Nhiều doanh nghiệp FDI “lộ mánh” chuyển giá
Trong số 585 doanh nghiệp FDI bị thanh tra chuyển giá trong 9 tháng đầu năm nay, có tới 494 doanh nghiệp thuộc diện bị xử lý
Gần 90% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuộc diện thanh tra trong 9 tháng năm 2011 bị phát hiện có dấu hiệu sai phạm về hạch toán chi phí và chuyển giá. Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn giải thích rằng, tỷ lệ lớn như vậy là do thanh tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
“Nhìn chung là áp dụng theo quản lý rủi ro thì cũng như người bị sốt đi khám, không bệnh này cũng bệnh nọ”, ông nói vậy sau câu hỏi của VnEconomy rằng sai phạm về chuyển giá ở doanh nghiệp “ngoại” có là phổ biến với các con số được công bố.
Gần 15% số doanh nghiệp FDI "trốn thuế"
Thông tin chính thức từ Tổng cục Thuế mới đây cho thấy vấn đề đang rất “nóng”. Trong số 585 doanh nghiệp FDI bị thanh tra chuyển giá trong 9 tháng đầu năm nay, có tới 494 doanh nghiệp thuộc diện bị xử lý với nhiều kiểu vi phạm, đạt tỷ lệ gần 90%.
Nhưng Thứ trưởng Tuấn thông tin thêm, ngoài con số báo cáo vẫn còn vài chục doanh nghiệp chưa ban hành quyết định xử phạt, vì còn để cơ hội cho doanh nghiệp giải trình.
Chuyện doanh nghiệp FDI “đụng đâu sai đấy” còn một tham khảo khác để chứng minh mức độ phổ biến.
Theo cơ quan thuế, kế hoạch thanh tra 1.276 doanh nghiệp FDI trong năm nay xuất phát từ cơ sở phân tích thông tin để phát hiện ra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, bao gồm: có số lỗ lớn, liên tục; doanh nghiệp lỗ vượt vốn chủ sở hữu nhưng vẫn đầu tư mở rộng…
Thứ trưởng Tuấn lưu ý thêm hai con số liên quan, đó là trong tổng số khoảng 8.800 doanh nghiệp FDI đang hoạt động và có phát sinh thuế, đối tượng đưa vào kế hoạch thanh tra, so ra chiếm gần 15%.
Không biết có nên coi tỷ lệ gần 15% nói trên là nhiều, nhưng điều đáng nói là dấu hiệu chuyển giá ở doanh nghiệp FDI không phải khó nhận dạng.
“Từ cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, của việc quản lý rủi ro, có thể thấy số lỗ của doanh nghiệp FDI không bình thường”, Thứ trưởng Tuấn cho biết.
Tuy rằng, việc lỗ lãi của doanh nghiệp phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế, vào đặc điểm từng địa bàn... Nhưng nếu doanh nghiệp ngành xi măng có số thuế phải nộp thường là 14%/doanh số, nay một doanh nghiệp chỉ có 6%, hay báo lỗ quá thời gian thu hồi vốn tới 5-7 năm thì chắc là có vấn đề.
Lật tẩy nhiều “mánh” chuyển giá
Ra quân chống chuyển giá trên diện rộng, đợt thanh tra chuyên đề lần này của Bộ Tài chính đã phát giác nhiều “mánh”, được các doanh nghiệp FDI “chuộng” hơn cả.
Theo tổng hợp của Tổng cục Thuế, sai phạm phổ biến nhất được phát giác là hạch toán chi phí trước nhưng chưa chi; trích lập dự phòng chưa đúng quy định; chi phí không có hóa đơn, chứng từ, vượt định mức; hay hạch toán chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh; chi phí tiền lương, khấu hao không đúng quy định của Bộ Tài chính…
Có tới 401 doanh nghiệp bị phát hiện có các sai phạm kể trên, chiếm 83% tổng số doanh nghiệp sai phạm bị Tổng cục Thuế phát giác trong 9 tháng năm 2011. Qua hạch toán lại, các doanh nghiệp này giảm lỗ 1.544 tỷ đồng, chiếm gần 54% tổng số giảm lỗ mà Tổng cục Thuế xác định được.
Sai phạm phổ biến thứ hai là hạch toán chi phí lãi vay không đúng quy định. Theo số liệu của Tổng cục Thuế, có tới 104 doanh nghiệp vi phạm nội dung này, làm số lỗ phát sinh thêm 258,8 tỷ đồng.
Hai “mánh” là hạch toán sai chi phí chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện và chuyển lỗ không đúng quy định, mức độ phổ biến chỉ vừa vừa với 29 doanh nghiệp và 32 doanh nghiệp vi phạm các quy định này. Tuy nhiên, số lỗ giảm được sau thanh tra chiếm khá lớn, lần lượt là 244,3 tỷ đồng và 239,6 tỷ đồng.
Điều đáng nói là các sai phạm liên quan đến yếu tố ngoài lãnh thổ Việt Nam lại không nhiều. Đáng chú ý là qua thanh tra đã phát hiện 3 doanh nghiệp do nâng khống giá trị tài sản góp vốn vào công ty liên kết làm tăng chi phí khấu hao. Kết quả là giảm lỗ 14,3 tỷ đồng.
Ngoài ra là các “mánh” như ghi khống dịch vụ, hay… quên hạch toán. Như trường hợp có 6 doanh nghiệp chi phí dịch vụ của phía nước ngoài cung cấp nhưng không chứng minh được nội dung dịch vụ thực hiện; 2 doanh nghiệp công ty mẹ đã cam kết không thu các khoản vay dài hạn, dùng vốn chủ sở hữu để bù lỗ, nhưng sau đó các thành viên vẫn góp vốn bổ sung…
Chỉ tính trên các con số tại quyết định xử lý của Tổng cục Thuế trong 9 tháng năm 2011, đã có 3.754 tỷ đồng được loại khỏi số lỗ của các doanh nghiệp FDI. Ngân sách nhà nước cũng thu về thêm hơn một nghìn tỷ đồng, bao gồm 978,8 tỷ đồng truy thu thuế; 86,9 tỷ đồng giảm khấu trừ; 272,4 tỷ đồng phạt vi phạm.
Thứ trưởng Tuấn thông tin thêm, việc kiểm tra sát sao các doanh nghiệp FDI lần này không chỉ là truy thu cho ngân sách mà hướng tới một môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, giúp doanh nghiệp quản trị tốt hơn, nghiêm túc chấp hành pháp luật. Cũng là để doanh nghiệp có được con số lợi nhuận thực sự bảo đảm quyền lợi của cổ đông, với doanh nghiệp liên doanh thì có cổ đông là Nhà nước.
“Nhìn chung là áp dụng theo quản lý rủi ro thì cũng như người bị sốt đi khám, không bệnh này cũng bệnh nọ”, ông nói vậy sau câu hỏi của VnEconomy rằng sai phạm về chuyển giá ở doanh nghiệp “ngoại” có là phổ biến với các con số được công bố.
Gần 15% số doanh nghiệp FDI "trốn thuế"
Thông tin chính thức từ Tổng cục Thuế mới đây cho thấy vấn đề đang rất “nóng”. Trong số 585 doanh nghiệp FDI bị thanh tra chuyển giá trong 9 tháng đầu năm nay, có tới 494 doanh nghiệp thuộc diện bị xử lý với nhiều kiểu vi phạm, đạt tỷ lệ gần 90%.
Nhưng Thứ trưởng Tuấn thông tin thêm, ngoài con số báo cáo vẫn còn vài chục doanh nghiệp chưa ban hành quyết định xử phạt, vì còn để cơ hội cho doanh nghiệp giải trình.
Chuyện doanh nghiệp FDI “đụng đâu sai đấy” còn một tham khảo khác để chứng minh mức độ phổ biến.
Theo cơ quan thuế, kế hoạch thanh tra 1.276 doanh nghiệp FDI trong năm nay xuất phát từ cơ sở phân tích thông tin để phát hiện ra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, bao gồm: có số lỗ lớn, liên tục; doanh nghiệp lỗ vượt vốn chủ sở hữu nhưng vẫn đầu tư mở rộng…
Thứ trưởng Tuấn lưu ý thêm hai con số liên quan, đó là trong tổng số khoảng 8.800 doanh nghiệp FDI đang hoạt động và có phát sinh thuế, đối tượng đưa vào kế hoạch thanh tra, so ra chiếm gần 15%.
Không biết có nên coi tỷ lệ gần 15% nói trên là nhiều, nhưng điều đáng nói là dấu hiệu chuyển giá ở doanh nghiệp FDI không phải khó nhận dạng.
“Từ cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, của việc quản lý rủi ro, có thể thấy số lỗ của doanh nghiệp FDI không bình thường”, Thứ trưởng Tuấn cho biết.
Tuy rằng, việc lỗ lãi của doanh nghiệp phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế, vào đặc điểm từng địa bàn... Nhưng nếu doanh nghiệp ngành xi măng có số thuế phải nộp thường là 14%/doanh số, nay một doanh nghiệp chỉ có 6%, hay báo lỗ quá thời gian thu hồi vốn tới 5-7 năm thì chắc là có vấn đề.
Lật tẩy nhiều “mánh” chuyển giá
Ra quân chống chuyển giá trên diện rộng, đợt thanh tra chuyên đề lần này của Bộ Tài chính đã phát giác nhiều “mánh”, được các doanh nghiệp FDI “chuộng” hơn cả.
Theo tổng hợp của Tổng cục Thuế, sai phạm phổ biến nhất được phát giác là hạch toán chi phí trước nhưng chưa chi; trích lập dự phòng chưa đúng quy định; chi phí không có hóa đơn, chứng từ, vượt định mức; hay hạch toán chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh; chi phí tiền lương, khấu hao không đúng quy định của Bộ Tài chính…
Có tới 401 doanh nghiệp bị phát hiện có các sai phạm kể trên, chiếm 83% tổng số doanh nghiệp sai phạm bị Tổng cục Thuế phát giác trong 9 tháng năm 2011. Qua hạch toán lại, các doanh nghiệp này giảm lỗ 1.544 tỷ đồng, chiếm gần 54% tổng số giảm lỗ mà Tổng cục Thuế xác định được.
Sai phạm phổ biến thứ hai là hạch toán chi phí lãi vay không đúng quy định. Theo số liệu của Tổng cục Thuế, có tới 104 doanh nghiệp vi phạm nội dung này, làm số lỗ phát sinh thêm 258,8 tỷ đồng.
Hai “mánh” là hạch toán sai chi phí chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện và chuyển lỗ không đúng quy định, mức độ phổ biến chỉ vừa vừa với 29 doanh nghiệp và 32 doanh nghiệp vi phạm các quy định này. Tuy nhiên, số lỗ giảm được sau thanh tra chiếm khá lớn, lần lượt là 244,3 tỷ đồng và 239,6 tỷ đồng.
Điều đáng nói là các sai phạm liên quan đến yếu tố ngoài lãnh thổ Việt Nam lại không nhiều. Đáng chú ý là qua thanh tra đã phát hiện 3 doanh nghiệp do nâng khống giá trị tài sản góp vốn vào công ty liên kết làm tăng chi phí khấu hao. Kết quả là giảm lỗ 14,3 tỷ đồng.
Ngoài ra là các “mánh” như ghi khống dịch vụ, hay… quên hạch toán. Như trường hợp có 6 doanh nghiệp chi phí dịch vụ của phía nước ngoài cung cấp nhưng không chứng minh được nội dung dịch vụ thực hiện; 2 doanh nghiệp công ty mẹ đã cam kết không thu các khoản vay dài hạn, dùng vốn chủ sở hữu để bù lỗ, nhưng sau đó các thành viên vẫn góp vốn bổ sung…
Chỉ tính trên các con số tại quyết định xử lý của Tổng cục Thuế trong 9 tháng năm 2011, đã có 3.754 tỷ đồng được loại khỏi số lỗ của các doanh nghiệp FDI. Ngân sách nhà nước cũng thu về thêm hơn một nghìn tỷ đồng, bao gồm 978,8 tỷ đồng truy thu thuế; 86,9 tỷ đồng giảm khấu trừ; 272,4 tỷ đồng phạt vi phạm.
Thứ trưởng Tuấn thông tin thêm, việc kiểm tra sát sao các doanh nghiệp FDI lần này không chỉ là truy thu cho ngân sách mà hướng tới một môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, giúp doanh nghiệp quản trị tốt hơn, nghiêm túc chấp hành pháp luật. Cũng là để doanh nghiệp có được con số lợi nhuận thực sự bảo đảm quyền lợi của cổ đông, với doanh nghiệp liên doanh thì có cổ đông là Nhà nước.