Nga phủ nhận triển khai quân ở Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói, những bức ảnh chụp phương tiện quân sự ở Crimea dùng biển số Nga là "khiêu khích"
Theo hãng tin Itar-Tass, phát biểu sáng nay (6/3), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc rằng quân đội nước này đã được triển khai tới bán đảo tự trị Crimea của Ukraine.
"Rõ ràng đây là một hành động khiêu khích", ông Shoigu nói khi được yêu cầu bình luận về những bức ảnh chụp các phương tiện quân sự mang biển số Nga xuất hiện trên bán đảo Crimea. Ông nói, không biết gì về nhóm người tự vệ ở Crimea được trang bị các loại vũ khí hiện đại, bao gồm cả những chiếc xe bọc thép Lynx, Tiger.
Trước đó một ngày, trang tin UkrStream.tv đã đăng tải một đoạn video lên Youtube có hình ảnh một một nhóm người vũ trang đang tuần tra quanh căn cứ quân sự Ukraine ở khu vực biên giới Ukraine giáp với Nga và tự nhận là công dân Nga. "Chúng tôi là công dân Nga và đang thực hiện một hoạt động tuần tra an ninh", một nhân vật nói.
"Dĩ nhiên là không phải, những điều này hoàn toàn là vô nghĩa", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu bác bỏ tính trung thực của đoạn video nói trên.
Trong một động thái khác, hôm 5/3, Thư kí Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine Andriy Parubiy tố Nga đang che giấu lực lượng đã triển khai ở Crimea nhưng không thuộc biên chế Hạm đội Biển Đen, không để Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu phát hiện. Ông Parubiy cho hay có nhiều bằng chứng lính Nga đang ở Crimea.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cho biết sẽ cử 35 quan sát viên tới Ukraine để làm việc từ 5-12/3. Ngoài đại diện của một số thành viên OSCE, phái đoàn còn bao gồm hai quan sát viên quân sự người Mỹ. Phái đoàn dự tính thăm cơ sở quân sự của các lực lượng vũ trang Ukraine, Hạm đội Biển Đen của Nga đóng tại Crimea.
Cũng trong ngày 5/3, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin văn phòng Tổng công tố Ukraine hôm 5/3 cho biết, một tòa án ở Kiev đã ra lệnh bắt Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Crimea. Theo lời quyền Tổng công tố Oleh Makhnytsky, thủ tướng, chủ tịch quốc hội cùng một số chính trị gia khác ở Crimea đã bị cáo buộc phạm tội hình sự.
Hôm 27/2, Quốc hội Crimea đã bổ nhiệm ông Sergei Aksyonov, thủ lĩnh đảng "Thống nhất nước Nga", làm thủ tướng nước cộng hòa tự trị. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Ukraine Alexandr Turchynov, người đang giữ vai trò quyền tổng thống nước này, sau đó đã ký một sắc lệnh bác bỏ tư cách Thủ tướng Crimea đối với ông Aksyonov.
Liên quan tới Crimea, hôm 5/3, cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko, người được mệnh danh là "nữ hoàng khí đốt" đã kêu gọi phương Tây tăng cường sức ép, buộc Nga rút quân ra khỏi Crimea. Theo bà, Mỹ và Anh phải can dự trực tiếp với Nga và sử dụng “các công cụ mạnh nhất” để đảm bảo binh sỹ Nga sẽ rời Crimea.
Bà Tymoshenko cho hay, với tư cách là những nước tham gia hiệp ước năm 1994 về đảm bảo an ninh của Ukraine để đổi lấy việc nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân, Mỹ và Anh nay phải trực tiếp can dự với Nga. Ukraine không thể tham gia cuộc thương lượng nào với Moscow khi binh sỹ Nga đang chĩa súng vào binh lính Ukraine.
Trong khi đó, theo ghi nhận của hãng tin AFP được đăng tải cùng ngày, hàng trăm thanh niên ở thủ đô Kiev đã lũ lượt xếp hàng dài để đăng ký nhập ngũ, khiến trung tâm tuyển quân thậm chí phải đóng cửa vì không đủ sức tiếp nhận. Roman Surzhikov, một kỹ sư 33 tuổi, nói với hãng tin AFP rằng: "Tôi muốn tham gia trận chiến".
"Tôi không mong chiến tranh nổ ra, nhưng nếu điều đó xảy ra, thì đây là nghĩa vụ của tôi. Chúng tôi phải bảo vệ tổ quốc", anh Surzhikov cho biết. Tuy nhiên, theo lời anh Surzhikov, "đến nay mới chỉ có một số quân nhân dự bị Ukraine được động viên và tôi không nằm trong số đó".
Quân đội Ukraine đã được đặt trong tình trạng báo động kể từ cuối tuần qua sau khi Quốc hội Nga cho phép Tổng thống Nga Vladimir Putin triển khai quân đội ngay trên lãnh thổ Ukraine. Một ngày sau đó, Chủ tịch Hội đồng An ninh và Phòng vệ Quốc gia Ukraine Andriy Parubiy tuyên bố rằng, Kiev chuẩn bị tổng động viên.
"Rõ ràng đây là một hành động khiêu khích", ông Shoigu nói khi được yêu cầu bình luận về những bức ảnh chụp các phương tiện quân sự mang biển số Nga xuất hiện trên bán đảo Crimea. Ông nói, không biết gì về nhóm người tự vệ ở Crimea được trang bị các loại vũ khí hiện đại, bao gồm cả những chiếc xe bọc thép Lynx, Tiger.
Trước đó một ngày, trang tin UkrStream.tv đã đăng tải một đoạn video lên Youtube có hình ảnh một một nhóm người vũ trang đang tuần tra quanh căn cứ quân sự Ukraine ở khu vực biên giới Ukraine giáp với Nga và tự nhận là công dân Nga. "Chúng tôi là công dân Nga và đang thực hiện một hoạt động tuần tra an ninh", một nhân vật nói.
"Dĩ nhiên là không phải, những điều này hoàn toàn là vô nghĩa", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu bác bỏ tính trung thực của đoạn video nói trên.
Trong một động thái khác, hôm 5/3, Thư kí Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine Andriy Parubiy tố Nga đang che giấu lực lượng đã triển khai ở Crimea nhưng không thuộc biên chế Hạm đội Biển Đen, không để Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu phát hiện. Ông Parubiy cho hay có nhiều bằng chứng lính Nga đang ở Crimea.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cho biết sẽ cử 35 quan sát viên tới Ukraine để làm việc từ 5-12/3. Ngoài đại diện của một số thành viên OSCE, phái đoàn còn bao gồm hai quan sát viên quân sự người Mỹ. Phái đoàn dự tính thăm cơ sở quân sự của các lực lượng vũ trang Ukraine, Hạm đội Biển Đen của Nga đóng tại Crimea.
Cũng trong ngày 5/3, Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin văn phòng Tổng công tố Ukraine hôm 5/3 cho biết, một tòa án ở Kiev đã ra lệnh bắt Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Crimea. Theo lời quyền Tổng công tố Oleh Makhnytsky, thủ tướng, chủ tịch quốc hội cùng một số chính trị gia khác ở Crimea đã bị cáo buộc phạm tội hình sự.
Hôm 27/2, Quốc hội Crimea đã bổ nhiệm ông Sergei Aksyonov, thủ lĩnh đảng "Thống nhất nước Nga", làm thủ tướng nước cộng hòa tự trị. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Ukraine Alexandr Turchynov, người đang giữ vai trò quyền tổng thống nước này, sau đó đã ký một sắc lệnh bác bỏ tư cách Thủ tướng Crimea đối với ông Aksyonov.
Liên quan tới Crimea, hôm 5/3, cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko, người được mệnh danh là "nữ hoàng khí đốt" đã kêu gọi phương Tây tăng cường sức ép, buộc Nga rút quân ra khỏi Crimea. Theo bà, Mỹ và Anh phải can dự trực tiếp với Nga và sử dụng “các công cụ mạnh nhất” để đảm bảo binh sỹ Nga sẽ rời Crimea.
Bà Tymoshenko cho hay, với tư cách là những nước tham gia hiệp ước năm 1994 về đảm bảo an ninh của Ukraine để đổi lấy việc nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân, Mỹ và Anh nay phải trực tiếp can dự với Nga. Ukraine không thể tham gia cuộc thương lượng nào với Moscow khi binh sỹ Nga đang chĩa súng vào binh lính Ukraine.
Trong khi đó, theo ghi nhận của hãng tin AFP được đăng tải cùng ngày, hàng trăm thanh niên ở thủ đô Kiev đã lũ lượt xếp hàng dài để đăng ký nhập ngũ, khiến trung tâm tuyển quân thậm chí phải đóng cửa vì không đủ sức tiếp nhận. Roman Surzhikov, một kỹ sư 33 tuổi, nói với hãng tin AFP rằng: "Tôi muốn tham gia trận chiến".
"Tôi không mong chiến tranh nổ ra, nhưng nếu điều đó xảy ra, thì đây là nghĩa vụ của tôi. Chúng tôi phải bảo vệ tổ quốc", anh Surzhikov cho biết. Tuy nhiên, theo lời anh Surzhikov, "đến nay mới chỉ có một số quân nhân dự bị Ukraine được động viên và tôi không nằm trong số đó".
Quân đội Ukraine đã được đặt trong tình trạng báo động kể từ cuối tuần qua sau khi Quốc hội Nga cho phép Tổng thống Nga Vladimir Putin triển khai quân đội ngay trên lãnh thổ Ukraine. Một ngày sau đó, Chủ tịch Hội đồng An ninh và Phòng vệ Quốc gia Ukraine Andriy Parubiy tuyên bố rằng, Kiev chuẩn bị tổng động viên.