Thừa Thiên Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025

Tường Bách
Chia sẻ

Huế lần thứ hai đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia, sau lần đầu tiên vào năm 2013. Đây là cột mốc hứa hẹn tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành du lịch Cố đô dựa trên thế mạnh di sản văn hóa...

Ảnh: Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Ảnh: Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Vừa qua, tại Quảng trường 7/5, TP Điện Biên Phủ (Tỉnh Điện Biên) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ bế mạc Năm Du lịch Quốc gia 2024 - Điện Biên. Tại buổi lễ, tỉnh Điện Biên đã trao cờ luân phiên tổ chức "Năm Du lịch Quốc gia" cho tỉnh Thừa Thiên Huế, địa phương đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025.

Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch tiêu biểu quy mô quốc gia và tầm quốc tế kết hợp với Festival Huế 2025; đồng thời chào mừng Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới”, các hoạt động, sự kiện tập trung 4 nhóm chương trình chính: Lễ hội mùa Xuân - Xuân Cố đô; Lễ hội mùa Hạ - Kinh thành tỏa sáng; Lễ hội mùa Thu - Huế vào Thu; Lễ hội mùa Đông - Mùa Đông xứ Huế.

Đồng thời, tỉnh sẽ quảng bá hình ảnh và khẳng định thương hiệu "Huế - Kinh đô xưa trải, nghiệm mới," "Huế - điểm đến của 8 di sản thế giới," "Huế - Kinh đô của lễ hội," "Huế - Kinh đô ẩm thực" và "Huế - Kinh đô áo dài"…

Chương trình khai mạc Năm Du lịch quốc gia – Huế 2025 sẽ diễn ra vào ngày 25/3/2025 và chương trình bế mạc Năm Du lịch vào cuối tháng 12/2025. Xuyên suốt Chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025, sẽ có gần 160 sự kiện cấp Quốc gia, cấp tỉnh. Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã chúc mừng tỉnh Thừa Thiên Huế về vinh dự này.

Tỉnh Điện Biên đã trao cờ luân phiên tổ chức "Năm Du lịch Quốc gia" cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tỉnh Điện Biên đã trao cờ luân phiên tổ chức "Năm Du lịch Quốc gia" cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cùng sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tin tưởng rằng với vị thế mới - "vận hội mới" của thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 1/1/2025, thành phố Huế sẽ phát huy được vai trò đầu tàu, dẫn dắt các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch, tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia 2025, góp phần thúc đẩy các địa phương, điểm đến trên cả nước thực hiện hiệu quả các kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ về tăng tốc phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả và bền vững.

Phát biểu tại sự kiện nhận cờ luân phiên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định với địa thế chính trị - kinh tế quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối Myanmar, Thái Lan, Lào với biển Đông, là trung điểm và là điểm kết nối trong hành trình ‘‘Con đường Di sản miền Trung’’. Huế thực sự là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước, xứng đáng với các danh hiệu Thành phố Văn hóa ASEAN, Thành phố Xanh quốc gia, Thành phố Du lịch sạch ASEAN…

Đặc biệt, trong bối cảnh, thành phố Huế đã được công nhận là thành phố trực thuộc Trung ương, việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng thành phố Huế phát triển bền vững trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

“Với tinh thần đó, xin trân trọng kính mời và nhiệt liệt chào đón người dân, du khách trên cả nước và bạn bè quốc tế đến với Huế để hòa mình vào chuỗi các hoạt động, sự kiện của Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 và có thật nhiều trải nghiệm thú vị, độc đáo về vùng đất và con người Thừa Thiên Huế thân thiện, mến khách". Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 là sự kiện chào mừng Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 là sự kiện chào mừng Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Hiện Thừa Thiên Huế là nơi hiếm hoi còn lưu giữ được hệ thống lớn các cung điện, thành quách và lăng tẩm nguy nga; cũng là địa phương duy nhất ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á có 8 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh ở nhiều hạng mục. Những năm qua, địa phương đã có nhiều bước chuyển mình, “thay áo” trong mắt du khách bằng cách khai thác hiệu quả di sản, ứng dụng các công nghệ tương tác số, tạo nên nhiều trải nghiệm mới cho ngành “công nghiệp không khói”.

Lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế đón hơn 3,9 triệu lượt khách, tăng 26% so với cùng kỳ, doanh thu từ du lịch ước đạt 7.900 tỷ đồng. Năm nay, lượng khách đến Huế bằng tàu biển cũng tăng cao, trong năm có gần 50 chuyến tàu biển cập cảng Chân Mây đưa hơn 91 ngàn lượt khách và thuyền viên đến tham quan Huế và các tỉnh, thành phố lân cận.

Năm 2025 ngành Du lịch Huế đặt mục tiêu thu hút khoảng 4,8 - 5 triệu lượt khách đến Huế. Tỉnh sẽ phối hợp, xúc tiến mở thêm đường bay giữa các tỉnh và các thị trường trong, ngoài nước như Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Phú Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tỉnh cũng mở rộng hợp tác với các hãng lữ hành lớn kết nối khách du lịch tàu biển, khách du lịch thuê nguyên chuyến (charter) bằng tàu bay và tàu hỏa... 

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay: “Ngành du lịch Thừa Thiên Huế cũng sẽ liên kết, phối hợp với một số hãng du lịch đón khách tàu biển, cùng với địa phương xây dựng những sản phẩm tour mới. Ngoài những tour truyền thống lâu nay, tham quan, trải nghiệm, di sản, ẩm thực, sẽ có thêm chương trình trải nghiệm văn hoá truyền thống, văn hoá nghề và thậm chí là văn hoá vùng cao…”

Năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế đón hơn 3,9 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch ước đạt 7.900 tỷ đồng. 
Năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế đón hơn 3,9 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch ước đạt 7.900 tỷ đồng. 

Trước đó, Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận”, đã có gần 160 chương trình, sự kiện hưởng ứng (trong đó có 12 chương trình và sự kiện Quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ban, ngành Trung ương tổ chức và tỉnh Điện Biên tổ chức 26 chương trình, sự kiện, hoạt động, trên 120 sự kiện, hoạt động hưởng ứng do các tỉnh, thành phố tổ chức).

Phát biểu tại lễ bế mạc, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường cho biết, việc tổ chức thành công Năm Du lịch Quốc gia là hoạt động thiết thực nhất chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cơ hội quảng bá hình ảnh, các giá trị văn hóa truyền thống, đặc sắc của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên - Tây Bắc đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Lần đầu tiên Điện Biên đón lượng khách du lịch đạt gần 2 triệu lượt với doanh thu đạt 3.300 tỷ đồng, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, đưa tăng trưởng GRDP năm 2024 của tỉnh Điện Biên đạt trên 10%.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con