Người Việt đang "nướng" hơn 5 tiếng cho smartphone mỗi ngày

Phạm Vinh
Chia sẻ

Với hơn 5 tiếng dùng smarphone mỗi ngày bao gồm việc lên mạng xã hội, tải app đã thúc đẩy thị trường kinh doanh trực tuyến, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn Covid-19...

Chiếc smartphone kết nối mạng luôn bên cạnh các bạn trẻ.
Chiếc smartphone kết nối mạng luôn bên cạnh các bạn trẻ.

Thị trường kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng do những thay đổi đáng kể về hành vi tiêu thụ các nội dung trực tuyến của người tiêu dùng. Báo cáo của WeAreSocial tháng 2/2021, lượng người sử dụng nền tảng trực tuyến tại Việt Nam đầu năm 2021 tăng thêm 7 triệu người, tăng 11% so với cùng kỳ 2020.

FACEBOOK VÀ YOUTUBE ĐƯỢC DÙNG NHIỀU NHẤT

Một công ty dịch vụ số khác là Appota, trong báo cáo về "Thị trường ứng dụng di động 2021" công bố hôm 12/5, cũng cho biết Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó 64% các thuê bao đã kết nối 3G và 4G. Người dùng trung bình mỗi ngày sử dụng di động từ 4 giờ/ngày năm 2020 tăng lên 5,1 giờ/ngày như hiện nay (tăng 25%). 

 

Theo ước tính của Appota, Facebook và Youtube cũng là hai ứng dụng mà người dùng smartphone dành nhiều thời gian nhất với 25% và 12% thời gian sử dụng.

Xét về tỷ lệ dân số sử dụng Internet cũng chiếm 70%, lượng người dùng sử dụng Internet qua thiết bị di động chiếm khoảng 95% và mỗi ngày trung bình mất 3 giờ 18 phút để sử dụng Internet qua di động. Đây là con số khá ấn tượng, chứng minh smartphone đang được ưu tiên làm thiết bị kết nối chính nhờ sự tiện lợi và phổ biến.

Mạng xã hội, ứng dụng xem phim và nhắn tin là các loại ứng dụng phổ biến nhất mà người dùng Việt sử dụng. Theo ước tính của Appota, Facebook và Youtube cũng là hai ứng dụng mà người dùng smartphone dành nhiều thời gian nhất với 25% và 12% thời gian sử dụng. 

Đối với các ứng dụng nhắn tin, Zalo đã vượt qua Facebook Messenger để trở thành ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất, chiếm 6%-7% thời gian sử dụng. Ngoài ra còn nhiều ứng dụng khác cũng được người dùng ưa chuộng như Skype, Viber, Wechat…

Trong năm qua cũng ghi nhận sự bùng nổ của TikTok sau đại dịch với 16 triệu lượt tải đã khiến ứng dụng này trở thành xu hướng giải trí mới tại Việt Nam. 

Phải thừa nhận, tác động lớn nhất dẫn đến sự gia tăng này là do Covid-19 và khoảng thời gian giãn cách xã hội trước đó đã làm thay đổi thói quen và gia tăng thời gian tương tác với thế giới thông qua smartphone.

Hơn nữa, nhờ tỷ lệ sở hữu điện thoại di động cao, giá thành smartphone Android cũng trải nhiều phân khúc, nhiều sản phẩm lựa chọn nên các ứng dụng từ phục vụ người dùng thông thường đến ứng dụng quản lý, hỗ trợ ra quyết định ứng dụng trong doanh nghiệp ngày càng phổ biến. Nói một cách khác, quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết.

84% NGƯỜI MUA SẢN PHẨM SAU KHI XEM VIDEO

Nghiên cứu "Chuyển đổi số: Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19 và Phát triển" năm 2021 của VCCI chỉ ra rằng: 96,9% doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) cho rằng chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng và đã thực hiện hoặc mong muốn thực hiện trong thời gian gần. 

Nhờ cước viễn thông di động ngày càng rẻ, nhiều nhà mạng thiết kế gói data đa dạng theo ngày, thời gian, dung lượng, gói cước cho từng nhóm khách hàng riêng nên dễ tiếp cận lượng lớn người dùng Internet di động. Hiện nay, tốc độ có thể đạt tới 60,88 Mbps, tăng khoảng 40,7% so với năm 2019 đã khiến số lượng thuê Internet tăng trưởng đáng kể, phủ sóng rộng rãi trên toàn quốc.

Một đại diện của TikTok, cho biết trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp và nhu cầu của người dùng không ngừng thay đổi, thị trường trực tuyến tại Việt Nam chắc chắn sẽ còn phát triển và biến đổi trong thời gian tới.

 

“Để tăng trưởng trong bối cảnh chuyển đổi số, bản thân doanh nghiệp phải cởi mở và chủ động tiếp cận, tìm hiểu và ứng dụng các công cụ sẵn có vào hoạt động kinh doanh. Trong thời gian tới, để hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc cho SME trong suốt quá trình kích hoạt quảng cáo trên nền tảng, đội ngũ tư vấn của TikTok sẽ tăng gấp 3 lần trong năm 2021.”

Đại diện TikTok Việt Nam

Bên cạnh các nội dung mang yếu tố giải trí, sáng tạo, TikTok cũng đang đẩy mạnh các nội dung mang tính giáo dục, cộng đồng và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dùng. Ví dụ như thông tin cập nhật về Covid-19, nội dung giáo dục, hướng nghiệp,…

Trên thực tế, chuyển đổi số đã và đang tạo ra những thay đổi đáng kể trong thói quen tiêu dùng của người Việt, điển hình là nhu cầu tiêu dùng cho các dịch vụ trực tuyến ngày càng tăng. Chính điều này đã tạo ra cơ hội giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là SMB triển khai các chiến lược tiếp thị mới để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Theo báo cáo của Wyzowl vào tháng 4/2021, video dạng ngắn sẽ tiếp tục là xu hướng nội dung năm 2021. Có 84% người dùng đã mua sản phẩm/dịch vụ sau khi xem video của nhãn hàng, 96% người dùng đã từng xem các video giải thích về sản phẩm/dịch vụ và và 69% trong số họ ưa thích xem các video ngắn về sản phẩm và dịch vụ.

Khảo sát của TikTok tại Việt Nam vào tháng 10/2020 cũng chỉ ra có tới 96% người dùng TikTok đã thấy các video quảng cáo của doanh nghiệp và 90% người dùng đã hành động sau khi thấy những video quảng cáo này.

Hiện, hoạt động marketing, tiếp thị được mở rộng và vô cùng đa dạng. Bên cạnh các kênh tiếp thị truyền thống như TV, biển quảng cáo ngoài trời, SMB hoàn toàn có thể tiếp cận và tương tác với một lượng lớn khách hàng trên các nền tảng công nghệ mới: phân tích dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI)... Nếu biết cách tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ trên các nền tảng trực tuyến, chi phí vận hành sẽ được giảm thiểu, tiết kiệm ngân sách và nguồn lực cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo hiệu quả tiếp thị và kinh doanh.

Hệ thống quản lý quảng cáo Ads Manager của TikTok được thiết kế để SMB có thể thiết lập kế hoạch quảng cáo một cách dễ dàng với chi phí từ 200.000 đồng là đã thiết lập được quảng cáo ở mức độ nhóm và 500.000 đồng ở mức độ chiến dịch. Doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh chi tiêu bất cứ lúc nào.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con