Những phương pháp điều chỉnh thị lực không xâm lấn đầy hứa hẹn

Hoài Phương
Chia sẻ

Tình trạng mất thị lực do cận thị đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Tỷ lệ người mắc chứng cận thị tại Hoa Kỳ và các nước châu Âu hiện nay tăng gấp đôi so với 50 năm trước. 70 - 90% thanh thiếu niên ở các nước châu Á bị cận thị...

Kính cận và kính áp tròng được coi là các giải pháp đơn giản dành cho những người có vấn đề về mắt. Ngoài ra, một kỹ thuật phổ biến cũng thường xuyên được áp dụng trong điều trị cận thị là phẫu thuật khúc xạ giác mạc. Tuy tỷ lệ thành công của phương pháp phẫu thuật điều chỉnh thị lực tương đối cao, nhưng nó là một thủ thuật xâm lấn, có thể gây biến chứng sau phẫu thuật.

KÍNH THÔNG MINH

Một công ty Nhật Bản mới đây đã tuyên bố giới thiệu phương pháp không xâm lấn mới để đối phó với bệnh cận thị - một cặp “kính thông minh” sẽ giúp điều chỉnh tật khúc xạ gây cận thị. Công ty này cũng cho biết, nếu đeo thiết bị từ 60 đến 90 phút mỗi ngày, người bị cận thị sẽ có thể khắc phục được tật cận thị. Đồng thời, họ cũng đang tìm hiểu xem người dùng sẽ cần đeo thiết bị này trong bao nhiêu ngày để có thể xóa bỏ tật cận thị vĩnh viễn.

Được thành lập bởi Tiến sĩ Ryo Kubota, Kubota Pharmaceutical Holdings vẫn đang thử nghiệm thiết bị được gọi là Kubota Glasses, và cố gắng xác định thời gian hiệu ứng kéo dài sau khi người dùng đeo thiết bị thông minh này. Theo thông cáo của công ty hồi tháng 1/2022, chiếc kính đặc biệt này dựa vào micro-LEDS để chiếu hình ảnh ảo trên trường thị giác ngoại vi nhằm kích thích tích cực võng mạc. Rõ ràng, nó có thể làm điều đó mà không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người sử dụng.

“Cận thị thường do giác mạc và võng mạc trong mắt cách nhau quá xa. Điều này cản trở ánh sáng hội tụ đúng cách khi đi vào mắt và khiến những vật thể ở xa trông mờ đi. Rất nhiều người châu Á mắc cận thị. Ở độ tuổi 20 trở xuống, 96% người Hàn Quốc, 95% người Nhật Bản, 87% người Hong Kong, 85% người Đài Loan và 82% người Singapore bị cận thị ảnh hưởng,” thông cáo báo chí của Kubota cho biết.

Những phương pháp điều chỉnh thị lực không xâm lấn đầy hứa hẹn - Ảnh 1
Thiết bị thông minh Kubota Glasses không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người sử dụng.
Thiết bị thông minh Kubota Glasses không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người sử dụng.

Sản phẩm hoạt động dựa trên nguyên lý thực hiện phương thức chiếu một hình ảnh từ thấu kính của bộ phận này lên võng mạc của người đeo để điều chỉnh tật khúc xạ gây nên cận thị. Công nghệ Kubota Glasses thúc đẩy công nghệ nano trong thiết bị dựa trên kính điện tử của mình và tìm cách giảm sự tiến triển của cận thị bằng cách chủ động kích thích võng mạc trong thời gian ngắn hơn trong khi duy trì thị lực trung tâm chất lượng cao và không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Kubota Pharmaceutical đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào mùa hè năm ngoái và SoraNews24 gần đây đã thông báo rằng những cặp kính mắt chữa cận thị đầu tiên đã có mặt ở tỉnh Hyogo và Kanagawa của Nhật Bản. Chỉ có 20 đôi được bán trong khoảng thời gian từ ngày 1/8 đến 15/9 với giá 5.700 USD. Tuy nhiên, giá tiền này chỉ là mức chạy thử nhằm đánh giá nhu cầu. Trong tương lai, giá kính Kubota dự kiến sẽ giảm nhưng nó vẫn là thiết bị đắt đỏ.

Công ty cho biết có kế hoạch thâm nhập vào các thị trường khác trong tương lai, và cũng đang nghiên cứu một thiết bị dạng kính áp tròng giúp điều chỉnh cận thị, dành cho những người không thể đeo kính có gọng. Ryo Kubota nói với Nikkei: “Chúng tôi dự định bán những chiếc kính thông minh đầu tiên ở châu Á, nơi có tỷ lệ người cận thị cao”.

TIA LASER SIÊU NHANH

Trong khi đó, các nhà khoa học Mỹ đã phát triển một phương pháp không xâm lấn mới cho phép điều chỉnh thị lực, được cho là khắc phục được bệnh cận thị vĩnh viễn. Kết quả của các nghiên cứu tiền lâm sàng đã tỏ ra đầy hứa hẹn. Theo ấn phẩm khoa học Nature Photonics, các chuyên gia tin rằng sự bùng phát bệnh cận thị là do lối sống hiện đại và việc ở lâu trong phòng kín. Theo một số ước tính, đến năm 2020 khiếm khuyết thị giác này ảnh hưởng đến khoảng 2,5 tỉ người trên khắp thế giới và đến năm 2050 số người khiếm thị trên thế giới có thể tăng gấp 3 lần.

Nhà nghiên cứu Sinisa Vukelic ở Đại học Columbia, Mỹ đã phát triển một phương pháp không xâm lấn để chữa cận thị. Theo đó, công nghệ mới sử dụng một tia laser siêu nhanh tạo ra các xung với năng lượng rất thấp và tần số cao, có thể thay đổi có chọn lọc và cục bộ các tính chất sinh hóa và sinh học của mô giác mạc mà không làm tổn thương các tế bào, và do đó không làm tổn hại các mô.

Phương thức thế hệ tiếp theo của Vukelic được coi là sự hứa hẹn tuyệt vời.
Phương thức thế hệ tiếp theo của Vukelic được coi là sự hứa hẹn tuyệt vời.

Cuối cùng, điều này dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc vĩ mô tổng thể của giác mạc. Đây là quá trình quang hóa, vì vậy nó không phá hủy các mô, còn những thay đổi không mang tính chất tạm thời, điều đó có nghĩa là chữa khỏi được bệnh cận thị vĩnh viễn.

Kỹ thuật không phẫu thuật này có thể thay đổi hình dạng vĩ mô của mô, ít tác dụng phụ và hạn chế hơn so với phẫu thuật khúc xạ. Ví dụ, phẫu thuật khúc xạ thường không được áp dụng đối với những bệnh nhân có giác mạc mỏng, mắt khô và các bất thường khác về mắt. Nghiên cứu mở ra hy vọng đối với khả năng phát triển những liệu pháp điều trị các bệnh về mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị và loạn thị không đều. Bài báo về kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Photonics.

Công nghệ mới sử dụng một tia laser siêu nhanh tạo ra các xung với năng lượng rất thấp và tần số cao.
Công nghệ mới sử dụng một tia laser siêu nhanh tạo ra các xung với năng lượng rất thấp và tần số cao.

Vukelic cho rằng nếu điều chỉnh những thay đổi này một cách cẩn trọng thì có thể điều chỉnh độ cong giác mạc và do đó, thay đổi công suất khúc xạ của mắt. Ông nhấn mạnh: “Đây là một sự khởi đầu cơ bản từ việc điều trị bằng tia laser siêu nhanh hiện đang được áp dụng trong cả nghiên cứu và thiết lập lâm sàng cũng như dựa vào quá trình phá hủy mô bởi ánh sáng của vật liệu đích và sự hình thành bong bóng cavitation (bọt khí chân không) tiếp theo".

Bác sĩ Leejee H. Suh, Giáo sư nhãn khoa Miranda Wong Tang, Trung tâm Y tế, Đại học Columbia, người không tham gia nghiên cứu cho biết: “Phương thức thế hệ tiếp theo của Vukelic được coi là sự hứa hẹn tuyệt vời. Nó có thể là một tiến bộ lớn trong điều trị và giải quyết đại dịch cận thị cho phần đông dân số trên toàn cầu”. Nhóm của Vukelic đã đang xây dựng một nguyên mẫu lâm sàng và bắt đầu thử nghiệm lâm sàng hồi cuối năm ngoái.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con