"Rút kinh nghiệm sâu sắc từ việc bãi nhiệm bà Châu Thị Thu Nga”
Văn phòng Quốc hội họp báo kết thúc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII
“Từ việc bãi nhiệm tư cách đại biểu với bà Châu Thị Thu Nga cần rút kinh nghiệm sâu sắc nhất là trong bối cảnh chuẩn bị cho việc bầu cử nhiệm kỳ mới, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói tại buổi họp báo kết thúc kỳ họp thứ 9, chiều 26/6.
Câu hỏi được phóng viên đặt ra là sau khi Quốc hội đã bãi nhiệm bà Nga, Bí thư Thành ủy Hà Nội có nói là bà Nga có dấu hiệu sai phạm từ khi nộp hồ sơ tự ứng cử, vậy làm thế nào để không lặp lại tình trạng đó trong cuộc bầu cử mới?
Ông Phúc cho biết, quy trình bầu cử Quốc hội khóa 13 rất chặt chẽ, phiên họp đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 khi xác định tư cách đại biểu cũng không nhận được đơn thư tố cáo nào liên quan đến bà Nga, Ban Công tác đại biểu không phát hiện gì.
Sai phạm của bà Nga sau hai, ba năm mới phát hiện ra và sau đó mới thực hiện quy trình bãi nhiệm. Công tác bầu cử nhiệm kỳ mới đang được chuẩn bị, Quốc hội cũng mới ban hành Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân, nên từ việc bà Nga sẽ rút kinh nghiệm chặt chẽ để bầu được những người xứng đáng với đại diện cho nhân dân, ông Phúc nói.
Những câu hỏi khác của phóng viên đặt ra liên quan đến thái độ của Quốc hội của Quốc hội với tình hình biển Đông, cách điều hành các phiên chất vấn, biểu quyết hộ hay có phiên thảo luận không có đại biểu nào phát biểu…cũng được ông Phúc giải đáp.
Theo ông, việc đại biểu không phát biểu gì ở phiên họp về chương trình giám sát cho năm sau không có gì đáng ngạc nhiên cả vì quá trình chuẩn bị, xin ý kiến rất chu đáo.
Còn tình hình biển Đông thì Quốc hội đã nghe báo cáo của Chính phủ, tuyên bố của Bộ Ngoại giao cũng đã tương đối rõ ràng và ông Phúc tán thành với tuyên bố đó.
Về góp ý sau mỗi phiên chất vấn Chủ tịch Quốc hội - người trực tiếp điều hành - kết luận hơi dài, ông Phúc “hứa” sẽ chuyển ý kiến đến Chủ tịch.
Nhìn tổng thể cả kỳ họp, ông Phúc nhấn mạnh điểm nổi bật là Quốc hội đã thảo luận, xem xét, thông qua 11 luật, 9 nghị quyết và cho ý kiến về 15 dự án luật khác nhằm tiếp tục triển khai thi hành, thể chế hoá Hiến pháp, là số lượng rất lớn từ trước đến nay.
Và điểm khác nữa là tại kỳ họp này lần đầu tiên Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Câu hỏi được phóng viên đặt ra là sau khi Quốc hội đã bãi nhiệm bà Nga, Bí thư Thành ủy Hà Nội có nói là bà Nga có dấu hiệu sai phạm từ khi nộp hồ sơ tự ứng cử, vậy làm thế nào để không lặp lại tình trạng đó trong cuộc bầu cử mới?
Ông Phúc cho biết, quy trình bầu cử Quốc hội khóa 13 rất chặt chẽ, phiên họp đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 khi xác định tư cách đại biểu cũng không nhận được đơn thư tố cáo nào liên quan đến bà Nga, Ban Công tác đại biểu không phát hiện gì.
Sai phạm của bà Nga sau hai, ba năm mới phát hiện ra và sau đó mới thực hiện quy trình bãi nhiệm. Công tác bầu cử nhiệm kỳ mới đang được chuẩn bị, Quốc hội cũng mới ban hành Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân, nên từ việc bà Nga sẽ rút kinh nghiệm chặt chẽ để bầu được những người xứng đáng với đại diện cho nhân dân, ông Phúc nói.
Những câu hỏi khác của phóng viên đặt ra liên quan đến thái độ của Quốc hội của Quốc hội với tình hình biển Đông, cách điều hành các phiên chất vấn, biểu quyết hộ hay có phiên thảo luận không có đại biểu nào phát biểu…cũng được ông Phúc giải đáp.
Theo ông, việc đại biểu không phát biểu gì ở phiên họp về chương trình giám sát cho năm sau không có gì đáng ngạc nhiên cả vì quá trình chuẩn bị, xin ý kiến rất chu đáo.
Còn tình hình biển Đông thì Quốc hội đã nghe báo cáo của Chính phủ, tuyên bố của Bộ Ngoại giao cũng đã tương đối rõ ràng và ông Phúc tán thành với tuyên bố đó.
Về góp ý sau mỗi phiên chất vấn Chủ tịch Quốc hội - người trực tiếp điều hành - kết luận hơi dài, ông Phúc “hứa” sẽ chuyển ý kiến đến Chủ tịch.
Nhìn tổng thể cả kỳ họp, ông Phúc nhấn mạnh điểm nổi bật là Quốc hội đã thảo luận, xem xét, thông qua 11 luật, 9 nghị quyết và cho ý kiến về 15 dự án luật khác nhằm tiếp tục triển khai thi hành, thể chế hoá Hiến pháp, là số lượng rất lớn từ trước đến nay.
Và điểm khác nữa là tại kỳ họp này lần đầu tiên Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.