TP.HCM mong các nhà đầu tư tìm đến thành phố như những cơ hội lớn

Ban Mai
Chia sẻ

Các nhà đầu tư mong muốn TP.HCM có một con đường thông thoáng, minh bạch, thuận lợi, làm việc văn minh, không gian sống hiện đại, nghĩa tình…

Theo ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành uỷ TP.HCM, các nhà đầu tư khi đầu tư vào thành phố gặp khó khăn vướng mắc, cùng nhau ngồi lại để giải quyết và phải có cơ chế giải quyết như thế nào nhanh nhất, có sự giám sát của nhân dân, của hệ thống chính trị.

HẠ TẦNG TP.HCM ĐANG QUÁ TẢI

Tại hội nghị “Tham vấn các nhà đầu tư góp ý, hiến kế các giải pháp thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2030”, do UBND TP.HCM tổ chức, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Sovico, cho rằng khát vọng tăng trưởng dài hạn TP.HCM mặc dù có nhiều thách thức nhưng vẫn có những nguồn lực, động lực để biến thành hiện thực. Đó là phát triển thị trường chứng khoán với quy mô 5,8 triệu tỷ đồng, tương đương 252 tỷ USD.

Trong thời gian tới, cần xây dựng TP.HCM là điểm đến du lịch quốc tế với các dịch vụ đa dạng, cũng như là một điểm đến ẩm thực, văn hóa. Cần nỗ lực đưa 15 triệu lượt du khách tới TP.HCM trong năm nay, trong đó, có từ 3,5-4 triệu lượt khách quốc tế.

Bà Thảo cho rằng thành phố cũng cần tập trung phát triển vào khu vực kinh tế tư nhân; đầu tư mạnh mẽ cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường không, hàng hải, logistics, xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm công nghiệp sản xuất phụ trợ, đào tạo về công nghệ, kỹ thuật.

Thành phố cũng cần tập trung chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện; đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đặc biệt đào tạo nghề và tăng năng suất lao động…

Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ các nhà đầu tư ngày 22/3/2022 - Ảnh: ITN.
Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ các nhà đầu tư ngày 22/3/2022 - Ảnh: ITN.

Bên cạnh đó, hiện trạng giao thông của TP.HCM được nhiều nhà đầu tư đề cập khi hạ tầng của thành phố dường như đang quá tải.

Theo ông Park Hyun Bae, Tổng Giám đốc công ty TNHH KCTC Việt Nam, TP.HCM cần kiểm soát hạ tầng giao thông, mỗi năm lượng hàng hóa thông quan qua cảng Cát Lái tăng 30%, nhưng cảng này vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của thành phố. Do vậy, TP.HCM cần phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và cần cải thiện phát triển thêm nhiều cảng biển và cần tận dụng những cảng khu vực lân cận như cảng Hiệp Phước, nếu được vậy thì các công ty về vận tải, logistics cũng sẽ được hỗ trợ.

Đồng quan điểm, ông Boris Cohen, tổng giám đốc MSC Vietnam, cho rằng việc phát triển nhanh chóng các hạ tầng cảng biển sẽ giúp TP.HCM sớm trở thành trung tâm dịch vụ hàng hóa không chỉ của Việt Nam mà còn cả khu vực.

"Chúng tôi mong muốn cảng Cát Lái tiếp tục được đầu tư, hiện đại hóa. Ngoài ra, để gia tăng cơ hội tiếp cận hàng hóa, doanh nghiệp cũng đề xuất TP.HCM sớm đầu tư cảng mới trung chuyển ở khu vực Cần Giờ trước năm 2030, không nên đợi theo quy hoạch hiện nay là sau 2030 mới thực hiện để tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế biển", ông Boris Cohen nói.

Còn ông Nguyễn Thanh Bình, Tổng Giám đốc Tập đoàn Gemadept, cho rằng thành phố cần quan tâm đúng mức vào hậu cần và chuỗi cung ứng bởi đây giống như mạch máu trong cơ thể con người. Về quy hoạch, cần mở rộng cảng Cát Lái cùng các dự án ở Cần Giờ và những nơi khác. Các dự án cần triển khai có chất lượng, đồng bộ. 

Ngoài ra, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng phát triển cần được quan tâm hơn. Bà Lâm Diệu Tâm Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Kizuna, cho biết điều doanh nghiệp cần không chỉ là đất xây dựng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất... mà là môi trường sản xuất giúp các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động sản xuất an toàn, hiệu quả. Trong đó, bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệpp đồng bộ và các tài nguyên chia sẻ như nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số nhanh chóng.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng mong muốn TP.HCM phát triển thành trung tâm phân phối hàng hóa tiêu dùng chất lượng cao, trên cơ sở phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại. Điều này còn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của cuộc sống người dân đô thị.

CẦN “CHIẾC ÁO THỂ CHẾ” RỘNG HƠN

Trước các ý kiến của các nhà đầu tư, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng góp ý của các nhà đầu tư có 3 trọng tâm chính: vấn đề về thể chế, hệ thống chính sách và quy định hiện nay. Các vấn đề này đối với TP.HCM như một chiếc áo đã chật, cần sớm tháo gỡ.

Bên cạnh đó là xây dựng kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội; nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu giai đoạn mới, có đội ngũ cán bộ công chức tận tụy, liêm chính, hành động quyết liệt. Tóm lại, các nhà đầu tư mong muốn thành phố cần có một con đường thông thoáng, minh bạch, thuận lợi, dễ dàng trong không gian sống, làm việc văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Không lãng phí thời gian công sức cho những việc nhỏ nhen, tiêu cực.

Do đó, ông Nên cho biết chính quyền đã cam kết, doanh nghiệp đã đồng hành, vấn đề quan trọng cần phải có tiêu chí, quy định trách nhiệm, mỗi người làm gì, nhất là vai trò của người đứng đầu. Khi gặp khó khăn vướng mắc, cùng nhau ngồi lại để giải quyết và phải có cơ chế giải quyết như thế nào nhanh nhất, có sự giám sát của nhân dân, của hệ thống chính trị.

Những khó khăn vướng mắc, tồn tại, tồn đọng trong đội ngũ doanh nghiệp, từng cán bộ công chức các cấp, thành phố đã và đang cố gắng tháo gỡ, theo hướng việc gì thuộc thẩm quyền của thành phố sẽ giải quyết sớm, việc thuộc thẩm quyền của cấp trên đã và đang tập hợp để báo cáo.

“Bổn phận của chính quyền thành phố là làm sao cho nhà đầu tư thấy rõ được đầu tư vào TP.HCM thực sự là cơ hội, hội đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Chính quyền thành phố đã cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp và ngay hôm nay, các nhà doanh nghiệp cũng bày tỏ sẵn sàng sẻ chia và đồng hành cùng chính quyền địa phương để phát triển thành phố”, ông Nên nhấn mạnh.

Tin tưởng với sự tin cậy, đồng hành và gắn bó của các tổ chức, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư là một trong những nhân tố mang tính chất quyết định đến sự phát triển và thành công của kinh tế - xã hội của thành phố, Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết tại hội nghị này thành phố không chỉ tiếp nhận các ý kiến góp ý rất có ý nghĩa mà còn đón nhận cam kết mạnh mẽ của các nhà đầu tư về những dự định, đề án tương lai.

“Sau hội nghị, UBND thành phố sẽ lập các tổ công tác tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp về những nội dung cụ thể và mong muốn tiếp tục đồng hành cùng các nhà đầu tư trong quá trình phát triển của thành phố”, ông Mãi nói.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con