Obama ký thành luật quyền đàm phán nhanh TPP
Đây là dự luật cho phép người đứng đầu Nhà Trắng đẩy nhanh tiến trình đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 29/6 đã ký thành luật dự luật quyền đàm phán nhanh. Đây là dự luật cho phép người đứng đầu Nhà Trắng đẩy nhanh tiến trình đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận gây tranh cãi kịch liệt trong Quốc hội và dư luận Mỹ thời gian qua.
Theo Reuters, ngồi giữa các nghị sỹ ủng hộ dự luật trên trong suốt 6 tuần đấu đá “nảy lửa” trong Quốc hội Mỹ, ông Obama thừa nhận rằng cuộc đua của ông nhằm hoàn tất TPP vẫn còn cách đích một khoảng cách lớn.
“Chúng tôi vẫn còn một số cuộc đàm phán khó khăn chưa được thực hiện”, ông Obama nói trong lễ ký đưa dự luật quyền đàm phán nhanh chính thức thành luật. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng các nghị sỹ và dân chúng Mỹ vẫn có thể giám sát TPP trước khi thỏa thuận được hoàn tất. “Cuộc tranh luận sẽ không kết thúc cùng với việc ký dự luật này”, ông Obama nói.
Gói dự luật quyền đàm phán nhanh bao gồm một dự luật hỗ trợ người lao động bị mất việc làm do tự do thương mại, và một dự luật về ưu đãi thương mại cho châu Phi.
Ông Obama coi TPP là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại xoay trục về châu Á nhằm tạo đối trọng với sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc. Ngoài ra, ông cũng hy vọng sẽ hoàn tất được một thỏa thuận thương mại đầy tham vọng với Liên minh châu Âu (EU).
Các nghị sỹ Cộng hòa, những người có “truyền thống” ủng hộ các thỏa thuận tự do thương mại, hậu thuẫn ông Obama về TPP và đã nỗ lực để dự luật quyền đàm phán nhanh vượt qua được cửa Quốc hộ Mỹ.
Trong khi đó, nhiều nghị sỹ Dân chủ lo ngại TPP sẽ khiến người lao động Mỹ mất việc làm. Dưới sức ép của các tổ chức công đoàn, nhiều nghị sỹ Dân chủ đã bỏ phiếu chống dự luật quyền đàm phán nhanh.
“Tôi nghĩ sẽ là công bằng nếu nói việc đưa các dự luật này qua cửa Quốc hội là việc không hề dễ dàng. Các dự luật này đã bị tuyên bố thất bại hơn 1 lần”, ông Obama nói. Sau đó, ông cảm ơn các nhà lãnh đạo phe Cộng hòa cũng như các nghị sỹ Dân chủ đã bỏ lá phiếu ủng hộ để dự luật được thông qua.
“Tôi sẽ không ký những dự luật này nếu như tôi không hoàn toàn tin tưởng rằng các dự luật này sẽ đem lại lợi ích cho người lao động Mỹ”, ông Obama nói.
Giới phân tích nói rằng, dù ông Obama đã được trao quyền đàm phán nhanh, những trở ngại phía trước trên con đường tiến tới hoàn tất đàm phán TPP vẫn còn rất lớn.
“Sẽ là một sai lầm lớn nếu coi đây là một con đường dễ dàng đi tới thắng lợi”, chuyên gia cấp cao về thương mại Gary Hufbauer thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nhận xét. Theo ông Hufbauer, việc ông Obama được trao quyền đàm phán nhanh mới chỉ là “sự mở màn cho hồi thứ hai của câu chuyện”.
Những người ủng hộ TPP vốn dĩ đã lo ngại cuộc bỏ phiếu cuối cùng về hiệp định này có thể bị đẩy lùi sang mùa bầu cử căng thẳng ở Mỹ vào năm 2016. Khi đó, sự phản đối từ nhiều phía có thể khiến chính sách tự do thương mại gặp khó khăn lớn hơn.
Ngay bản thân trong TPP cũng còn nhiều vấn đề nhạy cảm cần phải được giải quyết trước khi đại diện thương mại Mỹ Michael Froman và 11 bộ trưởng bộ thương mại các nước khác tham gia đàm phán có thể đặt bút ký vào hiệp định này. Trong trường hợp khả quan nhất, TPP có thể được ký kết vào tháng 7.
Những vấn đề lớn chưa được giải quyết trong TPP tính tới thời điểm này cần phải kể tới mức độ mở cửa thị trường nông nghiệp của Nhật Bản, thời hạn bảo hộ cho thuốc gốc (generic drug) mới của các công ty dược phẩm, và việc Canada bảo hộ thị trường sữa cùng một số thị trường khác của nước này.
Nếu đàm phán TPP hoàn tất vào tháng 7, có thể sẽ mất 6 tháng hoặc hơn để thỏa thuận này được bỏ phiếu thông qua lần cuối ở Quốc hội Mỹ. Khả năng Quốc hội Mỹ bỏ phiếu về TPP sớm nhất là vào mùa thu năm nay.
Theo Reuters, ngồi giữa các nghị sỹ ủng hộ dự luật trên trong suốt 6 tuần đấu đá “nảy lửa” trong Quốc hội Mỹ, ông Obama thừa nhận rằng cuộc đua của ông nhằm hoàn tất TPP vẫn còn cách đích một khoảng cách lớn.
“Chúng tôi vẫn còn một số cuộc đàm phán khó khăn chưa được thực hiện”, ông Obama nói trong lễ ký đưa dự luật quyền đàm phán nhanh chính thức thành luật. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng các nghị sỹ và dân chúng Mỹ vẫn có thể giám sát TPP trước khi thỏa thuận được hoàn tất. “Cuộc tranh luận sẽ không kết thúc cùng với việc ký dự luật này”, ông Obama nói.
Gói dự luật quyền đàm phán nhanh bao gồm một dự luật hỗ trợ người lao động bị mất việc làm do tự do thương mại, và một dự luật về ưu đãi thương mại cho châu Phi.
Ông Obama coi TPP là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại xoay trục về châu Á nhằm tạo đối trọng với sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc. Ngoài ra, ông cũng hy vọng sẽ hoàn tất được một thỏa thuận thương mại đầy tham vọng với Liên minh châu Âu (EU).
Các nghị sỹ Cộng hòa, những người có “truyền thống” ủng hộ các thỏa thuận tự do thương mại, hậu thuẫn ông Obama về TPP và đã nỗ lực để dự luật quyền đàm phán nhanh vượt qua được cửa Quốc hộ Mỹ.
Trong khi đó, nhiều nghị sỹ Dân chủ lo ngại TPP sẽ khiến người lao động Mỹ mất việc làm. Dưới sức ép của các tổ chức công đoàn, nhiều nghị sỹ Dân chủ đã bỏ phiếu chống dự luật quyền đàm phán nhanh.
“Tôi nghĩ sẽ là công bằng nếu nói việc đưa các dự luật này qua cửa Quốc hội là việc không hề dễ dàng. Các dự luật này đã bị tuyên bố thất bại hơn 1 lần”, ông Obama nói. Sau đó, ông cảm ơn các nhà lãnh đạo phe Cộng hòa cũng như các nghị sỹ Dân chủ đã bỏ lá phiếu ủng hộ để dự luật được thông qua.
“Tôi sẽ không ký những dự luật này nếu như tôi không hoàn toàn tin tưởng rằng các dự luật này sẽ đem lại lợi ích cho người lao động Mỹ”, ông Obama nói.
Giới phân tích nói rằng, dù ông Obama đã được trao quyền đàm phán nhanh, những trở ngại phía trước trên con đường tiến tới hoàn tất đàm phán TPP vẫn còn rất lớn.
“Sẽ là một sai lầm lớn nếu coi đây là một con đường dễ dàng đi tới thắng lợi”, chuyên gia cấp cao về thương mại Gary Hufbauer thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nhận xét. Theo ông Hufbauer, việc ông Obama được trao quyền đàm phán nhanh mới chỉ là “sự mở màn cho hồi thứ hai của câu chuyện”.
Những người ủng hộ TPP vốn dĩ đã lo ngại cuộc bỏ phiếu cuối cùng về hiệp định này có thể bị đẩy lùi sang mùa bầu cử căng thẳng ở Mỹ vào năm 2016. Khi đó, sự phản đối từ nhiều phía có thể khiến chính sách tự do thương mại gặp khó khăn lớn hơn.
Ngay bản thân trong TPP cũng còn nhiều vấn đề nhạy cảm cần phải được giải quyết trước khi đại diện thương mại Mỹ Michael Froman và 11 bộ trưởng bộ thương mại các nước khác tham gia đàm phán có thể đặt bút ký vào hiệp định này. Trong trường hợp khả quan nhất, TPP có thể được ký kết vào tháng 7.
Những vấn đề lớn chưa được giải quyết trong TPP tính tới thời điểm này cần phải kể tới mức độ mở cửa thị trường nông nghiệp của Nhật Bản, thời hạn bảo hộ cho thuốc gốc (generic drug) mới của các công ty dược phẩm, và việc Canada bảo hộ thị trường sữa cùng một số thị trường khác của nước này.
Nếu đàm phán TPP hoàn tất vào tháng 7, có thể sẽ mất 6 tháng hoặc hơn để thỏa thuận này được bỏ phiếu thông qua lần cuối ở Quốc hội Mỹ. Khả năng Quốc hội Mỹ bỏ phiếu về TPP sớm nhất là vào mùa thu năm nay.