Sửa Luật Đất đai: Cần đổi mới từ… ban soạn thảo?
Các vấn đề về đất đai vẫn đang là trở ngại hàng đầu trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Các vấn đề về đất đai vẫn đang là trở ngại hàng đầu trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc mở đầu hội nghị lấy ý kiến của các doanh nghiệp về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 9/10.
Giá đất quá cao, theo ông Lộc đã hạn chế khả năng tiếp cận mặt bằng của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó còn là sự phiền hà của thủ tục hành chính. "Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển có nói với tôi rằng, qua kiểm tra ở các thành phố lớn thì khó dự nào có thể hoàn thành thủ tục đất đai trong vòng 5 năm", ông Lộc phát biểu.
Vị Chủ tịch VCCI kỳ vọng việc sửa Luật Đất đai sẽ góp phần giải quyết vướng mắc hiện tại góp phần tạo động lực cho sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay, trụ vững và phát triển.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai Lê Thanh Khuyến cũng nhấn mạnh nhiều điểm mới của dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, trong phần giới thiệu khái quát. Tuy nhiên, vẫn đậm đặc các quan ngại và lời phê dành cho dự án luật này.
Đề nghị lập ban soạn thảo khác
Ý kiến tại hội thảo chủ yếu đến từ các vị chuyên gia và luật sư. Nhận xét rất chung tại khá nhiều ý kiến là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) còn thiếu khách quan, minh bạch, dành quá nhiều quyền cho cơ quan quản lý nhà nước. Và, đề nghị không chỉ của một vài vị diễn giả là nên đổi mới dự án luật này ngay từ khâu… soạn thảo.
Xin lỗi về “cách phát biểu có phần gay gắt, và mong được thông cảm vì sự kìm nén 10 năm nay đối với một luật mà các hạn chế đã bộc lộ ngay từ lúc mới ban hành”, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nhận xét, dự thảo luật cố gắng quy định thêm nhiều quyền hạn quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường một cách không cần thiết. Theo ông, ban soạn thảo tỏ ra chưa đủ kiến thức về mối quan hệ giữa đất đai với đô thị hóa, với phát triển và quản lý đô thị.
Cũng theo ông Liêm, ngoài những chi tiết thì không thấy có đột phá nào so với Luật Đất đai 2003, trong khi vẫn giữ nguyên các hạn chế của nó. Đó là vì việc tổng kết 10 năm thực hiện luật 2003 làm không tốt, vì không được thực hiện bởi các chyên gia chính sách đủ năng lực, kinh nghiệm và tầm nhìn.
“Dự thảo này không đáp ứng được đòi hỏi của Hội nghị Trung ương 5 là phải sửa đổi Luật Đất đai năm 2003 một cách toàn diện”, ông nhấn mạnh.
Và ông đề nghị: “Quốc hội lập ra và trực tiếp chỉ đạo một ban soạn thảo khác, gồm các chuyên gia giỏi cả nước trong lĩnh vực đất đai, được tập trung làm việc trong 6 tháng để soạn thảo một dự thảo mới kịp thời đưa ra cho mọi người góp ý kiến rộng rãi”.
Luật sư Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam thì “thất vọng về dự án luật” vì các nút thắt của luật hiện hành về giá đất, phân cấp… đều chưa được giải quyết.
Cùng chung quan ngại về sự thiếu khách quan và minh bạch, luật sư Lê Thanh Sơn cho rằng dự thảo luật tạo ra quá nhiều quyền của cơ quan quản lý nhà nước.
Ông Sơn đề nghị việc biên soạn dự án luật này cần sự tham gia trực tiếp của các luật sư, những người hàng ngày hàng giờ liên quan đến các vấn đề về đất đai, tham vấn cho hàng trăm vụ việc về đất đai.
Trưng mua thay cho thu hồi
Sự bất hợp lý và những hệ lụy của cơ chế thu hồi đất là vấn đề được nhiều ý kiến xoáy sâu với các đề xuất mạnh mẽ về đổi mới, dù theo cơ quan soạn thảo là đã có thay đổi rất lớn.
TS. Phạm Sỹ Liêm đề nghị thay chế độ thu hồi đất bằng chế độ trưng mua đất vì lợi ích công cộng và xác định rõ nội hàm của lợi ích công cộng.
Luật sư Vũ Xuân Tiền cũng nhấn mạnh cần thay thế việc thu hồi đất bằng cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. Ông Tiền cũng cho rằng, việc giao đất, cho thuê đất, quyết định trưng mua quyền sử dụng đất chỉ phân cấp tới chủ tịch UBND cấp huyện
Khi nhà nước trưng thu phải đưa ra thời hạn cụ thể chứ không phải trưng thu vĩnh viễn, ban soạn thảo nên rõ ràng quy định này là góp ý của luật sư Lê Thanh Sơn.
Trưng thu đất thì không chỉ theo giá thị trường mà phải cao hơn, có thể bằng 120% giá thị trường vì những người được trưng thu đâu có thích điều này, là quan điểm của ông Trần Vũ Hải.
Phân trần rằng sửa "được cái này thì mất cái khác", Thứ trưởng Hiển nhấn mạnh sau khi nghe tất cả các góp ý, và cho biết các quy định mới của dự án luật sẽ góp phần hạn chế tiêu cực, tham nhũng và sẽ còn tiếp tục lấy ý kiến để hoàn thiện.
Giá đất quá cao, theo ông Lộc đã hạn chế khả năng tiếp cận mặt bằng của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó còn là sự phiền hà của thủ tục hành chính. "Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển có nói với tôi rằng, qua kiểm tra ở các thành phố lớn thì khó dự nào có thể hoàn thành thủ tục đất đai trong vòng 5 năm", ông Lộc phát biểu.
Vị Chủ tịch VCCI kỳ vọng việc sửa Luật Đất đai sẽ góp phần giải quyết vướng mắc hiện tại góp phần tạo động lực cho sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay, trụ vững và phát triển.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai Lê Thanh Khuyến cũng nhấn mạnh nhiều điểm mới của dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, trong phần giới thiệu khái quát. Tuy nhiên, vẫn đậm đặc các quan ngại và lời phê dành cho dự án luật này.
Đề nghị lập ban soạn thảo khác
Ý kiến tại hội thảo chủ yếu đến từ các vị chuyên gia và luật sư. Nhận xét rất chung tại khá nhiều ý kiến là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) còn thiếu khách quan, minh bạch, dành quá nhiều quyền cho cơ quan quản lý nhà nước. Và, đề nghị không chỉ của một vài vị diễn giả là nên đổi mới dự án luật này ngay từ khâu… soạn thảo.
Xin lỗi về “cách phát biểu có phần gay gắt, và mong được thông cảm vì sự kìm nén 10 năm nay đối với một luật mà các hạn chế đã bộc lộ ngay từ lúc mới ban hành”, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nhận xét, dự thảo luật cố gắng quy định thêm nhiều quyền hạn quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường một cách không cần thiết. Theo ông, ban soạn thảo tỏ ra chưa đủ kiến thức về mối quan hệ giữa đất đai với đô thị hóa, với phát triển và quản lý đô thị.
Cũng theo ông Liêm, ngoài những chi tiết thì không thấy có đột phá nào so với Luật Đất đai 2003, trong khi vẫn giữ nguyên các hạn chế của nó. Đó là vì việc tổng kết 10 năm thực hiện luật 2003 làm không tốt, vì không được thực hiện bởi các chyên gia chính sách đủ năng lực, kinh nghiệm và tầm nhìn.
“Dự thảo này không đáp ứng được đòi hỏi của Hội nghị Trung ương 5 là phải sửa đổi Luật Đất đai năm 2003 một cách toàn diện”, ông nhấn mạnh.
Và ông đề nghị: “Quốc hội lập ra và trực tiếp chỉ đạo một ban soạn thảo khác, gồm các chuyên gia giỏi cả nước trong lĩnh vực đất đai, được tập trung làm việc trong 6 tháng để soạn thảo một dự thảo mới kịp thời đưa ra cho mọi người góp ý kiến rộng rãi”.
Luật sư Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam thì “thất vọng về dự án luật” vì các nút thắt của luật hiện hành về giá đất, phân cấp… đều chưa được giải quyết.
Cùng chung quan ngại về sự thiếu khách quan và minh bạch, luật sư Lê Thanh Sơn cho rằng dự thảo luật tạo ra quá nhiều quyền của cơ quan quản lý nhà nước.
Ông Sơn đề nghị việc biên soạn dự án luật này cần sự tham gia trực tiếp của các luật sư, những người hàng ngày hàng giờ liên quan đến các vấn đề về đất đai, tham vấn cho hàng trăm vụ việc về đất đai.
Trưng mua thay cho thu hồi
Sự bất hợp lý và những hệ lụy của cơ chế thu hồi đất là vấn đề được nhiều ý kiến xoáy sâu với các đề xuất mạnh mẽ về đổi mới, dù theo cơ quan soạn thảo là đã có thay đổi rất lớn.
TS. Phạm Sỹ Liêm đề nghị thay chế độ thu hồi đất bằng chế độ trưng mua đất vì lợi ích công cộng và xác định rõ nội hàm của lợi ích công cộng.
Luật sư Vũ Xuân Tiền cũng nhấn mạnh cần thay thế việc thu hồi đất bằng cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. Ông Tiền cũng cho rằng, việc giao đất, cho thuê đất, quyết định trưng mua quyền sử dụng đất chỉ phân cấp tới chủ tịch UBND cấp huyện
Khi nhà nước trưng thu phải đưa ra thời hạn cụ thể chứ không phải trưng thu vĩnh viễn, ban soạn thảo nên rõ ràng quy định này là góp ý của luật sư Lê Thanh Sơn.
Trưng thu đất thì không chỉ theo giá thị trường mà phải cao hơn, có thể bằng 120% giá thị trường vì những người được trưng thu đâu có thích điều này, là quan điểm của ông Trần Vũ Hải.
Phân trần rằng sửa "được cái này thì mất cái khác", Thứ trưởng Hiển nhấn mạnh sau khi nghe tất cả các góp ý, và cho biết các quy định mới của dự án luật sẽ góp phần hạn chế tiêu cực, tham nhũng và sẽ còn tiếp tục lấy ý kiến để hoàn thiện.