Phương án tốt nhất là sớm đưa học sinh trở lại trường

Thanh Xuân
Chia sẻ

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, không có phương án tuyệt đối đáp ứng mọi yêu cầu nhưng phải chọn phương án tốt nhất, mà tốt nhất ở thời điểm hiện tại là nhanh chóng đưa học sinh trở lại trường...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 19/1, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội thảo trực tuyến về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, ngành giáo dục đã linh hoạt trong hoạt động dạy học. Sau một thời gian dài học trực tuyến đã phần nào duy trì được nhịp độ dạy học. Tuy nhiên nếu kéo dài hơn dạy học gián tiếp với các hình thức trên truyền hình, qua Internet, những tác động tiêu cực sẽ lớn dần, gia tăng, ảnh hưởng đến cả người dạy và học.

Tính đến thời điểm này, khi các điều kiện được tăng cường thì đã có đẩy đủ căn cứ, kinh nghiệm để quyết tâm đưa học sinh quay trở lại trường học. Mặt khác, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo rất ráo riết việc đưa học sinh trở lại trường học. Vì vậy, lãnh đạo địa phương cần chuẩn bị các điều kiện thật kỹ lưỡng để học sinh trở lại trường. Đồng thời phải có kế hoạch và hành động kiên quyết hơn, mạnh mẽ hơn. Đưa học sinh THCS trở lên đến trường học là một yêu cầu.

Còn với học sinh mầm non, tiểu học cần chuẩn bị các điều kiện, cần làm công tác tư tưởng để có sự đồng thuận của phụ huynh, giáo viên. Tránh tình trạng cực đoan hoặc là chần chừ e dè thái quá, hoặc chủ quan, chuẩn bị không chu đáo, phó mặc cho các trường, cho thầy cô.

Ngoài ra Bộ trưởng lưu ý, trong những ngày đầu học sinh quay trở lại trường nên có những hoạt động cho học sinh hội nhập trở lại. Học trực tuyến kéo dài đã khiến học sinh ngại học trực tiếp vì mất thói quen trong một thời gian dài. Do đó phải tạo cho học sinh cảm giác hứng thú khi đến trường.

Theo Bộ trưởng, không có phương án tuyệt đối đáp ứng mọi yêu cầu nhưng có thể chọn phương án tốt nhất, mà tốt nhất ở thời điểm hiện tại là nhanh chóng đưa học sinh trở lại trường. Ngành giáo dục xác định năm 2022 là năm trọng tâm của việc củng cố, bù đắp kiến thức, chuẩn bị tốt cho các năm tiếp theo.

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định theo báo cáo của các chuyên gia, các địa phương, gần 2 năm qua, đã tổ chức dạy học hết sức linh hoạt. Tuy nhiên dạy học trực tuyến kéo dài ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khỏe tâm thần và thể chất. Vì vậy, Bộ Y tế hoàn toàn ủng hộ chủ trương dạy học trực tiếp của Bộ GD-ĐT như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo thống kê gần đây của viện Sức khỏe tâm thần, tỉ lệ học sinh sinh viên đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện tăng vọt, chiếm đến 30% trên tổng số bệnh nhân. Đồng thời qua nghiên cứu của Đại học Quốc gia TP.HCM về các vấn đề sức khỏe tinh thần của sinh viên cho thấy 56,8% thiếu tập trung và không hứng thú học tập, 48% thấy tự ti, mất phương hướng, 56,2% bị rối loạn giấc ngủ, 35,7% thấy tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng không lý do.

Chia sẻ thêm thông tin về giáo dục thời gian qua, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thanh Đề cho hay, việc tạm dừng đến trường trong nhiều tháng liên tiếp tác động rất lớn đến tâm lý, tư tưởng của học sinh, nhà giáo và cả các phụ huynh.

Trước diễn biến của đợt dịch Covid-19 thứ 4 toàn ngành có 130.014 cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nhiễm Covid-19. Đến hết ngày 18/1/2022, có 4.797 cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của ngành đang điều trị Covid-19.

Hiện Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Y tế đẩy mạnh công tác tiêm chủng cho học sinh 12-17 tuổi. Cụ thể, tính đến ngày 15/1/2022, số học sinh đã được tiêm mũi 1 là hơn 6,5 triệu (trên tổng số 7.213.883 học sinh); số học sinh tiêm mũi 2 là hơn 5,2 triệu (đạt 72,24%). Số cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học được tiêm mũi 2 là hơn 1,22 triệu (trên tổng số 1.494.618 người). Còn số đã tiêm mũi 3 là 422.519 người (đạt 28,2%).

Đến ngày 15/1/2022, có 43/63 tỉnh/thành phố đã cho học sinh mầm non đi học trở lại; có 46/63 tỉnh/thành phố cho học sinh tiểu học đến trường chiếm tỉ lệ 57,38% học sinh tiểu học/cả nước; 53/63 tỉnh/thành phố cho học sinh THCS, THPT (nhất là học sinh khối lớp 7 đến lớp 12) học trực tiếp chiếm tỉ lệ 69% học sinh/cả nước.

Dự kiến đến ngày 7/2/2022, có thêm 8 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con