Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói về hướng cho vay của ngân hàng
Ngày 5/11, những chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất, dự trữ bắt buộc bắt đầu được áp dụng
Ngày 5/11, những chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất, dự trữ bắt buộc bắt đầu được áp dụng. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã trao đổi với báo giới một số thông tin quanh những chính sách này.
Không nên nói nới lỏng mà là linh hoạt
Thống đốc có thể cho biết cơ sở nào để Ngân hàng Nhà nước có những điều chỉnh mới trong chính sách tiền tệ nói trên?
Trước hết, phải thấy rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu nghiêm trọng từ hôm 15/9 và đến nay đã lan rộng sang các nước phát triển khác. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm. Nếu 2007 kinh tế thế giới tăng 5% thì dự báo cuối năm nay chỉ còn 3,9%. Dự báo cho năm 2009 chỉ tăng có 3%.
Với tình hình diễn biến phức tạp như thế, giá cả đảo lộn. Trước đây, hồi tháng 7 có lúc giá dầu lên 147 USD/thùng thùng thì suốt tuần qua chỉ dao động trong khoảng 62 - 69 USD/thùng, kéo theo giá các loại hàng hóa khác cũng giảm như sắt thép.
Đứng trước bối cảnh thế giới có nguy cơ suy thoái, tất cả các quốc gia đến nay đã đưa ra các phương án chủ động phòng chống suy thoái kinh tế.
Với Việt Nam, những tháng đầu năm lạm phát cao và chúng ta đưa ra mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Từ tháng 6 tới nay, chúng ta kiểm soát lạm phát tốt hơn và giảm dần. Đặc biệt tháng 9, lạm phát đã tăng chậm lại, CPI chỉ tăng 0,18% và tháng 10 âm 0,19%.
Trước tác động của tình hình thế giới và điều kiện trong nước, chúng tôi trình Chính phủ điều chỉnh một số chính sách. Hôm 20/10 Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm lãi suất cơ bản 1 điểm phần trăm. Tiếp theo, hôm qua (3/11) tôi cũng đã ký quyết định giảm lãi suất cơ bản thêm 1 điểm phần trăm nữa áp dụng từ 5/11.
Động thái này, với điều kiện mới, Chính phủ mới bàn tại phiên họp thường kỳ tháng 10. Tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hội mục tiêu tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động ngăn ngừa suy giảm, duy trì đà tăng trưởng hợp lý, bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Chính vì trao đổi này và căn cứ vào tình hình thực tiễn, chúng tôi quyết định cắt giảm lãi suất. Nhưng không nên nói đây là nới lỏng chính sách tiền tệ. Chưa vội nói như thế. Mà đây hoàn toàn là thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ là điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt.
Thống đốc đánh giá thế nào về những phản ứng bước đầu của thị trường?
Khi động thái của Ngân hàng Trung ương đưa ra, tôi theo dõi từ hôm qua tới giờ, từ các nhà đầu tư cho tới các ngân hàng thương mại, họ hoàn toàn ủng hộ. Tôi cũng rất vui mừng.
Với lãi suất cơ bản hiện nay, các tổ chức tín dụng được quy định cho vay tối đa 18%. Nhưng hầu hết các ngân hàng lớn trong đó chủ đạo là các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay chủ yếu 15 - 16%, dưới mức cho vay tối đa 2%.
Tôi cũng rất hài lòng khi Ngân hàng Nông nghiệp công bố cho vay với các hộ nông dân 15,5%. Ngân hàng Công thương cũng giảm lãi suất cho vay xuống phổ biến 15 - 16%. Vietcombank lần này giảm sâu, ưu tiên 15,2%. Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL giảm xuống 15 - 16%. Tôi cũng rất trân trọng các ngân hàng cổ phần lên tiếng giảm lãi suất đầu tiên, như Liên Việt cho vay 15,5%, Sacombank cho vay ưu đãi 16%.
Tôi cho những hưởng ứng ban đầu này rất tích cực và chắc chắn những khó khăn của doanh nghiệp dần dần được tháo gỡ.
Nhân đây tôi nói lại, những khó khăn của doanh nghiệp phải nhìn tổng thể, tất cả từ chi phí đầu vào, cung cách quản lý chứ không chỉ vì lãi suất ngân hàng. Tôi muốn nhấn mạnh lại là việc hạ lãi suất chắc chắn khiến ngân hàng sẽ mở rộng cho vay, nhưng không bao giờ đồng nghĩa với việc nới lỏng các nghiệp vụ tín dụng để phát sinh nợ xấu mà không tạo ra động lực phát triển mới; chúng ta nói là phát triển hợp lý và bền vững.
Liên quan đến nợ xấu, một số chuyên gia cho rằng con số 35.000 tỷ đồng nợ xấu công bố mới đây là chưa sát thực tế. Ý kiến Thống đốc thế nào?
Chuyên gia kinh tế tôi không biết họ căn cứ vào đâu. Còn chúng tôi căn cứ vào hồ sơ, hạch toán của ngân hàng. Các tổ chức tín dụng hàng năm đều được kiểm toán độc lập. Chúng ta không nên suy luận theo cách khác.
90% hồ sơ được chấp nhận cho vay
Hiện nay hệ thống ngân hàng đang dư thừa vốn khả dụng lớn, nhưng vẫn có sự dè chừng với nợ xấu trong việc đẩy mạnh cho vay. Vây đâu là giải pháp để tháo gỡ, để bên thiếu vốn gặp được bên thừa vốn, thưa Thống đốc?
Tôi thì không nghĩ một bên thừa vốn. Thanh khoản của các ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, tất cả các ngân hàng bao giờ cũng đảm bảo thanh khoản cao hơn để đảm bảo phòng tránh rủi ro. Các nước đã bơm tiền vào để hỗ trợ các ngân hàng nhằm tạo thanh khỏan tốt hơn. Đây là diễn biến tất yếu.
Còn thanh khoản nhiều hơn hiện nay, mục tiêu huy động vốn để cho vay. Nhưng cho vay, các doanh nghệp phải có dự án tốt, khả thi, thì ngân hàng và doanh nghiệp mới gặp nhau. Không thể có chuyện mệnh lệnh hành chính phải cho các doanh nghiệp ABC là không có.
Số liệu mà tôi nắm được cách đây 3 hôm của 30 - 40 tỉnh thành phố gửi về, trong số số hồ sơ gửi đến ngân hàng thương mại đã được chấp nhận cho vay là 90%, còn 10% bị từ chối.
Tôi đang tính toán là sẽ có văn bản chỉ đạo các ngân hàng trong ngày tới, để tạo minh bạch với khách hàng, trong trường hợp không đồng ý cho vay cần thông báo lý do cụ thể. Nhưng tôi cũng phân vân là tính bảo mật như thế nào, công bố có thể ảnh hưởng đến những quan hệ đối tác.
Trong số 10% bị từ chối, Thống đốc có thể cho biết lý do nào là phổ biến?
Rất nhiều, nhưng chủ yếu là hiệu quả dự án không đảm bảo hạch toán có lợi nhuận đồng thời trả nợ và thanh toán.
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Nội cho biết tổng huy động từ đầu năm được hơn 400.000 tỷ đồng nhưng mới cho vay khoảng 250.000 tỷ đồng, trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu vốn?
Không nên nhìn một địa bàn, cần nhìn cả hệ thống. Những vùng đô thị thường huy động cao hơn cho vay. Số đó sẽ được điều về những vùng nông thôn.
Giảm lãi suất, không thể áp đặt chủ quan
Theo Thống đốc mặt bằng lãi suất cho vay thời gian tới nên ở mức bao nhiêu là hợp lý?
Tôi cho rằng đặt ra vấn đề lãi suất bao nhiêu là phù hợp là không nên. Tôi thì đặt ra vấn đề giá thành của ngân hàng. Chúng ta đi vay để cho vay, đây không phải là tiền Chính phủ in ra rồi bảo họ cho vay. Vừa rồi khi thực hiện cắt giảm lãi suất lần này, các bạn có hình dung không, lãi suất đầu vào của các ngân hàng thương mại bình quân 15,6%. Nếu chi phí khác trung bình cộng thêm 3 điểm phần trăm, vị chi là 18,6%. Tôi có tác động chính sách bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cũng chỉ đỡ đần họ khoảng 0,3%. Họ phải cắt giảm chi phí tối đa để bù đắp thêm 0,3% nếu cho vay ở mức 18%. Còn bây giờ đặt ra bao nhiêu là vừa thì đòi hỏi nền kinh tế và diễn biến của nền kinh tế.
Thời gian tới, giả sử nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn trong sản xuất kinh doanh và xuất khẩu do lãi suất cao, liệu Ngân hàng Nhà nước có tính tới khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất không?
Hạ lãi suất như tôi đã nói là theo quan hệ cung cầu. Ngân hàng là tổ chức trung gian, họ đi vay để cho vay chứ không phải chúng ta áp đặt chủ quan, muốn thế nào là được. Ngân hàng Trung ương chỉ tác động về chính sách để hướng các ngân hàng đi theo điều tiết của cung cầu. Và vừa qua chúng ta đã làm như thế.
Không nên nói nới lỏng mà là linh hoạt
Thống đốc có thể cho biết cơ sở nào để Ngân hàng Nhà nước có những điều chỉnh mới trong chính sách tiền tệ nói trên?
Trước hết, phải thấy rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu nghiêm trọng từ hôm 15/9 và đến nay đã lan rộng sang các nước phát triển khác. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm. Nếu 2007 kinh tế thế giới tăng 5% thì dự báo cuối năm nay chỉ còn 3,9%. Dự báo cho năm 2009 chỉ tăng có 3%.
Với tình hình diễn biến phức tạp như thế, giá cả đảo lộn. Trước đây, hồi tháng 7 có lúc giá dầu lên 147 USD/thùng thùng thì suốt tuần qua chỉ dao động trong khoảng 62 - 69 USD/thùng, kéo theo giá các loại hàng hóa khác cũng giảm như sắt thép.
Đứng trước bối cảnh thế giới có nguy cơ suy thoái, tất cả các quốc gia đến nay đã đưa ra các phương án chủ động phòng chống suy thoái kinh tế.
Với Việt Nam, những tháng đầu năm lạm phát cao và chúng ta đưa ra mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Từ tháng 6 tới nay, chúng ta kiểm soát lạm phát tốt hơn và giảm dần. Đặc biệt tháng 9, lạm phát đã tăng chậm lại, CPI chỉ tăng 0,18% và tháng 10 âm 0,19%.
Trước tác động của tình hình thế giới và điều kiện trong nước, chúng tôi trình Chính phủ điều chỉnh một số chính sách. Hôm 20/10 Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm lãi suất cơ bản 1 điểm phần trăm. Tiếp theo, hôm qua (3/11) tôi cũng đã ký quyết định giảm lãi suất cơ bản thêm 1 điểm phần trăm nữa áp dụng từ 5/11.
Động thái này, với điều kiện mới, Chính phủ mới bàn tại phiên họp thường kỳ tháng 10. Tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hội mục tiêu tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động ngăn ngừa suy giảm, duy trì đà tăng trưởng hợp lý, bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Chính vì trao đổi này và căn cứ vào tình hình thực tiễn, chúng tôi quyết định cắt giảm lãi suất. Nhưng không nên nói đây là nới lỏng chính sách tiền tệ. Chưa vội nói như thế. Mà đây hoàn toàn là thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ là điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt.
Thống đốc đánh giá thế nào về những phản ứng bước đầu của thị trường?
Khi động thái của Ngân hàng Trung ương đưa ra, tôi theo dõi từ hôm qua tới giờ, từ các nhà đầu tư cho tới các ngân hàng thương mại, họ hoàn toàn ủng hộ. Tôi cũng rất vui mừng.
Với lãi suất cơ bản hiện nay, các tổ chức tín dụng được quy định cho vay tối đa 18%. Nhưng hầu hết các ngân hàng lớn trong đó chủ đạo là các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay chủ yếu 15 - 16%, dưới mức cho vay tối đa 2%.
Tôi cũng rất hài lòng khi Ngân hàng Nông nghiệp công bố cho vay với các hộ nông dân 15,5%. Ngân hàng Công thương cũng giảm lãi suất cho vay xuống phổ biến 15 - 16%. Vietcombank lần này giảm sâu, ưu tiên 15,2%. Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL giảm xuống 15 - 16%. Tôi cũng rất trân trọng các ngân hàng cổ phần lên tiếng giảm lãi suất đầu tiên, như Liên Việt cho vay 15,5%, Sacombank cho vay ưu đãi 16%.
Tôi cho những hưởng ứng ban đầu này rất tích cực và chắc chắn những khó khăn của doanh nghiệp dần dần được tháo gỡ.
Nhân đây tôi nói lại, những khó khăn của doanh nghiệp phải nhìn tổng thể, tất cả từ chi phí đầu vào, cung cách quản lý chứ không chỉ vì lãi suất ngân hàng. Tôi muốn nhấn mạnh lại là việc hạ lãi suất chắc chắn khiến ngân hàng sẽ mở rộng cho vay, nhưng không bao giờ đồng nghĩa với việc nới lỏng các nghiệp vụ tín dụng để phát sinh nợ xấu mà không tạo ra động lực phát triển mới; chúng ta nói là phát triển hợp lý và bền vững.
Liên quan đến nợ xấu, một số chuyên gia cho rằng con số 35.000 tỷ đồng nợ xấu công bố mới đây là chưa sát thực tế. Ý kiến Thống đốc thế nào?
Chuyên gia kinh tế tôi không biết họ căn cứ vào đâu. Còn chúng tôi căn cứ vào hồ sơ, hạch toán của ngân hàng. Các tổ chức tín dụng hàng năm đều được kiểm toán độc lập. Chúng ta không nên suy luận theo cách khác.
90% hồ sơ được chấp nhận cho vay
Hiện nay hệ thống ngân hàng đang dư thừa vốn khả dụng lớn, nhưng vẫn có sự dè chừng với nợ xấu trong việc đẩy mạnh cho vay. Vây đâu là giải pháp để tháo gỡ, để bên thiếu vốn gặp được bên thừa vốn, thưa Thống đốc?
Tôi thì không nghĩ một bên thừa vốn. Thanh khoản của các ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, tất cả các ngân hàng bao giờ cũng đảm bảo thanh khoản cao hơn để đảm bảo phòng tránh rủi ro. Các nước đã bơm tiền vào để hỗ trợ các ngân hàng nhằm tạo thanh khỏan tốt hơn. Đây là diễn biến tất yếu.
Còn thanh khoản nhiều hơn hiện nay, mục tiêu huy động vốn để cho vay. Nhưng cho vay, các doanh nghệp phải có dự án tốt, khả thi, thì ngân hàng và doanh nghiệp mới gặp nhau. Không thể có chuyện mệnh lệnh hành chính phải cho các doanh nghiệp ABC là không có.
Số liệu mà tôi nắm được cách đây 3 hôm của 30 - 40 tỉnh thành phố gửi về, trong số số hồ sơ gửi đến ngân hàng thương mại đã được chấp nhận cho vay là 90%, còn 10% bị từ chối.
Tôi đang tính toán là sẽ có văn bản chỉ đạo các ngân hàng trong ngày tới, để tạo minh bạch với khách hàng, trong trường hợp không đồng ý cho vay cần thông báo lý do cụ thể. Nhưng tôi cũng phân vân là tính bảo mật như thế nào, công bố có thể ảnh hưởng đến những quan hệ đối tác.
Trong số 10% bị từ chối, Thống đốc có thể cho biết lý do nào là phổ biến?
Rất nhiều, nhưng chủ yếu là hiệu quả dự án không đảm bảo hạch toán có lợi nhuận đồng thời trả nợ và thanh toán.
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Nội cho biết tổng huy động từ đầu năm được hơn 400.000 tỷ đồng nhưng mới cho vay khoảng 250.000 tỷ đồng, trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu vốn?
Không nên nhìn một địa bàn, cần nhìn cả hệ thống. Những vùng đô thị thường huy động cao hơn cho vay. Số đó sẽ được điều về những vùng nông thôn.
Giảm lãi suất, không thể áp đặt chủ quan
Theo Thống đốc mặt bằng lãi suất cho vay thời gian tới nên ở mức bao nhiêu là hợp lý?
Tôi cho rằng đặt ra vấn đề lãi suất bao nhiêu là phù hợp là không nên. Tôi thì đặt ra vấn đề giá thành của ngân hàng. Chúng ta đi vay để cho vay, đây không phải là tiền Chính phủ in ra rồi bảo họ cho vay. Vừa rồi khi thực hiện cắt giảm lãi suất lần này, các bạn có hình dung không, lãi suất đầu vào của các ngân hàng thương mại bình quân 15,6%. Nếu chi phí khác trung bình cộng thêm 3 điểm phần trăm, vị chi là 18,6%. Tôi có tác động chính sách bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cũng chỉ đỡ đần họ khoảng 0,3%. Họ phải cắt giảm chi phí tối đa để bù đắp thêm 0,3% nếu cho vay ở mức 18%. Còn bây giờ đặt ra bao nhiêu là vừa thì đòi hỏi nền kinh tế và diễn biến của nền kinh tế.
Thời gian tới, giả sử nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn trong sản xuất kinh doanh và xuất khẩu do lãi suất cao, liệu Ngân hàng Nhà nước có tính tới khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất không?
Hạ lãi suất như tôi đã nói là theo quan hệ cung cầu. Ngân hàng là tổ chức trung gian, họ đi vay để cho vay chứ không phải chúng ta áp đặt chủ quan, muốn thế nào là được. Ngân hàng Trung ương chỉ tác động về chính sách để hướng các ngân hàng đi theo điều tiết của cung cầu. Và vừa qua chúng ta đã làm như thế.