Phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”

Tiến Dũng
Chia sẻ

Sáng 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân phối hợp tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025)...

 Lãnh đạo 11 cơ quan báo chí đại diện các khối, loại hình, lĩnh vực báo chí trong cả nước đã ký kết giao ước thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” - Ảnh: Báo Nhân Dân
 Lãnh đạo 11 cơ quan báo chí đại diện các khối, loại hình, lĩnh vực báo chí trong cả nước đã ký kết giao ước thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” - Ảnh: Báo Nhân Dân

Tới dự lễ phát động có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; Đỗ Tiến Sỹ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Lê Ngọc Quang, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.

Dự buổi lễ còn có đồng chí Phạm Huy Giang, Trưởng Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương; cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo trong cả nước.

TẠO LẬP KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI LÀM BÁO LÀ THIẾT YẾU

Phát biểu phát động phong trào thi đua, đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nêu rõ, báo chí là một bộ phận cấu thành đặc biệt của văn hóa.

Tác phẩm báo chí là sản phẩm văn hóa, tinh thần phổ biến nhất trong xã hội hiện đại. Báo chí cũng là tấm gương phản chiếu văn hóa cộng đồng, tích cực quảng bá và góp phần phát triển các loại hình văn hóa khác.

"Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới, đi lên của đất nước, báo chí cách mạng Việt Nam luôn xứng đáng là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị, truyền thống văn hóa tốt đẹp, nâng cao nhận thức của nhân dân, bồi đắp nền tảng tinh thần xã hội", ông Lợi ghi nhận.

 Đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: Báo Nhân Dân
 Đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: Báo Nhân Dân

Theo ông, những thay đổi lớn trong môi trường kinh tế-xã hội tạo ra động lực và điều kiện thuận lợi để báo chí phát huy theo hướng rộng mở và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, cùng với sự vươn lên mạnh mẽ, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang đối diện với những thách thức, những hệ lụy, mặt trái của sự phát triển.

Đáng chú ý là sự xuất hiện của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mới đã khiến thị phần của nhiều cơ quan báo chí suy giảm; một bộ phận báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích, thờ ơ với nhóm công chúng đối tượng của mình, tìm đến những thị hiếu tầm thường, sản xuất nội dung chủ yếu nhằm tăng số lượng truy cập, thỏa hiệp tính trung thực, khách quan để đạt được mục đích kinh tế…

Trong bối cảnh đó, việc nâng cao nhận thức về văn hóa, tạo lập không gian văn hóa trong hoạt động báo chí, xây dựng cơ quan báo chí và người làm báo văn hóa là yêu cầu cấp thiết.

Đồng chí Nguyễn Đức Lợi nêu rõ, với vai trò là một thành phần của văn hóa, đồng thời là một trong những phương tiện chủ lực phổ biến các loại hình văn hóa đến toàn xã hội, mỗi cơ quan báo chí cần phải là một cơ quan văn hóa, mỗi người làm báo cần luôn có ý thức nâng cao văn hóa của bản thân, đề cao thành tố văn hóa trong sáng tạo tác phẩm. Bên cạnh đó, báo chí cần chủ động, tích cực thúc đẩy, nâng cao văn hóa trong chính ngành nghề, lĩnh vực của mình.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố bản tiêu chí cơ bản gồm 12 điểm về xây dựng cơ quan báo chí văn hóa (6 điểm) và văn hóa của người làm báo Việt Nam (6 điểm), đồng thời đề nghị các cơ quan báo chí, các cấp Hội nhà báo Việt Nam và người làm báo trong cả nước tích cực hưởng ứng, chủ động ký kết giao ước thi đua, thực hiện tốt các tiêu chí đã đề ra.

Đại diện các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo phát biểu hướng ứng phong trào thi đua, đồng chí Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, cho biết, báo chí chỉ có thể làm tốt công tác văn hóa nếu cơ quan báo chí thực sự là cơ quan văn hóa với những người làm báo có văn hóa. Do vậy, việc phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí là thực sự cần thiết, có ý nghĩa lớn trong bối cảnh hiện nay.

Phong trào được phát động giúp các cơ quan báo chí nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vị trí, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước cũng như sự phát triển của mỗi cơ quan báo chí, giá trị của các sản phẩm báo chí, và danh dự, uy tín của người làm báo đối với xã hội.

Với các tiêu chí được đưa ra cụ thể, rõ ràng, thiết thực sẽ góp phần giúp các cơ quan báo chí thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của báo chí cách mạng, đó là gìn giữ, xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Đồng chí cho rằng, làm theo tiêu chí này sẽ giúp tạo ra các sản phẩm báo chí trung thực, khách quan, có khả năng lan tỏa những giá trị tốt đẹp của đạo đức và lòng nhân ái, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin xấu, độc, phản văn hóa.

HIỆN THỰC HÓA MỤC TIÊU XÂY DỰNG NỀN BÁO CHÍ CHUYÊN NGHIỆP, NHÂN VĂN VÀ HIỆN ĐẠI

Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nhấn mạnh, Lễ phát động phong trào thi đua là hoạt động rất có ý nghĩa đối với các cơ quan báo chí và những người làm báo để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền báo chí truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại theo Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và triển khai Kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra cuối năm 2021.

Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, mở đầu chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).

 Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu tại buổi lễ  - Ảnh: Báo Nhân Dân
 Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu tại buổi lễ  - Ảnh: Báo Nhân Dân

Nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đã gửi lời tri ân chân thành tới các nhà báo lão thành, cùng những lời chúc tốt đẹp tới đội ngũ những người làm báo trong cả nước.

Khẳng định những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam là cội nguồn sức mạnh giúp dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đồng chí đề nghị mỗi người làm báo cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; thắp lên ngọn lửa tri thức và lòng nhân ái trong toàn xã hội. Mỗi cơ quan báo chí phải là một tấm gương đi đầu trong xây dựng văn hóa công sở và văn hóa cơ quan.

Theo tinh thần đó, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đặt ra một số nhiệm vụ chủ yếu mà các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo nước nhà cần tập trung thực hiện. Trước hết, tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan báo chí về vị trí, vai trò, trách nhiệm của báo chí cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; về vị trí, vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Cùng với đó, xây dựng, hoàn thiện, thực hiện tốt quy trình tác nghiệp, bảo đảm cao nhất tính chính xác, sự tin cậy, tính nhân văn trong từng bản tin, từng bài báo. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về văn hóa, định hướng việc phát huy giá trị văn hóa trong đời sống; tích cực xây dựng các sản phẩm báo chí giàu chất văn hóa, có sức lan tỏa để mỗi sản phẩm báo chí đưa đến công chúng bảo đảm yếu tố thẩm mỹ, giáo dục, trở thành hình mẫu trong giao tiếp, ứng xử văn hóa trong cộng đồng.

Ngoài ra, xây dựng môi trường cơ quan báo chí văn hóa, người làm báo văn hóa thời kỳ mới gắn với phát triển, hội nhập; cần chú trọng những giá trị chuẩn mực, phù hợp với hệ giá trị gia đình, hệ giá trị xã hội, hệ giá trị quốc gia, dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, động lực phát triển…

Đồng thời, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, quản lý nhà nước đối với báo chí; chú trọng chăm lo, xây dựng văn hóa trong cơ quan báo chí và người làm báo, trọng tâm là xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, tinh thần tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; có biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, phóng viên, công chức, người làm báo.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc thực hiện phong trào ở các cấp Hội, ở mỗi cơ quan báo chí để phong trào thi đua lan tỏa, thấm sâu, thực chất vào mỗi cơ quan báo chí và mỗi người làm báo.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, phát biểu tại buổi lễ. 
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, phát biểu tại buổi lễ. 

Phát biểu đáp từ, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, cảm ơn những tình cảm, lời chúc tốt đẹp của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi đến những người làm báo cả nước nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Tiếp thu chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, thay mặt những người làm báo cả nước, đồng chí Lê Quốc Minh khẳng định sẽ cố gắng phát huy môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí, quyết tâm xây dựng mỗi cơ quan báo chí là một cơ quan văn hóa, mỗi nhà báo làm một nhà báo văn hóa.

Tại buổi lễ, lãnh đạo 11 cơ quan báo chí đại diện các khối, loại hình, lĩnh vực báo chí trong cả nước đã ký kết giao ước thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con