Những kênh đầu tư được giới siêu giàu Ấn Độ ưa chuộng

Bình Minh
Chia sẻ

Khoảng 30% tiền đầu tư của người siêu giàu ở Ấn Độ được đổ vào bất động sản cao cấp, bao gồm các dự án ở nước ngoài...

Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg.
Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg.

Theo dự báo nới đây của công ty tư vấn Knight Frank, Ấn Độ sẽ là quốc gia có số lượng người siêu giàu (HNWI) tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong mấy năm tới đây.

Năm nay, Mumbai - trung tâm tài chính của Ấn Độ - đã vượt qua thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thành phố có nhiều tỷ phú nhất ở khu vực châu Á. Trên toàn cầu, Mumbai xếp thứ ba về số lượng tỷ phú, chỉ sau New York của Mỹ và London của Anh.

Knight Frank định nghĩa HNWI là những người sở hữu tài sản ròng từ 30 triệu USD trở lên. Số người như vậy ở Ấn Độ đã tăng 6,1% trong năm 2023 so với năm trước, lên 13.263 người. Con số này được dự báo từ nay đến năm 2028 tăng thêm 50,1%, đưa Ấn Độ trở thành nước có số lượng HNWI tăng mạnh nhất thế giới.

Hãng tin CNBC cho biết có 4 kênh đầu tư mà những người siêu giàu ở Ấn Độ ưa chuộng, gồm bất động sản cao cấp, các công ty khởi nghiệp, hàng xa xỉ, và cổ phiếu.

Khoảng 30% tiền đầu tư của người siêu giàu ở Ấn Độ được đổ vào bất động sản cao cấp, bao gồm các dự án ở nước ngoài - theo ông Alok Saigal, Chủ tịch công ty quản lý gia sản tư nhân Nuvama Private. Từ đại dịch Covid-19, các cá nhân siêu giàu Ấn Độ ít chuộng đầu tư vào đất hơn do tính thanh khoản thấp hơn, và thay vào đó, họ đầu tư nhiều hơn vào bất động sản nhà ở.

Tính bình quân, mỗi cá nhân siêu giàu ở Ấn Độ có hơn 2 căn nhà, và khoảng 12% người siêu giàu ở nước này có kế hoạch mua một căn nhà mới trong năm 2024 - theo Knight Frank.

Không chỉ mua bất động sản cao cấp trong nước, người siêu giàu Ấn Độ còn mua bất động sản cao cấp ở nước ngoài, đặc biệt ưa chuộng thị trường Dubai. Khoảng 20% các dự án bất động sản ngoài khơi ở Dubai hiện thuộc sở hữu của các nhà đầu tư Ấn Độ. Họ xem những căn nhà như vậy vừa là nơi nghỉ dưỡng, vừa có thể cho thuê, vừa có thể chuyển nhượng để hiện thực hóa lợi nhuận.

Các nhà quản lý gia sản cho biết đầu tư vào các công ty khởi nghiệp (startup) đang ngày càng được người siêu giàu Ấn Độ ưa chuộng, nhất là những thế hệ người giàu trẻ tuổi. Theo ông Saigal, trong 15-20 năm qua, nhiều người trẻ Ấn Độ đã ra nước ngoài học tập, mở rộng hiểu biết, xây dựng mạng lưới và rồi trở về để vận hành công ty riêng hoặc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp.

Đầu tư vào những công ty mới ở giai đoạn đầu cũng là một cách để đa dạng hóa danh mục đầu tư, đồng thời nắm bắt cơ hội kiếm lợi nhuận “khủng” ở những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao như công nghệ tài chính (fintech), y tế và công nghệ. Các startup hàng tiêu dùng là một lĩnh vực khác được các nhà đầu tư siêu giàu của Ấn Độ ưa chuộng, bởi họ muốn có một phần trong “chiếc bánh” tiêu dùng đang phát triển bùng nổ ở nước này.

Theo dự báo, Ấn Độ sẽ có thêm khoảng 180.000 startup trong thời gian từ nay đến năm 2030, trong đó có 280 kỳ lân (startup có mức định giá từ 1 tỷ USD trở lên) - theo ước tính của công ty dữ liệu startup Inc42. Ở thời điểm cuối năm 2023, Ấn Độ có 117.254 startup, từ con số chỉ 350 startup vào năm 2014.

Mua những món đồ xa xỉ là một cách để người siêu giàu Ấn Độ đa dạng hóa danh mục đầu tư. Khoảng 17% tài sản của các UHNWI Ấn Độ là hàng xa xỉ, gồm nữ trang cao cấp, tác phẩm nghệ thuận và đồng hồ hạng sang là những mặt hàng được chuộng nhất - theo Knight Frank.

Hàng xa xỉ vừa là những sản phẩm có giá trị thực chất, vừa giúp người sở hữu thưởng thức mà vẫn có thể tăng giá theo thời gian. Những món nữ trang và tác phẩm nghệ thuận không chỉ có giá trị văn hóa lớn mà còn được coi là một biểu tượng địa vị.

Dù vậy, cổ phiếu vẫn là một kênh đầu tư được giới siêu giàu Ấn Độ đưa chuộng do tiềm năng mang lại lợi nhuận lớn.

“Loại tài sản đầu tư chủ yếu đối với người siêu giàu ở Ấn Độ vẫn là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tương hỗ cổ phiếu”, trưởng nghiên cứu K. Joseph Thomas của công ty Emkay Wealth Management cho hay.

Xu hướng tăng hiện nay của thị trường chứng khoán Ấn Độ có mối liên hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế và dòng vốn chảy vào thị trường, đặc biệt là vào các cổ phiếu vốn hóa tầm trung và nhỏ - theo ông Thomas. Nhà đầu tư siêu giàu Ấn Độ chủ yếu phân bổ vốn vào cổ phiếu blue-chip, các công ty vốn hóa tầm trung có tốc độ tăng trưởng cao và những nhóm cổ phiếu ngành cụ thẻ như dược phẩm và công nghệ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con