Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng
Thủ tướng vừa có ý kiến chỉ đạo về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
Thủ tướng vừa có ý kiến chỉ đạo về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng kiểm tra làm rõ đúng, sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, vào ngày 5/1/2012, UBND huyện Tiên Lãng đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Thông cáo của UBND Thành phố Hải Phòng nêu, tại khu đầm ông Vươn đang sử dụng, ông Vươn và những người liên quan bố trí 3 lớp hàng rào để ngăn cản lực lượng cưỡng chế, kích nổ mìn tự tạo, dùng súng bắn đạn hoa cải bắn làm bị thương 6 cán bộ, chiến sĩ công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện.
Đến ngày 10/1, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song được toại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.
Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến đặt vấn đề về tính pháp lý của quyết định thu hồi, dẫn đến phản ứng manh động của người dân. Vụ việc cũng đặt ra nhiều câu hỏi về hệ thống pháp luật đất đai hiện được xem là không theo kịp thực tiễn, đặc biệt là việc giao đất cho nông dân, dẫn đến nguy cơ gây bất ổn xã hội.
Trả lời báo giới, Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cho rằng vụ việc ở Tiên Lãng là một bài học mà chính quyền cả nước phải rút kinh nghiệm. Để kéo dài nhiều vụ sai phạm của chính quyền địa phương như vậy và xử lý không nghiêm cán bộ sai phạm thì sẽ làm mất lòng tin của nhân dân.
"Điểm sai đầu tiên là để sự việc kéo dài quá nhiều năm mà không xử lý đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lý. Người làm được, làm tốt đáng lẽ phải động viên, tạo điều kiện nhưng lại cố thu hồi của người ta, đó là cái sai thứ hai. Việc thu hồi còn trái pháp luật là cái sai thứ ba. Cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại", nguyên Chủ tịch nước nói.
Về việc ngôi nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong phạm vi cưỡng chế nhưng vẫn bị san phẳng, dẫn đến việc họ không còn nơi cư ngụ, ông Lê Đức Anh nói: "Chính quyền phải bồi thường cho gia đình ông Vươn. Cả gia đình họ mất nhiều năm mới có thành quả như hiện nay mà chính quyền lại muốn thu hồi, điều đó là không được! Nếu thành phố Hải Phòng và Trung ương không xử lý nghiêm việc này thì rất nguy hại. Đây là hành vi bất chấp luật pháp. Ông Vươn sai thì cứ xử theo luật, còn chính quyền không thể có hành động như vậy".
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng khẳng định, quyết định thu hồi của chính quyền huyện Tiên Lãng vừa trái luật vừa trái đạo lý. "Người dân đang sử dụng đất có hiệu quả thì không có lý do gì để thu hồi đất của người ta. Điều này thể hiện có cái gì lẩn khuất phía sau các quyết định thu hồi đất. UBND huyện Tiên Lãng cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân trong khi hai bên đã thỏa thuận giải quyết thỏa đáng. Ở đây, nguy cơ là chính quyền có thể thấy vùng đất đó sau khi được cải tạo là quá màu mỡ và muốn chuyển đổi cho đối tượng khác", ông nói.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng kiểm tra làm rõ đúng, sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, vào ngày 5/1/2012, UBND huyện Tiên Lãng đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Thông cáo của UBND Thành phố Hải Phòng nêu, tại khu đầm ông Vươn đang sử dụng, ông Vươn và những người liên quan bố trí 3 lớp hàng rào để ngăn cản lực lượng cưỡng chế, kích nổ mìn tự tạo, dùng súng bắn đạn hoa cải bắn làm bị thương 6 cán bộ, chiến sĩ công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện.
Đến ngày 10/1, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song được toại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.
Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến đặt vấn đề về tính pháp lý của quyết định thu hồi, dẫn đến phản ứng manh động của người dân. Vụ việc cũng đặt ra nhiều câu hỏi về hệ thống pháp luật đất đai hiện được xem là không theo kịp thực tiễn, đặc biệt là việc giao đất cho nông dân, dẫn đến nguy cơ gây bất ổn xã hội.
Trả lời báo giới, Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cho rằng vụ việc ở Tiên Lãng là một bài học mà chính quyền cả nước phải rút kinh nghiệm. Để kéo dài nhiều vụ sai phạm của chính quyền địa phương như vậy và xử lý không nghiêm cán bộ sai phạm thì sẽ làm mất lòng tin của nhân dân.
"Điểm sai đầu tiên là để sự việc kéo dài quá nhiều năm mà không xử lý đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lý. Người làm được, làm tốt đáng lẽ phải động viên, tạo điều kiện nhưng lại cố thu hồi của người ta, đó là cái sai thứ hai. Việc thu hồi còn trái pháp luật là cái sai thứ ba. Cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại", nguyên Chủ tịch nước nói.
Về việc ngôi nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong phạm vi cưỡng chế nhưng vẫn bị san phẳng, dẫn đến việc họ không còn nơi cư ngụ, ông Lê Đức Anh nói: "Chính quyền phải bồi thường cho gia đình ông Vươn. Cả gia đình họ mất nhiều năm mới có thành quả như hiện nay mà chính quyền lại muốn thu hồi, điều đó là không được! Nếu thành phố Hải Phòng và Trung ương không xử lý nghiêm việc này thì rất nguy hại. Đây là hành vi bất chấp luật pháp. Ông Vươn sai thì cứ xử theo luật, còn chính quyền không thể có hành động như vậy".
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng khẳng định, quyết định thu hồi của chính quyền huyện Tiên Lãng vừa trái luật vừa trái đạo lý. "Người dân đang sử dụng đất có hiệu quả thì không có lý do gì để thu hồi đất của người ta. Điều này thể hiện có cái gì lẩn khuất phía sau các quyết định thu hồi đất. UBND huyện Tiên Lãng cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân trong khi hai bên đã thỏa thuận giải quyết thỏa đáng. Ở đây, nguy cơ là chính quyền có thể thấy vùng đất đó sau khi được cải tạo là quá màu mỡ và muốn chuyển đổi cho đối tượng khác", ông nói.