Thái Bình nỗ lực xúc tiến thu hút hợp tác kinh tế quốc tế

Trương Quốc Cường
Chia sẻ

Thái Bình liên tục triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư quốc tế với mong muốn "kéo" được các dự án lớn nhưng đảm bảo tiêu chí, xanh, sạch và sản xuất bền vững...

Các khu công nghiệp của Thái Bình đang được lấp đầy
Các khu công nghiệp của Thái Bình đang được lấp đầy

Ngày 11/9 tại thành phố Sydney, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Australia, Thương vụ Việt Nam tại Australia tổ chức chuỗi chương trình “Diễn đàn xúc tiến thương mại và đầu tư Việt Nam - Australia” và “Hội nghị xúc tiến giao thương, đầu tư vào tỉnh Thái Bình”.

Sự kiện thu hút gần 80 đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư, kinh doanh của Australia, các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Việt Nam…

Tổng Lãnh sự Việt Nam phụ trách bang New South Wales, bang Queensland và bang Nam Australia Nguyễn Đăng Thắng khẳng định, quan hệ giữa Việt Nam và Australia đang ở thời điểm rất tốt đẹp và thương mại chính là một điểm sáng trong quan hệ song phương. Quan hệ hợp tác giữa các địa phương của hai nước cũng phát triển tốt đẹp trên cơ sở triển khai “Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam - Australia”.

Đối với riêng tỉnh Thái Bình, buổi xúc tiến thương mại đó có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm kết nối tỉnh Thái Bình với các đối tác Australia vì mục tiêu phát triển và thịnh vượng. 

Bà Joanna Kubota - Chủ tịch Hội đồng Sydney’s Parkland - cho biết bà nhận thấy giữa Thái Bình và các khu vực thuộc Hội đồng Sydney’s Parkland có những điểm chung như cùng tập trung vào lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, phát triển hạ tầng cơ sở… Vì vậy, hai bên có rất nhiều cơ hội để trao đổi, hợp tác và học hỏi kinh nghiệm của nhau. Đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Australia đang phát triển tốt đẹp.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Parramatta - Luke Magee bày tỏ hy vọng buổi xúc tiến thương mại của tỉnh Thái Bình là bước khởi đầu tốt đẹp cho sự kết nối giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư hai nước. Ông cam kết giúp các doanh nghiệp tại thành phố Parramatta nói riêng cũng như các doanh nghiệp Australia nói chung hiểu thêm về những cơ hội tiềm năng hợp tác với các doanh nghiệp tỉnh Thái Bình và rộng hơn nữa là các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất, công nghệ sinh học...

Trước đó, vào ngày 8/9, tại thành phố Auckland (New Zealand), UBND tỉnh Thái Bình cũng đã phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand tổ chức hội nghị xúc tiến giao thương, đầu tư vào tỉnh Thái Bình với sự tham gia của gần 80 đại biểu đại diện cho các tổ chức và doanh nghiệp New Zealand. 

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng đã có bài phát biểu giới thiệu về tiềm năng, lợi thế, chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh Thái Bình. Trong đó, nêu bật lợi thế Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Nam đồng bằng sông Hồng, có vị trí gần Thành phố Hà Nội, tiếp giáp với Hải Phòng; được kết nối hệ thống sân bay, cảng biển tại Hải Phòng bằng các hệ thống giao thông đã và đang được đầu tư đồng bộ, hiện đại. 

Thái Bình hiện có quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp rất lớn, với 10 khu công nghiệp (trong đó có 2 khu công nghiệp nằm trong Khu kinh tế Thái Bình) và 49 cụm công nghiệp có tổng diện tích gần 3.000ha đã giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng luôn sẵn sàng chào đón nhà đầu tư. 

Đồng thời, Thái Bình cũng có nguồn nhân lực dồi dào với dân số khoảng 2 triệu người trong đó có trên 1 triệu người đang trong độ tuổi lao động, số lao động đã qua đào tạo khoảng 643.000 người.

Những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Bình luôn đứng tốp đầu của cả nước. Năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn song tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thái Bình tăng 9,52%; tổng vốn FDI đạt 660 triệu USD, xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam; kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt gần 2.460 triệu USD, tăng 14,8%, kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh đạt gần 2.210 triệu USD, tăng 26,6% so với năm 2021 với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: may mặc, da giày, sản phẩm từ nhựa, sản phẩm kim loại, sản phẩm gỗ…

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con