Một Giáng sinh hiếm gà Tây và quà tặng tại châu Âu

Băng Hảo
Chia sẻ

Người tiêu dùng châu Âu đang phải chi tiêu tiết kiệm để chuẩn bị cho Giáng sinh, giữa bối cảnh lạm phát giá lương thực trong khu vực tăng cao. Tại nhiều quốc gia, người dân cho biết sẽ không mua quà tặng cũng như chỉ tổ chức tiệc đơn giản tại nhà...

Ảnh: Evening Standard
Ảnh: Evening Standard

Theo hãng tin Reuters, tình trạng lạm phát tăng vọt đã xảy ra ở các quốc gia Baltic cũng như toàn châu Âu. Tại Hungary, doanh thu thực phẩm đã giảm 5,6% trong tháng 11, khi giá thịt cá tăng hơn 34%, và nguyên liệu làm bánh mì tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, người tiêu dùng ở Séc phải vật lộn với giá đường tăng 105%.

Giá bột mì ở Ba Lan cũng tăng 45,4%. Một cuộc khảo sát của Barometr Providenta cho thấy người Ba Lan sẽ chi trung bình 1.259 zloty (6,7 triệu đồng) vào lễ Giáng sinh năm nay, cao hơn 307 zloty (1,6 triệu đồng) so với một năm trước. Tuy nhiên, gần một nửa số người được khảo sát cho biết họ sẽ mua các sản phẩm rẻ hơn để giảm chi phí.

Tờ Bild, trích dẫn một cuộc khảo sát của Viện Câu trả lời xã hội mới (INSA), đưa tin, gần 25% người ở Đức sẽ không mua quà Giáng sinh năm nay vì lạm phát cao. Theo báo cáo, 23% số người được hỏi cho biết, họ sẽ hoàn toàn không mua quà Giáng sinh, trong khi 22% cho biết họ sẽ phải dùng tiền tiết kiệm để mua quà. Hơn 3% cho biết họ có thể buộc phải vay nợ để mua quà.

Nhìn chung, chưa đến một nửa trong số những người được khảo sát nghĩ rằng họ sẽ có thể điều chỉnh các khoản mua sắm Giáng sinh phù hợp với ngân sách của mình. Báo cáo không cung cấp dữ liệu về số lượng người tham gia khảo sát. Bild cũng lưu ý rằng giá quà Giáng sinh ở Đức năm nay đã tăng khoảng 56% so với năm 2021, theo nền tảng so sánh giá Idealo, nơi đã phân tích giá của hơn 120 món quà Giáng sinh phổ biến.

Thách thức mà các nhà bán lẻ phải đối mặt có lẽ còn khó khăn hơn so với thời kỳ đại dịch.
Thách thức mà các nhà bán lẻ phải đối mặt có lẽ còn khó khăn hơn so với thời kỳ đại dịch.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Đức đã tăng lên mức 10,4% trong tháng 10, đạt mức cao lịch sử mới, theo dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis). Mặc dù cơ quan này chưa công bố dữ liệu cho tháng 11 nhưng dự kiến ​​tỷ lệ lạm phát sẽ duy trì ở mức trên 10%. Giá cả chủ yếu được thúc đẩy bởi chi phí năng lượng tăng cao sau khi nguồn cung cấp khí đốt từ Nga giảm trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến Ukraine đối với nước này.

Tháng 11, INSA đã thực hiện một cuộc khảo sát khác cho thấy, một nửa người dân ở Đức cho rằng Berlin đang thất bại trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, trong khi gần 30% nói rằng họ sẽ không thể trả tiền điện trong những tháng tới.

Tương tự, tại Anh, ông Andrew Goodacre, giám đốc điều hành của British Independent Retailers Association (Hiệp hội các nhà bán lẻ độc lập Anh) đã nói với tờ Xinhua: “Tôi có thể nói rằng, tại thời điểm này, thách thức mà các nhà bán lẻ phải đối mặt có lẽ còn khó khăn hơn so với thời kỳ đại dịch". Tất cả là bởi niềm tin tiêu dùng và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã in sâu trong đầu của người mua hàng.

Ông Goodacre cũng cho biết thêm: “Chúng tôi đã chứng kiến doanh số bán lẻ giảm liên tục trong hai tháng vừa qua, điều đó sẽ gây áp lực khiến cho mùa mua sắm Giáng sinh không còn thành công như những năm trước nữa. Vấn đề về nhu cầu tiêu dùng đang là mối đe dọa thực sự đối với các con phố lớn trên khắp cả nước".

Trên khắp Châu Âu, lạm phát đang tăng cao, cuộc khủng hoảng năng lượng có thể kéo dài suốt mùa đông, và suy thoái kinh tế đang đến gần. Tất cả những điều này đang đè nặng lên người tiêu dùng, giáng một đòn đau vào ngân sách chi tiêu của các hộ gia đình và làm lu mờ những sự kiện mua sắm lớn. Nhà kinh tế cấp cao tại công ty tư vấn kinh tế Oxford Economics, Tomas Dvorak cũng cho rằng người tiêu dùng khó có thể vung tiền trong đợt giảm giá Giáng Sinh và có nhiều khả năng họ sẽ tiết kiệm hơn. Tương tự, đánh giá của các nhà bán lẻ về điều kiện kinh doanh hiện tại và trước mùa lễ hội cũng rất ảm đạm.

Điều đáng tiếc là hiện không có một biện pháp trước mắt nào để cải thiện tình trạng trên. Thống kê cho thấy lạm phát dự kiến sẽ giảm vào năm 2023 nhưng vẫn nằm tại mức cao là 7% ở Liên minh Châu Âu và 6,1% ở khu vực sử dụng đồng Euro. Ông Andrew Goodacre nhận định: “Tôi nghĩ điều quan trọng là vừa giữ cho cuộc sống tiếp diễn nhưng cũng vừa phải tiết kiệm trước những thứ không cần thiết hoặc không thực sự cần ngay. Hy vọng rằng lạm phát sẽ ngừng tăng, tất cả chúng ta có thể trở lại một cuộc sống bình thường”.

Dịch bệnh tạo ra một cuộc khủng hoảng gia cầm ở nước Anh, đe dọa từ bữa sáng hàng ngày tới những bữa ăn truyền thống trong dịp Giáng sinh.
Dịch bệnh tạo ra một cuộc khủng hoảng gia cầm ở nước Anh, đe dọa từ bữa sáng hàng ngày tới những bữa ăn truyền thống trong dịp Giáng sinh.

Trong khi đó, nhà chức trách Anh cho biết đại dịch cúm gia cầm đang bùng phát ở nước này với mức độ lớn chưa từng có. Chính phủ đã phải yêu cầu nuôi nhốt gia cầm trong môi trường kín kể từ 7/11 nhằm hạn chế tới mức tối thiểu nguy cơ lây nhiễm. Không chỉ riêng nước Anh, cúm gia cầm cũng đang bùng phát khắp châu Âu, dẫn tới việc phải tiêu hủy hàng hoạt để ngăn ngừa lây nhiễm. Gần 6 triệu con gia cầm đã bị tiêu hủy ở Hà Lan kể từ tháng 10/2021. Các nước Tây Ban nha, Bulgaria, Đan Mạch và Pháp cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh, châu Âu đã tiêu hủy gần 50 triệu con gia cầm trong năm nay.

Theo CNBC, chính những diễn biến nghiêm trọng của dịch bệnh tạo ra một cuộc khủng hoảng gia cầm ở nước Anh, đe dọa từ bữa sáng hàng ngày tới những bữa ăn truyền thống trong dịp Giáng sinh. Không chỉ có thịt gia cầm, các món từ trứng cũng có thể sẽ biến mất khỏi bữa ăn của phần lớn các hộ gia đình. Một số siêu thị ở Anh đã cảnh báo nguồn cung thực phẩm có thể bị gián đoạn trong khi các cửa hàng tạp hóa cũng đang có những động thái gia tăng dự trữ trước thời điểm lễ hội.

Tập đoàn siêu thị lớn thứ hai của Anh là Sainsbury's cho biết họ đang thiếu gà tây để bán trong những ngày tới. Trong khi đó, những người mua sắm tại cửa hàng giảm giá Lidl chỉ được mua tối đa 3 hộp trứng. Ở chuỗi siêu thị lớn thứ 3 của Vương quốc Anh là Asda, khách hàng chỉ được mua tối đa 2 hộp trứng cho mỗi lần.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con