Tháng 6, trình Chính phủ dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt quyết tâm trình dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vào tháng 6/2012
Nguồn tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay cơ quan này sẽ trình dự thảo Luật Đất đai sửa đổi để trình Chính phủ vào tháng 6 tới, trước khi dự thảo chính thức được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 8.
Tuy nhiên, trước khi hoàn tất dự thảo này, Bộ sẽ tập trung tổng kết việc thi hành Luật Đất đai hiện hành cũng như tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các báo cáo tổng kết này sẽ được hoàn tất và báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến trong tháng 3/2012.
Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2011, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất 2011-2020, trong đó Quốc hội cũng đã đề nghị Chính phủ “khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai để sớm trình Quốc hội thời gian tới”.
Sau 8 năm được áp dụng trong thực tế, Luật Đất đai 2003 đã bộc lộ một số khiếm khuyết nhất định. Một trong những vấn đề mấu chốt đã và đang được thảo luận rộng rãi là vấn đề sở hữu đất đai, theo đó đất đai có tiếp tục được coi là "sở hữu toàn dân" như hiện nay hay không.
Mối quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai với người sử dụng đất cũng như vấn đề quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất cũng là những nội dung được quan tâm nhất trong việc sửa đổi Luật Đất đai lần này.
Tuy nhiên, trước khi hoàn tất dự thảo này, Bộ sẽ tập trung tổng kết việc thi hành Luật Đất đai hiện hành cũng như tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các báo cáo tổng kết này sẽ được hoàn tất và báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến trong tháng 3/2012.
Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2011, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất 2011-2020, trong đó Quốc hội cũng đã đề nghị Chính phủ “khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai để sớm trình Quốc hội thời gian tới”.
Sau 8 năm được áp dụng trong thực tế, Luật Đất đai 2003 đã bộc lộ một số khiếm khuyết nhất định. Một trong những vấn đề mấu chốt đã và đang được thảo luận rộng rãi là vấn đề sở hữu đất đai, theo đó đất đai có tiếp tục được coi là "sở hữu toàn dân" như hiện nay hay không.
Mối quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai với người sử dụng đất cũng như vấn đề quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất cũng là những nội dung được quan tâm nhất trong việc sửa đổi Luật Đất đai lần này.