Nga lại dọa Ukraine, Mỹ được đề nghị hỗ trợ quân sự
Mỹ tuyên bố đang tính tới khả năng thắt chặt hơn mối quan hệ với Kiev
Nước Nga đã sử dụng đến đòn bẩy kinh tế lớn nhất của mình để tăng áp lực đối với Ukraine khi đe dọa cắt nguồn cung khí đốt cho Kiev. Lý do mà Nga đưa ra cho động thái này là Ukraine chưa trả xong nợ mua khí đốt, và “chúng tôi không thể cung cấp miễn phí được”.
Ở phía bên kia của cuộc đối đầu Đông-Tây xung quanh khủng hoảng Ukraine, Mỹ tuyên bố đang tính tới khả năng thắt chặt hơn mối quan hệ với Kiev.
Đáp lại điều này, điện Kremlin cũng gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ về việc sẵn sàng tiếp nhận vùng Crimea của Ukraine gia nhập vào Nga bằng cách chào đón nhà lãnh đạo theo chủ trương ly khai của Crimea tới Moscow vào ngày hôm qua (7/3), đồng thời ủng hộ việc vùng này tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề ly khai.
Trong một cuộc trả lời phòng vấn, bà Yulia Tymoshenko, cựu Thủ tướng Ukraine, đồng thời là đối thủ chính trị của Tổng thống thân Nga bị phế truất Viktor Yanukovych, cảnh báo rằng, phương Tây đang có nguy cơ đánh mất niềm tin khi không có hành động đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền của Ukraine. Bà Tymoshenko đã phải ngồi tù cho tới khi phe biểu tình thân phương Tây lật đổ ông Yanukovych hồi tháng trước.
Những tuyên bố nói trên được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về nước vào hôm qua (7/3) sau những nỗ lực bất thành ở châu Âu trong việc sắp xếp một cuộc đối thoại giữa Nga và chính phủ mới của Ukraine.
Trong ngày hôm qua, ông Alexei Miller, Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn khí đốt Nga OAO Gazprom, nói rằng, Ukraine đã nợ họ 1,89 tỷ USD tiền mua khí đốt. Theo ông Miller, ngày 7/3 là hạn mà Kiev phải thanh toán tiền mua khí đốt của tháng 2, nhưng đã không thực hiện được việc trả nợ này.
Ông Miller cảnh báo, việc Ukraine không trả nợ khí đốt sẽ dẫn tới cuộc khủng hoảng tương tự như vào năm 2009 khi Gazprom cắt nguồn cung khí đốt cho nước này trong vài tuần, đẩy giá khí đốt tăng vọt và kéo theo tình trạng thiếu khí đốt ở một số khu vực khác của châu Âu.
“Chúng tôi không thể cung cấp khí đốt miễn phí”, ông Miller nói. “Hoặc là Ukraine trả nợ, hoặc là chúng tôi sẽ lặp lại những gì đã xảy ra vào đầu năm 2009”.
Khả năng Mỹ hỗ trợ quân sự cho Ukraine đã nổi lên vào ngày thứ Sáu qua một cuộc điện thoại giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và người đồng cấp Ukraine, ông Ihor Tenyukh. Trong cuộc điện thoại này, ông Tenyukh đã đề nghị người đứng đầu Lầu Năm Góc “cân nhắc cung cấp sự tư vấn cho quân đội của Ukraine trên phương diện hỗ trợ nhân đạo và nỗ lực giảm trừ thiệt hại thiên tai”, Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay.
Mặc dù cuộc nói chuyện này không vượt quá vấn đề hỗ trợ kỹ thuật, bất kỳ sự trao đổi nào giữa hai bên cũng sẽ đánh dấu lần đầu tiên Washington và Kiev tăng cường quan hệ quân sự lần đầu tiên kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng.
Trong khi đó, một nguồn tin từ Washington cho hay, các quan chức thuộc Bộ Tài chính Mỹ đang nghiên cứu một gói trừng phạt đối với các cá nhân liên quan đến cuộc khủng hoảng và lên một danh sách những nhân vật sẽ bị trừng phạt.
Tuy nhiên, theo nguồn tin này, một số hành động mà Mỹ đã thực hiện đến thời điểm này, trong đó có việc hủy chuẩn bị tham dự hội nghị G8 diễn ra ở Sochi, Nga vào tháng 6, cũng như ngừng đàm phán thương mại và đầu tư với Nga - có thể được đảo ngược. Những động thái trên của Mỹ đã không tạo đủ áp lực để Nga “xuống nước” thêm trong vấn đề Ukraine.
Thượng viện Nga đã tuyên bố sẽ ủng hộ Crimea nếu vùng này muốn gia nhập vào Nga. Cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga sẽ được chính quyền Crimea tổ chức vào ngày 16/3 tới. Trong khi đó, Chính phủ mới thân phương Tây của Ukraine tuyên bố, cuộc trưng cầu dân ý mà Crimea dự định tổ chức là không phù hợp với hiến pháp nước này. Mỹ và châu Âu ủng hộ lập trường này của Kiev.
Hôm qua (8/3), Chính phủ lâm thời ở Kiev tuyên bố đã thỏa thuận được gói cứu trợ 15 tỷ USD từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để vực dậy nền kinh tế. Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk phát biểu tại Brussels, Bỉ, bên lề một cuộc họp thượng đỉnh của EU rằng, khoản hỗ trợ 2 tỷ USD sẽ sớm được giải ngân.
Tuy vậy, một số quan chức Mỹ và châu Âu cho biết, nguồn hỗ trợ tài chính từ IMF, EU và Mỹ cho Ukraine vẫn chưa được nhất trí xong xuôi.
Ở phía bên kia của cuộc đối đầu Đông-Tây xung quanh khủng hoảng Ukraine, Mỹ tuyên bố đang tính tới khả năng thắt chặt hơn mối quan hệ với Kiev.
Đáp lại điều này, điện Kremlin cũng gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ về việc sẵn sàng tiếp nhận vùng Crimea của Ukraine gia nhập vào Nga bằng cách chào đón nhà lãnh đạo theo chủ trương ly khai của Crimea tới Moscow vào ngày hôm qua (7/3), đồng thời ủng hộ việc vùng này tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề ly khai.
Trong một cuộc trả lời phòng vấn, bà Yulia Tymoshenko, cựu Thủ tướng Ukraine, đồng thời là đối thủ chính trị của Tổng thống thân Nga bị phế truất Viktor Yanukovych, cảnh báo rằng, phương Tây đang có nguy cơ đánh mất niềm tin khi không có hành động đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền của Ukraine. Bà Tymoshenko đã phải ngồi tù cho tới khi phe biểu tình thân phương Tây lật đổ ông Yanukovych hồi tháng trước.
Những tuyên bố nói trên được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về nước vào hôm qua (7/3) sau những nỗ lực bất thành ở châu Âu trong việc sắp xếp một cuộc đối thoại giữa Nga và chính phủ mới của Ukraine.
Trong ngày hôm qua, ông Alexei Miller, Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn khí đốt Nga OAO Gazprom, nói rằng, Ukraine đã nợ họ 1,89 tỷ USD tiền mua khí đốt. Theo ông Miller, ngày 7/3 là hạn mà Kiev phải thanh toán tiền mua khí đốt của tháng 2, nhưng đã không thực hiện được việc trả nợ này.
Ông Miller cảnh báo, việc Ukraine không trả nợ khí đốt sẽ dẫn tới cuộc khủng hoảng tương tự như vào năm 2009 khi Gazprom cắt nguồn cung khí đốt cho nước này trong vài tuần, đẩy giá khí đốt tăng vọt và kéo theo tình trạng thiếu khí đốt ở một số khu vực khác của châu Âu.
“Chúng tôi không thể cung cấp khí đốt miễn phí”, ông Miller nói. “Hoặc là Ukraine trả nợ, hoặc là chúng tôi sẽ lặp lại những gì đã xảy ra vào đầu năm 2009”.
Khả năng Mỹ hỗ trợ quân sự cho Ukraine đã nổi lên vào ngày thứ Sáu qua một cuộc điện thoại giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và người đồng cấp Ukraine, ông Ihor Tenyukh. Trong cuộc điện thoại này, ông Tenyukh đã đề nghị người đứng đầu Lầu Năm Góc “cân nhắc cung cấp sự tư vấn cho quân đội của Ukraine trên phương diện hỗ trợ nhân đạo và nỗ lực giảm trừ thiệt hại thiên tai”, Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay.
Mặc dù cuộc nói chuyện này không vượt quá vấn đề hỗ trợ kỹ thuật, bất kỳ sự trao đổi nào giữa hai bên cũng sẽ đánh dấu lần đầu tiên Washington và Kiev tăng cường quan hệ quân sự lần đầu tiên kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng.
Trong khi đó, một nguồn tin từ Washington cho hay, các quan chức thuộc Bộ Tài chính Mỹ đang nghiên cứu một gói trừng phạt đối với các cá nhân liên quan đến cuộc khủng hoảng và lên một danh sách những nhân vật sẽ bị trừng phạt.
Tuy nhiên, theo nguồn tin này, một số hành động mà Mỹ đã thực hiện đến thời điểm này, trong đó có việc hủy chuẩn bị tham dự hội nghị G8 diễn ra ở Sochi, Nga vào tháng 6, cũng như ngừng đàm phán thương mại và đầu tư với Nga - có thể được đảo ngược. Những động thái trên của Mỹ đã không tạo đủ áp lực để Nga “xuống nước” thêm trong vấn đề Ukraine.
Thượng viện Nga đã tuyên bố sẽ ủng hộ Crimea nếu vùng này muốn gia nhập vào Nga. Cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga sẽ được chính quyền Crimea tổ chức vào ngày 16/3 tới. Trong khi đó, Chính phủ mới thân phương Tây của Ukraine tuyên bố, cuộc trưng cầu dân ý mà Crimea dự định tổ chức là không phù hợp với hiến pháp nước này. Mỹ và châu Âu ủng hộ lập trường này của Kiev.
Hôm qua (8/3), Chính phủ lâm thời ở Kiev tuyên bố đã thỏa thuận được gói cứu trợ 15 tỷ USD từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để vực dậy nền kinh tế. Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk phát biểu tại Brussels, Bỉ, bên lề một cuộc họp thượng đỉnh của EU rằng, khoản hỗ trợ 2 tỷ USD sẽ sớm được giải ngân.
Tuy vậy, một số quan chức Mỹ và châu Âu cho biết, nguồn hỗ trợ tài chính từ IMF, EU và Mỹ cho Ukraine vẫn chưa được nhất trí xong xuôi.