Thêm nhiều đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Sau hai lần sửa đổi, bổ sung, các nhà làm luật đang tiếp tục xem xét lại chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt
Sau gần 10 năm thực hiện và hai lần sửa đổi, bổ sung, các nhà làm luật đang tiếp tục xem xét lại chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm định hướng và điều tiết lại thu nhập, sản xuất và tiêu dùng đối với mặt hàng ôtô, môtô, rượu bia, thuốc lá cũng như một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt khác.
Tại buổi họp ngày 26/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã có tờ trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Quan điểm các nhà soạn thảo cho rằng, chính sách hiện hành đang có những bất cập cả về đối tượng chịu thuế, thuế suất, căn cứ và giá tính thuế.
Xem xét lại đối tượng và cách tính thuế
Chẳng hạn, về đối tượng chịu thuế, luật hiện hành quy định ôtô dưới 24 chỗ ngồi phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm hạn chế sử dụng ôtô du lịch và các loại xe có ít chỗ ngồi chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân và khuyến khích sử dụng ôtô để phục vụ sản xuất kinh doanh, vận chuyển hành khách công cộng.
Tuy nhiên, trong thực tế phát sinh một số trường hợp mà nếu áp dụng "cứng" theo quy định này sẽ không phù hợp, như với loại xe cứu thương, xe buýt chuyên dùng, xe dưới 24 chỗ ngồi có thiết kế chỗ đứng, các loại xe ô tô thiết kế vừa chở người vừa chở hàng là những loại xe có số chỗ ngồi ít.
Đối với mặt hàng thuốc lá, luật hiện chỉ quy định xì gà và thuốc lá điếu thuộc đối tượng chịu thuế trong khi dự báo trên thị trường nội địa đang và sẽ xuất hiện một số loại sản phẩm khác như thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi. Đây cũng là các sản phẩm thuốc lá, sử dụng là có hại cho sức khoẻ nên không khuyến khích tiêu dùng.
Tương tự, việc đánh thuế đối với điều hòa nhiệt độ công suất dưới 90.000 BTU nhằm vào các đối tượng sử dụng điều hoà nhiệt độ trong gia đình, khách sạn, nhà hàng, văn phòng... lại "trùm" lên một số loại điều hoà nhiệt độ sử dụng trên các phương tiện vận tải như ôtô, tàu hoả, tàu biển, vốn được coi là tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải và trong hoạt động vận tải hành khách.
Về thuế suất, trước yêu cầu phải thực hiện các cam kết gia nhập WTO cũng cần phải có những sửa đổi phù hợp. Cụ thể, việc để các mức thuế suất khác nhau theo nồng độ cồn đối với mặt hàng rượu, theo bao bì đóng gói đối với mặt hàng bia cần phải thay đổi theo một mức thuế tuyệt đối tính theo dung tích hoặc một mức thuế phần trăm.
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối một số mặt hàng cũng bộc lộ hạn chế. Chẳng hạn, đối với ôtô, theo luật hiện hành, mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với ôtô chở người được phân biệt theo số chỗ ngồi, trong đó đối với ôtô từ 5 chỗ trở xuống có mức thuế suất là 50%; ôtô từ 6 chỗ đến 15 chỗ ngồi thuế suất 30%; ôtô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi thuế suất là 15%.
Tuy nhiên, kinh nghiệm và thông lệ nước ngoài cho thấy cần áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô theo dung tích của máy là hợp lý với mục đích của sắc thuế này hơn cả, nhất là để khuyến khích sử dụng các loại phương tiện tiết kiệm năng lượng.
Bên cạnh đó, thực tế đang đòi hỏi cần bổ sung một số hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như: xe môtô 175 phân khối trở lên, là loại xe đắt tiền không phục vụ những nhu cầu cần thiết của số đông người dân; tàu bay, du thuyền có thể phát sinh phục vụ một số nhu cầu của gia đình, cá nhân, công ty cần bổ sung để điều tiết hợp lý những nhu cầu xa xỉ này.
Thêm nhiều mặt hàng chịu thuế
Tại dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Chính phủ đề xuất bổ sung thêm khá nhiều đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng như thay đổi một số căn cứ, cách tính thuế mới.
Cụ thể là việc sẽ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô dưới 24 chỗ ngồi vừa chở người vừa chở hàng, các chế phẩm từ lá thuốc lá, xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 phân khối trở lên, tàu bay và du thuyền (trừ loại sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển).
Bên cạnh đó, dự luật sẽ bổ sung vào đối tượng không chịu thuế một số loại xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi nhưng được sử dụng cho mục đích chuyên dùng như: xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ; xe ôtô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; các loại hàng hoá nhập khẩu vào khu phi thuế quan.
Cũng theo dự luật, mức thuế suất đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở xuống và rượu thuốc là 20% và rượu từ 20 độ trở lên là 55%, đối với mặt hàng bia được đề nghị mức thuế suất là 50%.
Ôtô dưới 10 chỗ ngồi được đề nghị mức thuế suất phân biệt theo dung tích xi lanh với nguyên tắc dung tích xi lanh lớn hơn sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn, cụ thể: dung tích từ 2.000 cc trở xuống là 50%, trên 2.000 cc đến 3.000 cc là 60% và trên 3.000cc là 70%. Loại xe từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi giữ nguyên mức thuế suất hiện hành là 30%, từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi giữ nguyên mức thuế suất hiện hành là 15%.
Xe môtô có dung tích từ 175 phân khối trở lên được đề nghị quy định mức thuế suất là 20%, tàu bay và du thuyền phục vụ cho người tiêu dùng có thu nhập cao thuế suất là 20%; dịch vụ kinh doanh vũ trường, massage, karaoke được điều chỉnh tăng mức thuế suất từ 30% lên 40%; dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược được tăng mức thuế suất từ 25 lên 30%, kinh doanh golf từ 10 lên 15%...
Tại buổi họp ngày 26/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã có tờ trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Quan điểm các nhà soạn thảo cho rằng, chính sách hiện hành đang có những bất cập cả về đối tượng chịu thuế, thuế suất, căn cứ và giá tính thuế.
Xem xét lại đối tượng và cách tính thuế
Chẳng hạn, về đối tượng chịu thuế, luật hiện hành quy định ôtô dưới 24 chỗ ngồi phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm hạn chế sử dụng ôtô du lịch và các loại xe có ít chỗ ngồi chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân và khuyến khích sử dụng ôtô để phục vụ sản xuất kinh doanh, vận chuyển hành khách công cộng.
Tuy nhiên, trong thực tế phát sinh một số trường hợp mà nếu áp dụng "cứng" theo quy định này sẽ không phù hợp, như với loại xe cứu thương, xe buýt chuyên dùng, xe dưới 24 chỗ ngồi có thiết kế chỗ đứng, các loại xe ô tô thiết kế vừa chở người vừa chở hàng là những loại xe có số chỗ ngồi ít.
Đối với mặt hàng thuốc lá, luật hiện chỉ quy định xì gà và thuốc lá điếu thuộc đối tượng chịu thuế trong khi dự báo trên thị trường nội địa đang và sẽ xuất hiện một số loại sản phẩm khác như thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi. Đây cũng là các sản phẩm thuốc lá, sử dụng là có hại cho sức khoẻ nên không khuyến khích tiêu dùng.
Tương tự, việc đánh thuế đối với điều hòa nhiệt độ công suất dưới 90.000 BTU nhằm vào các đối tượng sử dụng điều hoà nhiệt độ trong gia đình, khách sạn, nhà hàng, văn phòng... lại "trùm" lên một số loại điều hoà nhiệt độ sử dụng trên các phương tiện vận tải như ôtô, tàu hoả, tàu biển, vốn được coi là tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải và trong hoạt động vận tải hành khách.
Về thuế suất, trước yêu cầu phải thực hiện các cam kết gia nhập WTO cũng cần phải có những sửa đổi phù hợp. Cụ thể, việc để các mức thuế suất khác nhau theo nồng độ cồn đối với mặt hàng rượu, theo bao bì đóng gói đối với mặt hàng bia cần phải thay đổi theo một mức thuế tuyệt đối tính theo dung tích hoặc một mức thuế phần trăm.
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối một số mặt hàng cũng bộc lộ hạn chế. Chẳng hạn, đối với ôtô, theo luật hiện hành, mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với ôtô chở người được phân biệt theo số chỗ ngồi, trong đó đối với ôtô từ 5 chỗ trở xuống có mức thuế suất là 50%; ôtô từ 6 chỗ đến 15 chỗ ngồi thuế suất 30%; ôtô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi thuế suất là 15%.
Tuy nhiên, kinh nghiệm và thông lệ nước ngoài cho thấy cần áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô theo dung tích của máy là hợp lý với mục đích của sắc thuế này hơn cả, nhất là để khuyến khích sử dụng các loại phương tiện tiết kiệm năng lượng.
Bên cạnh đó, thực tế đang đòi hỏi cần bổ sung một số hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như: xe môtô 175 phân khối trở lên, là loại xe đắt tiền không phục vụ những nhu cầu cần thiết của số đông người dân; tàu bay, du thuyền có thể phát sinh phục vụ một số nhu cầu của gia đình, cá nhân, công ty cần bổ sung để điều tiết hợp lý những nhu cầu xa xỉ này.
Thêm nhiều mặt hàng chịu thuế
Tại dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Chính phủ đề xuất bổ sung thêm khá nhiều đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng như thay đổi một số căn cứ, cách tính thuế mới.
Cụ thể là việc sẽ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô dưới 24 chỗ ngồi vừa chở người vừa chở hàng, các chế phẩm từ lá thuốc lá, xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 phân khối trở lên, tàu bay và du thuyền (trừ loại sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển).
Bên cạnh đó, dự luật sẽ bổ sung vào đối tượng không chịu thuế một số loại xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi nhưng được sử dụng cho mục đích chuyên dùng như: xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ; xe ôtô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; các loại hàng hoá nhập khẩu vào khu phi thuế quan.
Cũng theo dự luật, mức thuế suất đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở xuống và rượu thuốc là 20% và rượu từ 20 độ trở lên là 55%, đối với mặt hàng bia được đề nghị mức thuế suất là 50%.
Ôtô dưới 10 chỗ ngồi được đề nghị mức thuế suất phân biệt theo dung tích xi lanh với nguyên tắc dung tích xi lanh lớn hơn sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn, cụ thể: dung tích từ 2.000 cc trở xuống là 50%, trên 2.000 cc đến 3.000 cc là 60% và trên 3.000cc là 70%. Loại xe từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi giữ nguyên mức thuế suất hiện hành là 30%, từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi giữ nguyên mức thuế suất hiện hành là 15%.
Xe môtô có dung tích từ 175 phân khối trở lên được đề nghị quy định mức thuế suất là 20%, tàu bay và du thuyền phục vụ cho người tiêu dùng có thu nhập cao thuế suất là 20%; dịch vụ kinh doanh vũ trường, massage, karaoke được điều chỉnh tăng mức thuế suất từ 30% lên 40%; dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược được tăng mức thuế suất từ 25 lên 30%, kinh doanh golf từ 10 lên 15%...