Thuê bao điện thoại tiếp tục “giật lùi”
Trái ngược với tốc độ phát triển “giật lùi” của thuê bao điện thoại di động, số thuê bao Internet băng rộng cố định lại tăng khá mạnh
Tính đến cuối tháng 9/2017, tổng số thuê bao điện thoại ước tính đạt 120,4 triệu thuê bao, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2017 của Tổng cục Thống kê.
Trong số trên, số thuê bao di động đạt 113,2 triệu thuê bao, giảm 12,7%. Con số thuê bao điện thoại di động này cũng giảm đáng kể so với 6 tháng đầu năm khi đạt 119,4 triệu thuê bao (nhưng cũng giảm 6,2% so với cùng kỳ 6 tháng năm 2016). Tương ứng, số thuê bao điện thoại nói chung (gồm cả cố định) cũng giảm tới 6,1 triệu thuê bao so với mốc thời điểm tháng 6/2017.
Lý do thuê bao điện thoại di động giảm đáng kể như trên được Tổng cục Thống kê viện dẫn do Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục thực hiện thanh tra đối với các nhà mạng trong việc quản lý sim rác, dự kiến số lượng thuê bao di động tiếp tục bị cắt giảm.
Trên thực tế, ngoài “chiến dịch” thu hồi SIM rác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, các quy định trong Nghị định 49 (nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện), cũng khiến việc phát triển thuê bao di động khó khăn và thực chất hơn.
Bởi theo quy định của nghị định, các hành vi bán SIM thuê bao di động sẽ bị xử phạt từ 30-40 triệu đồng nếu bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước. Trong khi đó, nhà mạng sẽ bị phạt tới 1 triệu đồng nếu cung cấp dịch vụ cho thuê bao có thông tin không đúng.
Một trong những “ông lớn” trong ngành viễn thông là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch VNPT, trong lần trò chuyện với VnEconomy mới đây cho biết, 8 tháng đầu năm 2017, tập đoàn này đã đẩy mạnh công tác chặn tin nhắn rác và SIM rác, vì thế, VNPT đã bị giảm mất 2 triệu thuê bao di động so với cùng kỳ.
Tuy vậy, trái ngược với tốc độ phát triển “giật lùi” của thuê bao điện thoại di động, cũng theo thống kê của Tổng cục Thống kê, số thuê bao Internet băng rộng cố định lại tăng khá mạnh, ước tính đạt 10,5 triệu thuê bao, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo một số nhà mạng, việc thuê bao Internet băng rộng cố định phát triển mạnh cũng được xem là một trong những nguyên nhân hạn chế tốc độ phát triển của thuê bao 4G, bởi vì một phần lớn số thuê bao Internet băng rộng cố định đã trở thành những “trạm phát Wifi” có tốc độ tương đương và thay thế cho 4G.
Cũng trong báo cáo của mình, Tổng cục Thống kê còn cho biết, doanh thu lĩnh vực viễn thông 9 tháng năm 2017 ước tính đạt 283,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong số trên, số thuê bao di động đạt 113,2 triệu thuê bao, giảm 12,7%. Con số thuê bao điện thoại di động này cũng giảm đáng kể so với 6 tháng đầu năm khi đạt 119,4 triệu thuê bao (nhưng cũng giảm 6,2% so với cùng kỳ 6 tháng năm 2016). Tương ứng, số thuê bao điện thoại nói chung (gồm cả cố định) cũng giảm tới 6,1 triệu thuê bao so với mốc thời điểm tháng 6/2017.
Lý do thuê bao điện thoại di động giảm đáng kể như trên được Tổng cục Thống kê viện dẫn do Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục thực hiện thanh tra đối với các nhà mạng trong việc quản lý sim rác, dự kiến số lượng thuê bao di động tiếp tục bị cắt giảm.
Trên thực tế, ngoài “chiến dịch” thu hồi SIM rác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, các quy định trong Nghị định 49 (nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện), cũng khiến việc phát triển thuê bao di động khó khăn và thực chất hơn.
Bởi theo quy định của nghị định, các hành vi bán SIM thuê bao di động sẽ bị xử phạt từ 30-40 triệu đồng nếu bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước. Trong khi đó, nhà mạng sẽ bị phạt tới 1 triệu đồng nếu cung cấp dịch vụ cho thuê bao có thông tin không đúng.
Một trong những “ông lớn” trong ngành viễn thông là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch VNPT, trong lần trò chuyện với VnEconomy mới đây cho biết, 8 tháng đầu năm 2017, tập đoàn này đã đẩy mạnh công tác chặn tin nhắn rác và SIM rác, vì thế, VNPT đã bị giảm mất 2 triệu thuê bao di động so với cùng kỳ.
Tuy vậy, trái ngược với tốc độ phát triển “giật lùi” của thuê bao điện thoại di động, cũng theo thống kê của Tổng cục Thống kê, số thuê bao Internet băng rộng cố định lại tăng khá mạnh, ước tính đạt 10,5 triệu thuê bao, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo một số nhà mạng, việc thuê bao Internet băng rộng cố định phát triển mạnh cũng được xem là một trong những nguyên nhân hạn chế tốc độ phát triển của thuê bao 4G, bởi vì một phần lớn số thuê bao Internet băng rộng cố định đã trở thành những “trạm phát Wifi” có tốc độ tương đương và thay thế cho 4G.
Cũng trong báo cáo của mình, Tổng cục Thống kê còn cho biết, doanh thu lĩnh vực viễn thông 9 tháng năm 2017 ước tính đạt 283,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2016.