Petro Vietnam “nợ” ngân sách 10 nghìn tỷ đồng
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh có ý kiến chỉ đạo về việc thu, chi tiền lãi dầu khí của Petro Vietnam
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thu, chi tiền lãi dầu khí để lại cho nước chủ nhà từ liên doanh dầu khí Vietsopetro và các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí.
Trên cơ sở báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) và các bộ: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Phó thủ tướng đã yêu cầu Petro Vietnam phải thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng đối với việc nộp về ngân sách nhà nước khoản lãi dầu khí chia cho nước chủ nhà từ hợp đồng phân chia sản phẩm lô dầu khí PM3 năm 2004.
Trong trường hợp Petro Vietnam đã hạch toán khoản lãi này bổ sung vào vốn điều lệ, thì sử dụng số tiền lãi dầu khí chia cho nước chủ nhà để lại Petro Vietnam năm 2012 để bù đắp vào khoản đó.
Đối với khoản lãi chia cho nước chủ nhà, các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí và tiền thu từ đọc tài liệu dầu khí chưa được ghi thu, chi đến hết năm 2011, Phó thủ tướng yêu cầu Petro Vietnam phải nộp vào ngân sách Nhà nước 50%, số còn lại tập đoàn được sử dụng để đầu tư vào các dự án dầu khí trọng điểm.
Riêng các khoản lãi, phần phân chia phát sịnh trong năm 2012, Petro Vietnam cũng phải thực hiện nộp 50% vào ngân sách như trên.
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kiến nghị từ năm 2013 trở đi, không ghi vào ngân sách nhà nước khoản 50% lãi dầu khí chia cho nước chủ nhà từ Xí nghiệp Liên doanh Vietsopetro và các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí để lại Petro Vietnam đầu tư vào các dự án trọng điểm dầu khí như hiện nay.
Thay vào đó, Petro Vietnam sẽ được quản lý, sử dụng khoản 50% để lại này theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
Theo một đại diện Bộ Tài chính, thống kê sơ bộ, tổng số tiền lãi dầu khí để lại cho nước chủ nhà đến cuối 2012 dự kiến vào khoảng hơn 21.000 tỷ đồng. Như vậy, nếu đối chiếu theo quyết định của Chính phủ thì Petro Vietnam phải nộp về ngân sách xấp xỉ 11.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tập đoàn này mới chỉ nộp được 1.000 tỷ đồng! Số tiền gần 10.000 tỷ đồng còn lại, Petro Vietnam sẽ phải nộp lại ngân sách từ nay đến cuối năm 2012.
Ngoài các khoản Chính phủ yêu cầu Petro Vietnam phải nộp vào ngân sách trong hai năm 2011 và 2012, một nguồn tin từ báo Tuổi Trẻ còn cho biết, vừa qua Cục Thuế Tp.HCM đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với Petro Vietnam, trong đó số tiền phải nộp thêm và nộp phạt lên tới gần 1.000 tỷ đồng, riêng tiền phạt là 503,8 tỷ đồng.
Trên cơ sở báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) và các bộ: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Phó thủ tướng đã yêu cầu Petro Vietnam phải thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng đối với việc nộp về ngân sách nhà nước khoản lãi dầu khí chia cho nước chủ nhà từ hợp đồng phân chia sản phẩm lô dầu khí PM3 năm 2004.
Trong trường hợp Petro Vietnam đã hạch toán khoản lãi này bổ sung vào vốn điều lệ, thì sử dụng số tiền lãi dầu khí chia cho nước chủ nhà để lại Petro Vietnam năm 2012 để bù đắp vào khoản đó.
Đối với khoản lãi chia cho nước chủ nhà, các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí và tiền thu từ đọc tài liệu dầu khí chưa được ghi thu, chi đến hết năm 2011, Phó thủ tướng yêu cầu Petro Vietnam phải nộp vào ngân sách Nhà nước 50%, số còn lại tập đoàn được sử dụng để đầu tư vào các dự án dầu khí trọng điểm.
Riêng các khoản lãi, phần phân chia phát sịnh trong năm 2012, Petro Vietnam cũng phải thực hiện nộp 50% vào ngân sách như trên.
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kiến nghị từ năm 2013 trở đi, không ghi vào ngân sách nhà nước khoản 50% lãi dầu khí chia cho nước chủ nhà từ Xí nghiệp Liên doanh Vietsopetro và các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí để lại Petro Vietnam đầu tư vào các dự án trọng điểm dầu khí như hiện nay.
Thay vào đó, Petro Vietnam sẽ được quản lý, sử dụng khoản 50% để lại này theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
Theo một đại diện Bộ Tài chính, thống kê sơ bộ, tổng số tiền lãi dầu khí để lại cho nước chủ nhà đến cuối 2012 dự kiến vào khoảng hơn 21.000 tỷ đồng. Như vậy, nếu đối chiếu theo quyết định của Chính phủ thì Petro Vietnam phải nộp về ngân sách xấp xỉ 11.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tập đoàn này mới chỉ nộp được 1.000 tỷ đồng! Số tiền gần 10.000 tỷ đồng còn lại, Petro Vietnam sẽ phải nộp lại ngân sách từ nay đến cuối năm 2012.
Ngoài các khoản Chính phủ yêu cầu Petro Vietnam phải nộp vào ngân sách trong hai năm 2011 và 2012, một nguồn tin từ báo Tuổi Trẻ còn cho biết, vừa qua Cục Thuế Tp.HCM đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với Petro Vietnam, trong đó số tiền phải nộp thêm và nộp phạt lên tới gần 1.000 tỷ đồng, riêng tiền phạt là 503,8 tỷ đồng.