Thương mại Việt - Trung và “một cơ hội bị bỏ lỡ”

Nguyễn Lê
Chia sẻ

“Phải biết tận dụng sự phát triển của Trung Quốc, nhưng phải tạo được sự khác biệt so với Trung Quốc”

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên (bên trái) trao đổi bên lề Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015.<br>
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên (bên trái) trao đổi bên lề Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015.<br>
Liên quan đến thương mại Việt - Trung, Việt Nam có thể đã bỏ lỡ một cơ hội thay đổi cấu trúc thị trường, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên phát biểu trong đề dẫn Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015, khai mạc sáng 21/4 tại thành phố Vinh, Nghệ An.

"Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Biến lời nói thành hành động" là chủ đề được chọn cho diễn đàn lần này

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị các vị đại biểu dành cả ngày 21/4 để bàn thảo về tình hình kinh tế - xã hội.

“Đầu vào” ngày càng phụ thuộc


Ông Thiên nhắc lại, sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông, đã có dự báo nguy cơ xấu đi nghiêm trọng của quan hệ kinh tế Việt - Trung, đặc biệt là quan hệ thương mại.

Nhưng, thực tế lại diễn ra ngược lại, thương mại Việt - Trung tăng vọt khi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 17,84%, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 31,16%, nhập siêu của Việt Nam tăng 38,26%.

Bình luận về điều này, theo ông Thiên, Việt Nam tuy thoát được khó khăn ngắn hạn, nhưng có thể đã bỏ lỡ một cơ hội thay đổi cấu trúc thị trường, tránh nguy cơ lệ thuộc thương mại, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu và vị thế phát triển.

Dẫn nguồn từ hai tổng cục thống kê Trung Quốc và Việt Nam, ông Thiên cũng đưa đến thông tin về sự khác biệt thống kê thương mại Việt Trung từ 2003 đến 2014.

Mới nhất là 2014, ở kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc, con số của Trung Quốc là 19.900 triệu USD, còn của Việt Nam là 14.905 triệu USD.

Tương tự, ở kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc, con số của Trung Quốc là  63.736 triệu USD, còn của Việt Nam là 43.868 triệu USD.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc năm 2014, phía Trung Quốc đo được là 83 tỷ USD, ta đo được có 58 tỷ USD, chênh lệch 15 tỷ USD, ta không đếm hết, nghĩa là không kiểm soát được tình hình một cách đầy đủ, ông Thiên lo ngại.

Nhìn từ cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, chuyên gia Trần Đình Thiên “ghi chú” rằng, xuất khẩu hàng hóa có đẳng cấp công nghệ thấp chiếm tỷ trọng lớn, như dệt may, da giày, nông sản...

"Trung Quốc khuyến khích cõng về để sản xuất, còn ta khuyến khích cõng về để khỏi phải sản xuất, đó là chỗ khác nhau", ông Thiên khái quát.

Cũng bình luận về kinh tế vĩ mô, một trong những cảnh báo được nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển lưu ý tại tham luận gửi đến Diễn đàn, là nhập siêu từ thị trường Trung Quốc đang ngày càng lớn.

"Đầu vào các ngành sản xuất nước ta ngày càng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc", ông lo ngại.
 
"Phải biết tận dụng sự phát triển của Trung Quốc, nhưng phải tạo được sự khác biệt so với Trung Quốc", ông Tuyển bày tỏ quan điểm.

Nợ xấu mới chỉ bị “xích”


Cũng theo Viện trưởng Thiên, kinh tế Việt Nam hiện đã phục hồi nhưng chưa thoát khỏi vùng đáy của tăng trưởng.  Đã đến đáy, đứng dậy rồi, bò lên rồi, nhưng chưa ra khỏi vùng đáy, ông nói một cách hình ảnh.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh, nền tảng phục hồi của nền kinh tế còn yếu. Nợ xấu bị “xích” lại hầu hết, nhưng chưa được xử lý theo nguyên tắc thị trường.

Lấy 500 tỷ đồng, thậm chí 2.000 tỷ đồng vốn của VAMC có phá tan được “cục máu đông” 150.000 - 200.000 tỷ? 80.000 tỷ vốn trái phiếu của VAMC có đủ là nguồn lực thị trường để mua bán sòng phẳng nợ xấu? Đến lúc nợ xấu “thoát xích” thì hệ quả sẽ ra sao? Ông Thiên đặt hàng loạt câu hỏi.

"Xích" được nợ xấu nhưng "xích" được thì phải "thịt" được, nếu để nó sổng thì gay", Viện trưởng Thiên nói.

Giải quyết nợ xấu và cấu trúc lại hệ thống ngân hàng phải mất hàng chục năm với điều kiện phải làm nghiêm túc, ông nhấn mạnh.

Một nguy cơ khác được ông Thiên cảnh báo liên quan đến nợ công, không chỉ là sự gia tăng với tốc độ cao mà còn ở xu hướng “nội địa hóa” - dựa nhiều vào trái phiếu Chính phủ thay vì ODA.

Nguy cơ xuất hiện ở đây là lãi suất nợ cao, thời hạn nợ ngắn, tranh chấp vốn và cạnh tranh lãi suất với tín dụng khu vực kinh doanh.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con