Quanh chuyện ngân hàng thương mại “lên đời”
Sẽ không quá lời khi nói rằng, năm 2006 thực sự là “năm bùng nổ” của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từ 2007, Việt Nam phải mở cửa thị trường tài chính ngân hàng.
Cùng với đó, ngân hàng thương mại nước ngoài sẽ được phép thành lập chi nhánh và ngân hàng con tại Việt Nam. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, nhiều ngân hàng thương mại nội địa đã tăng vốn và chuyển đổi mô hình hoạt động.
Sẽ không quá lời khi nói rằng, năm 2006 thực sự là “năm bùng nổ” của các ngân hàng thương mại Việt Nam, nhất là đối với khối ngân hàng thương mại cổ phần.
Làn sóng “đổi áo” từ các ngân hàng
Một loạt ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn trong năm 2006 đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển mô hình hoạt động từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị.
Kèm theo đó là làn sóng đổi tên ngân hàng. Chẳng hạn: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Ninh Bình đổi thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Toàn Cầu (G-Bank); Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Sông Kiên đổi thành ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (Navibank)...
Cùng với đó là quá trình “di cư” trụ sở chính từ các tỉnh lên các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM. Điều này làm tăng thêm cơ hội cho các khách hàng trong việc lựa chọn cho mình một nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng phù hợp nhất.
Năm 2006 chứng kiến sự kiện các ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ. Giải pháp tăng vốn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro, nâng cao sức mạnh của các ngân hàng thương mại trên thị trường.
Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) trong năm 2006 nâng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng An Bình nâng vốn từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank) nâng vốn điều lệ từ 618 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng...
Cho đến nay, hầu hết nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã có chỉ số vốn/tổng tài sản đạt và vượt ngưỡng an toàn 8% theo thông lệ quốc tế.
Cuộc đổ bộ của các ngân hàng nước ngoài
Theo cam kết WTO, từ năm 2007, các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài được phép mua cổ phần của các ngân hàng thương mại trong nước hoặc được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài kể từ ngày 1/4/2007.
Điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh mạnh mẽ giữa một bên là các ngân hàng trong nước còn yếu về vốn, trình độ quản lý và cả về chất lượng sản phẩm - dịch vụ với một bên là các tập đoàn tài chính - ngân hàng hùng mạnh của thế giới.
Cũng theo cam kết, Việt Nam vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngoài tối đa 30% tổng số cổ phần. Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng, nhằm tránh khả năng sáp nhập hay thôn tính của các ngân hàng, các tổ chức tài chính nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại trong nước.
Nhiều ngân hàng, các tổ chức tài chính nước ngoài đã quyết định mua cổ phần trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, như HSBC mua cổ phần của Techcombank, ANZ mua cổ phần của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) hay Standard Chartered mua cổ phần của Ngân hàng Á Châu (ACB)...
Thực tế cho thấy, khi các doanh nghiệp của một nước nào đó đến đầu tư sản xuất kinh doanh ở đâu thường kéo theo các ngân hàng của nước họ đến đó. Chẳng hạn như các doanh nhân Đài Loan khi đến làm ăn ở Việt Nam đã kéo theo các ngân hàng của nước họ như TaishinBank, ChinfonBank... đến Việt Nam mở chi nhánh với thị trường nhắm vào chính các doanh nghiệp đến từ nước họ chứ không chỉ là các doanh nghệp hay các cá nhân tại Việt Nam.
Đừng biến ưu thế thành viễn cảnh
Ngành ngân hàng dù phải đối mặt với sức ép cạnh tranh cao nhưng nhìn ở góc độ vĩ mô, ngân hàng thương mại ở nước ta vẫn còn nhiều “thị phần” để tồn tại và phát triển trong tương lai.
Những khó khăn khi hội nhập với môi trường kinh doanh mới là không tránh khỏi, tuy nhiên, hệ thống các ngân hàng thương mại của Việt Nam vẫn có đủ các yếu tố cơ bản để có thể tồn tại và phát tiển bởi những lý do sau:
Thứ nhất, theo cam kết WTO, ngân hàng nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi nước ta gia nhập WTO.
Ngoài ra, theo quy định của Việt Nam, để thành lập ngân hàng con tại Việt Nam thì các ngân hàng nước ngoài phải có tổng tài sản tối thiểu là 10 tỷ USD, tiềm lực tương đương cỡ ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất của Việt Nam và vốn điều lệ của ngân hàng con muốn thành lập ít nhất phải là 70 triệu USD.
Trong khi đó, nếu họ muốn lập chi nhánh ở Việt Nam thì mức vốn đầu tư chỉ là 15 triệu USD. Vì những lý do này, cho đến nay danh sách các hồ sơ xin thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài đang là con số khiêm tốn: 3 bộ hồ sơ và số hồ sơ xin thành lập chi nhánh là 7 bộ.
Những hạn chế này sẽ là yếu tố chủ yếu hạn chế sự “đổ bộ” ồ ạt của những ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam trong thời gian trước mắt.
Thứ hai, là sự “tin tưởng” của người dân. Có thể nói đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tâm lý của người Việt Nam vẫn ưu tiên gửi tiền hay sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác tại các ngân hàng Việt Nam hơn là các ngân hàng nước ngoài.
Nhiều ngân hàng, các tổ chức tài chính nước ngoài đã quyết định mua cổ phần trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Việc này cho thấy các ngân hàng nước ngoài đã “lợi dụng” yếu tố tâm lý của người Việt Nam trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng như tận dụng khả năng bán lẻ của các ngân hàng thương mại này để đầu tư thay vì họ mở rộng các hoạt động cung cấp dịch vụ này một cách trực tiếp.
Thứ ba, hệ thống cơ sở hạn tầng, mạng lưới rộng khắp 64 tỉnh thành trong cả nước. Các ngân hàng thương mại quốc doanh như Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đầu tư và Phát triển Việt Nam... có hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch đến tận huyện, xã. Ngân hàng nước ngoài, dù có tiềm lực mạnh đến đâu cũng khó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng Việt Nam về mạng lưới, thị trường lâu năm cũng như sự am hiểu khách hàng bản địa.
Chung quy lại, WTO là một sân chơi lớn có nhiều cơ hội và thách thức song hành đối với tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và ngành ngân hành cũng không là ngoại lệ. Ngành ngân hàng dù phải đối mặt với sức ép cạnh tranh cao nhưng nhìn ở góc độ vĩ mô, ngân hàng thương mại ở nước ta vẫn còn nhiều “thị phần” để tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có nhiều ưu thế nhưng thực tế, đó không phải là viễn cảnh. Trên thực tế, nhiều ngân hàng còn bộc lộ sự yếu kém trong phát triển dịch vụ và gia tăng chất lượng dịch vụ. Nhất là non yếu trong khâu quản trị nhân lực.
Mặt khác, không ít ngân hàng cổ phần do một vài cá nhân đứng đầu, sở hữu phần vốn chi phối nên tự quyết định hàng loạt vấn đề về kinh doanh, tuyển dụng, xây dựng thương hiệu... mà không theo tiêu chí của một ngân hàng hiện đại.
Đây là lời cảnh báo mạnh mẽ cho những ông chủ ngân hàng có tiềm lực tài chính nhưng trong quá khứ là một ông “hàng xén” nên chưa có một tầm nhìn và quyết sách dài hạn. Và điều này sẽ cản trở rất lớn đến sự tồn tại của các ngân hàng này khi đối mặt với những đối thủ cạnh tranh lớn.
Cùng với đó, ngân hàng thương mại nước ngoài sẽ được phép thành lập chi nhánh và ngân hàng con tại Việt Nam. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, nhiều ngân hàng thương mại nội địa đã tăng vốn và chuyển đổi mô hình hoạt động.
Sẽ không quá lời khi nói rằng, năm 2006 thực sự là “năm bùng nổ” của các ngân hàng thương mại Việt Nam, nhất là đối với khối ngân hàng thương mại cổ phần.
Làn sóng “đổi áo” từ các ngân hàng
Một loạt ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn trong năm 2006 đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển mô hình hoạt động từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị.
Kèm theo đó là làn sóng đổi tên ngân hàng. Chẳng hạn: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Ninh Bình đổi thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Toàn Cầu (G-Bank); Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Sông Kiên đổi thành ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (Navibank)...
Cùng với đó là quá trình “di cư” trụ sở chính từ các tỉnh lên các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM. Điều này làm tăng thêm cơ hội cho các khách hàng trong việc lựa chọn cho mình một nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng phù hợp nhất.
Năm 2006 chứng kiến sự kiện các ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ. Giải pháp tăng vốn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro, nâng cao sức mạnh của các ngân hàng thương mại trên thị trường.
Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) trong năm 2006 nâng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng An Bình nâng vốn từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank) nâng vốn điều lệ từ 618 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng...
Cho đến nay, hầu hết nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã có chỉ số vốn/tổng tài sản đạt và vượt ngưỡng an toàn 8% theo thông lệ quốc tế.
Cuộc đổ bộ của các ngân hàng nước ngoài
Theo cam kết WTO, từ năm 2007, các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài được phép mua cổ phần của các ngân hàng thương mại trong nước hoặc được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài kể từ ngày 1/4/2007.
Điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh mạnh mẽ giữa một bên là các ngân hàng trong nước còn yếu về vốn, trình độ quản lý và cả về chất lượng sản phẩm - dịch vụ với một bên là các tập đoàn tài chính - ngân hàng hùng mạnh của thế giới.
Cũng theo cam kết, Việt Nam vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngoài tối đa 30% tổng số cổ phần. Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng, nhằm tránh khả năng sáp nhập hay thôn tính của các ngân hàng, các tổ chức tài chính nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại trong nước.
Nhiều ngân hàng, các tổ chức tài chính nước ngoài đã quyết định mua cổ phần trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, như HSBC mua cổ phần của Techcombank, ANZ mua cổ phần của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) hay Standard Chartered mua cổ phần của Ngân hàng Á Châu (ACB)...
Thực tế cho thấy, khi các doanh nghiệp của một nước nào đó đến đầu tư sản xuất kinh doanh ở đâu thường kéo theo các ngân hàng của nước họ đến đó. Chẳng hạn như các doanh nhân Đài Loan khi đến làm ăn ở Việt Nam đã kéo theo các ngân hàng của nước họ như TaishinBank, ChinfonBank... đến Việt Nam mở chi nhánh với thị trường nhắm vào chính các doanh nghiệp đến từ nước họ chứ không chỉ là các doanh nghệp hay các cá nhân tại Việt Nam.
Đừng biến ưu thế thành viễn cảnh
Ngành ngân hàng dù phải đối mặt với sức ép cạnh tranh cao nhưng nhìn ở góc độ vĩ mô, ngân hàng thương mại ở nước ta vẫn còn nhiều “thị phần” để tồn tại và phát triển trong tương lai.
Những khó khăn khi hội nhập với môi trường kinh doanh mới là không tránh khỏi, tuy nhiên, hệ thống các ngân hàng thương mại của Việt Nam vẫn có đủ các yếu tố cơ bản để có thể tồn tại và phát tiển bởi những lý do sau:
Thứ nhất, theo cam kết WTO, ngân hàng nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi nước ta gia nhập WTO.
Ngoài ra, theo quy định của Việt Nam, để thành lập ngân hàng con tại Việt Nam thì các ngân hàng nước ngoài phải có tổng tài sản tối thiểu là 10 tỷ USD, tiềm lực tương đương cỡ ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất của Việt Nam và vốn điều lệ của ngân hàng con muốn thành lập ít nhất phải là 70 triệu USD.
Trong khi đó, nếu họ muốn lập chi nhánh ở Việt Nam thì mức vốn đầu tư chỉ là 15 triệu USD. Vì những lý do này, cho đến nay danh sách các hồ sơ xin thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài đang là con số khiêm tốn: 3 bộ hồ sơ và số hồ sơ xin thành lập chi nhánh là 7 bộ.
Những hạn chế này sẽ là yếu tố chủ yếu hạn chế sự “đổ bộ” ồ ạt của những ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam trong thời gian trước mắt.
Thứ hai, là sự “tin tưởng” của người dân. Có thể nói đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tâm lý của người Việt Nam vẫn ưu tiên gửi tiền hay sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác tại các ngân hàng Việt Nam hơn là các ngân hàng nước ngoài.
Nhiều ngân hàng, các tổ chức tài chính nước ngoài đã quyết định mua cổ phần trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Việc này cho thấy các ngân hàng nước ngoài đã “lợi dụng” yếu tố tâm lý của người Việt Nam trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng như tận dụng khả năng bán lẻ của các ngân hàng thương mại này để đầu tư thay vì họ mở rộng các hoạt động cung cấp dịch vụ này một cách trực tiếp.
Thứ ba, hệ thống cơ sở hạn tầng, mạng lưới rộng khắp 64 tỉnh thành trong cả nước. Các ngân hàng thương mại quốc doanh như Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đầu tư và Phát triển Việt Nam... có hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch đến tận huyện, xã. Ngân hàng nước ngoài, dù có tiềm lực mạnh đến đâu cũng khó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng Việt Nam về mạng lưới, thị trường lâu năm cũng như sự am hiểu khách hàng bản địa.
Chung quy lại, WTO là một sân chơi lớn có nhiều cơ hội và thách thức song hành đối với tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và ngành ngân hành cũng không là ngoại lệ. Ngành ngân hàng dù phải đối mặt với sức ép cạnh tranh cao nhưng nhìn ở góc độ vĩ mô, ngân hàng thương mại ở nước ta vẫn còn nhiều “thị phần” để tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có nhiều ưu thế nhưng thực tế, đó không phải là viễn cảnh. Trên thực tế, nhiều ngân hàng còn bộc lộ sự yếu kém trong phát triển dịch vụ và gia tăng chất lượng dịch vụ. Nhất là non yếu trong khâu quản trị nhân lực.
Mặt khác, không ít ngân hàng cổ phần do một vài cá nhân đứng đầu, sở hữu phần vốn chi phối nên tự quyết định hàng loạt vấn đề về kinh doanh, tuyển dụng, xây dựng thương hiệu... mà không theo tiêu chí của một ngân hàng hiện đại.
Đây là lời cảnh báo mạnh mẽ cho những ông chủ ngân hàng có tiềm lực tài chính nhưng trong quá khứ là một ông “hàng xén” nên chưa có một tầm nhìn và quyết sách dài hạn. Và điều này sẽ cản trở rất lớn đến sự tồn tại của các ngân hàng này khi đối mặt với những đối thủ cạnh tranh lớn.