được đúng đối tượng được thụ hưởng.
“Như việc Nhà nước ưu đãi cho các dự án xây dựng nhà tái định cư nhưng đối tượng người được nhiều khi có phải là người tái định cư đâu”, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng dẫn chứng.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba thì dẫn giải về câu chuyện hỗ trợ thu mua nông sản cho nông dân thông qua doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp mua lại cho nông dân theo giá nào thì không kiểm soát được. “Tương tự như đối với việc thông qua việc hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp khi đầu tư, xây dựng nhà ở cho các đối tượng xã hội, nhưng doanh nghiệp có cho thuê, hay bán theo giá thấp cho các đối tượng chính sách hay không thì liệu chúng ta có kiểm soát được không? Chúng ta có nhiều chính sách đối với người nghèo đều thông qua doanh nghiệp nhưng vì kiểm soát thiếu chặt chẽ nên các chính sách đến với người nghèo còn ít”, bà Ba lo ngại.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cũng đồng tình với nhận định này và băn khoăn tại sao không hướng tới việc hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng xã hội chứ không cần thông qua doanh nghiệp?
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển phân tích về 3 yếu tố bất ổn của Dự án Luật: “Thứ nhất, do năng lực quản lý hiện nay còn hạn chế nên việc kiểm soát giá mua, bán nhà thực tế đang gặp rất nhiều khó khăn, Vì vậy, cho dù Nhà nước có áp dụng các chính sách ưu đãi, trong đó có chính sách ưu đãi về thuế để doanh nghiệp hạ giá thành thì chưa chắc giá bán, giá thuê sẽ giảm. Thứ hai, việc căn cứ đối tượng mua nhà để áp dụng 2 mức thuế suất giá trị gia tăng khác nhau (5% và 10%) là rất phức tạp, dễ bị doanh nghiệp lợi dụng để được hoàn thuế giá trị gia tăng. Thứ ba, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án đầu tư mở rộng sẽ dẫn đến tình trạng ưu đãi dàn trải”.
Vì vậy, ông Hiển cũng như các thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cần tính toán, dự báo và làm rõ tổng nhu cầu cho các đối tượng chính sách trong những năm tới, đồng thời dự kiến số giảm thu trong ngân sách Nhà nước nếu áp dụng thuế suất ưu đãi cho các doanh nghiệp có dự án nhà ở chính sách.
Cũng trong câu chuyện của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng thì làng sinh viên này bắt đầu bị “biến tướng” sau 3 năm đưa vào sử dụng. Ban đầu, giá thuê phòng chỉ 100 nghìn/ phòng cho đủ chỗ ở cho 4 sinh viên. Nhưng bắt đầu từ năm 2003, khi Việt Nam tổ chức Seagames, do thiếu chỗ ở cho vận động viên nên Ban tổ chức có thuê phòng của Hacinco cho vận động viên ở. Từ sau đó, giá phòng bắt đầu “đội” lên và đối tượng sinh viên nghèo đã không thể đủ điều kiện đến ở nơi đây.
Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/10 “nóng” lên vì nỗi lo của những thành viên Ủy ban về việc nhà ở xã hội bị “biến tướng” khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, dự án Luật sửa đổi này có đưa thêm vào giải pháp ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng cho các dự án nhà ở cho các đối tượng xã hội.
Theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, năm 2009, Chính phủ đã triển khai miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở để cho sinh viên, người lao động có thu nhập thấp thuê, đồng thời giảm 50% thuế giá trị gia tăng nhà ở cho sinh viên, người có thu nhập thấp thuê. Nhưng do các giải pháp miễn, giảm thuế này chỉ thực hiện từ năm 2009 nên chưa khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư vào nhà ở xã hội. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung các giải pháp ưu đãi thuế vào trong luật để thu hút các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế tham gia giải quyết vấn đề nhà ở cho đối tượng xã hội.
“Kí túc xá hiện nay chỉ đáp ứng được 20% số sinh viên có nhu cầu ở, lao động các khu công nghiệp thì có tới 80% đang phải thuê ở tạm. Đối với nhu cầu về nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp thì tại khu vực đô thị, vẫn còn hàng vạn hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế đang có khó khăn về nhà ở... Nhu cầu về nhà ở của các đối tượng xã hội là rất cấp bách. Nếu tất cả chỉ trông chờ ở ngân sách thì sẽ không thể giải quyết được”, ông Ninh cho hay.
Đồng tình với Chính phủ về sự cần thiết của ban hành của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng nhiều thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều bày tỏ sự quan ngại khi triển khai quản lý không chặt chẽ thì dễ bị doanh nghiệp lợi dụng và một chính sách an sinh xã hội cao đẹp của Nhà nước sẽ không đến được đúng đối tượng được thụ hưởng.
“Như việc Nhà nước ưu đãi cho các dự án xây dựng nhà tái định cư nhưng đối tượng người được nhiều khi có phải là người tái định cư đâu”, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng dẫn chứng.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba thì dẫn giải về câu chuyện hỗ trợ thu mua nông sản cho nông dân thông qua doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp mua lại cho nông dân theo giá nào thì không kiểm soát được. “Tương tự như đối với việc thông qua việc hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp khi đầu tư, xây dựng nhà ở cho các đối tượng xã hội, nhưng doanh nghiệp có cho thuê, hay bán theo giá thấp cho các đối tượng chính sách hay không thì liệu chúng ta có kiểm soát được không? Chúng ta có nhiều chính sách đối với người nghèo đều thông qua doanh nghiệp nhưng vì kiểm soát thiếu chặt chẽ nên các chính sách đến với người nghèo còn ít”, bà Ba lo ngại.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cũng đồng tình với nhận định này và băn khoăn tại sao không hướng tới việc hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng xã hội chứ không cần thông qua doanh nghiệp?
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển phân tích về 3 yếu tố bất ổn của Dự án Luật: “Thứ nhất, do năng lực quản lý hiện nay còn hạn chế nên việc kiểm soát giá mua, bán nhà thực tế đang gặp rất nhiều khó khăn, Vì vậy, cho dù Nhà nước có áp dụng các chính sách ưu đãi, trong đó có chính sách ưu đãi về thuế để doanh nghiệp hạ giá thành thì chưa chắc giá bán, giá thuê sẽ giảm. Thứ hai, việc căn cứ đối tượng mua nhà để áp dụng 2 mức thuế suất giá trị gia tăng khác nhau (5% và 10%) là rất phức tạp, dễ bị doanh nghiệp lợi dụng để được hoàn thuế giá trị gia tăng. Thứ ba, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án đầu tư mở rộng sẽ dẫn đến tình trạng ưu đãi dàn trải”.
Vì vậy, ông Hiển cũng như các thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cần tính toán, dự báo và làm rõ tổng nhu cầu cho các đối tượng chính sách trong những năm tới, đồng thời dự kiến số giảm thu trong ngân sách Nhà nước nếu áp dụng thuế suất ưu đãi cho các doanh nghiệp có dự án nhà ở chính sách.