Sức ép gia tăng từ thép Trung Quốc

Thu Minh
Chia sẻ

Chứng khoán VnDirect cho rằng các nhà sản xuất thép Trung Quốc sẽ giảm xuất khẩu sang Canada, Mexico và Mỹ đồng thời chuyển dịch lượng thép này khỏi các khu vực Bắc Mỹ và Mỹ Latinh đến các khu vực như ASEAN và Ấn Độ, nơi nhu cầu tiêu thụ thép nội địa vẫn đang tăng trưởng vững chắc...

Thép nhập khẩu từ Trung Quốc đã tràn vào thị trường Việt Nam, với khối lượng bán 10 tháng năm 2024 tăng 60% so với cùng kỳ lên 10 triệu tấn.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã phát biểu gần đây rằng ông sẽ áp thuế suất 25% lên toàn bộ hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico và thêm 10% thuế lên hàng hóa Trung Quốc. Ông cáo buộc rằng các nước trên cho phép nhập cư trái phép và vận chuyển thuốc gây nghiện. 

Trong năm 2023, Mỹ nhập khẩu 25,6 triệu tấn thép với Canada, Mexico và Brazil là ba nguồn cung ứng lớn nhất chiếm lần lượt 24%, 15% và 14% tổng thép nhập khẩu vào Mỹ. Cùng lúc, việc cả hai chính quyền Biden và Trump cùng cáo buộc các nước này đóng vai trò là trung chuyển của thép giá rẻ từ Trung Quốc đi đến Mỹ thể hiện đây là quan điểm thống nhất của Washington. 

Nếu việc áp thuế xảy ra, Chứng khoán VnDirect cho rằng các nhà sản xuất thép Trung Quốc sẽ giảm xuất khẩu sang Canada, Mexico và Mỹ đồng thời chuyển dịch lượng thép này khỏi các khu vực Bắc Mỹ và Mỹ Latinh đến các khu vực như ASEAN và Ấn Độ, nơi nhu cầu tiêu thụ thép nội địa vẫn đang tăng trưởng vững chắc. 

"Nếu không có thêm các biện pháp bảo hộ thị trường thép nội địa đến từ chính phủ, lượng thép nhập khẩu tràn vào Việt Nam sẽ tiếp tục tệ hơn", chuyên gia phân tích của VnDirect lo ngại. 

Tuy nhiên, cũng cần có thông tin rõ ràng hơn do tuyên bố của Trump không giải thích cụ thể cách mà mức thuế đề nghị này sẽ hoạt động trong khuôn khổ của Mục 232 Đạo luật Thương mại mở rộng hiện hành liên quan đến mặt hàng thép và nhôm đã được áp dụng trong kì tổng thống đầu tiên của ông năm 2018.

Canada, Mexico và một số nước khác vẫn đang nằm trong nhóm loại trừ và không phải chịu thuế của Mục 232, trong khi đó, các nước khác được gỡ bỏ thuế quan và thay vào đó là một mức hạn ngạch. Hơn nữa, việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico là hành động vi phạm Hiệp định Thương mại USMCA (US-Mexico-Canada Agreement), cũng đồng thời có hiệu lực trong kì tổng thống đầu tiên của Trump vào 2020.

Trên thực tế, thép Trung Quốc đã thu hút nhiều sự chú ý của Chính phủ Việt Nam.

Bộ Công Thương đang điều tra thép mạ kẽm (tôn mạ) để quyết định liệu có thực hiện áp thuế chống bán phá giá đối với một số loại thép mạ kẽm của Trung Quốc và Hàn Quốc. Nếu được thực hiện, tất cả các nhà sản xuất thép mạ kẽm sẽ là bên hưởng lợi, bao gồm HSG, NKG, HPG và GDA.

VnDirect cho rằng khả năng cao sẽ xảy ra vì Việt Nam dư cung tôn mạ và cơ quan phòng vệ thương mại của Việt Nam đã từng áp dụng thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá đối với thép mạ kẽm nhập khẩu vào năm 2016 khi cũng đang xảy ra khủng hoảng thép của Trung Quốc.

Cùng với đó, Bộ Công Thương đang điều tra HRC nhập khẩu từ một số công ty Trung Quốc và Ấn Độ, và kết quả có thể sẽ mất ba đến năm tháng để hoàn tất. Tất cả các vụ điều tra thép trước đây đều được kết luận với mức áp dụng thuế chống phá giá/tự vệ nhưng tác động sẽ khác nhau tùy vào thời điểm áp thuế và quy mô. Tuy nhiên, trường hợp này không đơn giản do Việt Nam hiện đang thiếu nguồn cung HRC trong nước.

VnDirect cho rằng việc áp thuế lên HRC nhập khẩu nếu xảy ra sẽ chỉ bắt đầu khi Dung Quất 2 đi vào hoạt động, bù đắp khoản thiếu hụt nguồn cung HRC từ Việt Nam và sẽ chỉ áp dụng cho một số mã HRC có phạm vi giá thấp hơn nhiều so với giá trong nước hoặc ở một số lượng vượt quá mức khối lượng nhập khẩu củ thể do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

"Dựa trên quan điểm rằng giá thép sẽ tiếp tục gặp áp lực, các biện pháp áp thuế tự vệ nếu được áp dụng sẽ chỉ có tác dụng hỗ trợ ngành thép trong nước khỏi áp lực từ thép Trung Quốc", VnDirect nhấn mạnh. 

Các vụ điều tra trước cho thấy Cục phòng vệ thương mại Việt Nam mất trung bình 180 ngày để áp dụng thông báo thuế AD/SG tạm thời và 150 ngày kể từ thời điểm thông báo thuế tạm thời đó để công bố mức thuế chính thức và mức thuế chính thức này có thể được điều chỉnh so với mức thuế tạm thời.

Nếu mức thuế chính thức thấp hơn mức thuế tạm thời, nhà nhập khẩu sẽ được hoàn lại khoản chênh lệch. Mặt khác, nếu mức thuế chính thức vượt quá mức thuế tạm thời, nhà nhập khẩu không phải trả thêm số tiền chênh lệch. Do đó, kỳ vọng rằng kết quả của những trường hợp điều tra hiện tại sẽ được công bố vào đầu 2025.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con