Tịch thu hàng chục siêu du thuyền của giới tỷ phú Nga, phương Tây “đau đầu” vì chi phí

An Huy
Chia sẻ

Việc tịch thu một loạt du thuyền của giới tỷ phú Nga được phương Tây xem như một thắng lợi trong cuộc đối đầu với Moscow, nhưng việc này cũng dẫn tới những khoản chi phí không hề nhỏ...

Siêu du thuyền Dilbar - Ảnh: CNBC.
Siêu du thuyền Dilbar - Ảnh: CNBC.

Nhà chức trách Đức cho biết đã tịch thu siêu du thuyền lớn nhất thế giới sau khi có xác nhận chính thức rằng con tàu này có mối liên hệ với tỷ phú Nga Alisher Usmanov. Việc tịch thu những du thuyền như vậy kéo theo chi phí không hề nhỏ.

Một quan chức chính phủ Đức ngày 14/4 xác nhận với hãng tin CNBC rằng siêu du thuyền mang tên Dilbar có mối liên hệ với ông Usmanov, và do đó là đối tượng của việc tịch thu tài sản trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt mà Liên minh châu Âu (EU) áp lên Nga.

Trước khi chính thức bị tịch thu, Dilbar đã bị nhà chức trách Đức tạm giữ, không được phép rời khỏi nơi neo đậu ở thành phố cảng Hamburg của Đức từ hôm 3/3. Được đặt tên theo tên mẹ thân sinh của ông Usmanov, siêu du thuyền này có chiều dài hơn 150 mét, được trang bị 2 bãi đỗ trực thăng, và có bể bơi trên tàu lớn nhất của bất kỳ một du thuyền tư nhân nào.

Bộ Tài chính Mỹ ước tính siêu du thuyền Dilbar hiện có trị giá xấp xỉ 735 triệu USD.

Ông Usmanov và siêu du thuyền của ông lọt vào tầm ngắm của Mỹ và EU từ tháng 3, khi phương Tây bắt đầu triển khai các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm đáp trả cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.

Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ nói rằng siêu du thuyền Dilbar sẽ không được đưa về Mỹ. Chính phủ Mỹ liệt kê du thuyền này vào danh sách tài sản bị đóng băng, đồng nghĩa rằng bất kỳ giao dịch nào liên quan đến Dilbar – bao gồm bảo trì, thuê thuỷ thủ, và trả phí neo tàu – bằng nhân sự hoặc tiền của Mỹ đều bị cấm.

Dilbar là duy thuyền mới nhất của giới tỷ phú Nga bị phương Tây tịch thu kể từ khi xảy ra chiến tranh Nga-Ukraine. Hôm 4/4, siêu du thuyền Tango trị giá 95 triệu USD của tỷ phú Nga Viktor Vekselberg đã bị thu giữ ở Tây Ban Nha theo đề nghị của phía Mỹ.

Hôm 2/3, nhà chức trách Pháp thu giữ một du thuyền khổng lồ khác được cho là có mối liên hệ với tỷ phú Nga Igor Sechin, CEO của hãng dầu lửa quốc doanh Nga Rosneft. Trước đó, du thuyền Lady M của tỷ phú Alexei Mordashov đã bị tịch thu ở Italy.

Trong vòng 6 tuần qua, hơn một chục du thuyền có chủ sở hữu là người Nga, với trị giá tổng cộng lên tới hơn 3 tỷ USD, đã bị tịch thu ở châu Âu theo các biện pháp trừng phạt.

Theo hãng tin Bloomberg, việc tịch thu một loạt du thuyền của giới tỷ phú Nga được phương Tây xem như một thắng lợi trong cuộc đối đầu với Moscow, nhưng việc này cũng dẫn tới những khoản chi phí không hề nhỏ để bảo dưỡng các du thuyền đó.

Theo ông Andrew Adams, một quan chức của KleptoCapture – đơn vị mới thành lập của Bộ Tư pháp Mỹ nhằm truy vết và thu giữ tài sản của giới tinh hoa Nga - trong quá trình quản lý các tài sản bị tịch thu, cơ quan chức năng phải có trách nhiệm duy trì các tài sản đó trong tình trạng tốt. Trong trường hợp các du thuyền bị tịch thu, điều này có nghĩa là các du thuyền đó phải được bảo hiểm và có nhân sự duy trì bảo trì, bảo dưỡng để du thuyền không bị mất giá.

“Nếu tịch thu du thuyền, Bộ Tư pháp Mỹ có nhân sự làm việc với các công ty bảo hiểm, với các công ty quản lý du thuyền và quản lý hàng hải để đảm bảo rằng tất cả các công tác bảo trì, bảo dưỡng, bảo hiểm được thực hiện đầy đủ. Chúng tôi phải chịu trách nhiệm như vậy”, ông Adams cho biết.

Và chi phí cho các công việc này là rất lớn. Theo Bloomberg, chi phí vận hành một siêu du thuyền mỗi năm thường tương đương khoảng 10% giá trị con tàu. Như vậy, trong trường hợp của Dilbar, chi phí hàng năm là gần 74 triệu USD, còn trong trường hợp của Tango, chi phí là 9,5 triệu USD.

Nhà chức trách cũng phải tìm nhân sự có kinh nghiệm để trực tiếp làm việc trên các du thuyền này. Việc duy trì thuỷ thủ đoàn hiện tại là rất khó, vì họ nằm trong danh sách trả lương của các ông chủ là cá nhân đang bị trừng phạt. Hầu hết thuỷ thủ và nhân viên phục vụ trên các du thuyền để tịch thu cũng thường nghỉ việc luôn.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con