TPP đã bước vào chặng cuối?
Việt Nam sẽ rất cần các thay đổi căn bản về cơ cấu kinh tế, thể chế và chính sách điều hành
Chia sẻ về kết quả chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, để sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Cũng theo ông Hoàng, nội dung liên quan đến đàm phán TPP là một trong những chủ đề được đề cập nhiều trong các cuộc gặp giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama, lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ...
Hai bên thống nhất cùng thực hiện các cải cách đáp ứng yêu cầu cao và tính chất toàn diện của TPP, kể cả sử dụng những biện pháp cần thiết để đáp ứng cam kết theo Tuyên bố của ILO (năm 1998)... nhằm đạt được một hiệp định chất lượng cao, cân bằng lợi ích, đóng góp vào quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, đồng thời tạo xung lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trong khu vực.
Những vấn đề được thống nhất lần này sẽ tạo đà thuận lợi cho hai bên cùng các bên liên quan sớm kết thúc đàm phán TPP, mở ra cơ hội hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Thay đổi căn bản
TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR) cho rằng “TPP sẽ tạo ra cho chúng ta rất nhiều triển vọng”.
Để đánh giá tác động của TPP đối với Việt Nam, nhóm nghiên cứu của VEPR dự báo Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất về kinh tế trong số 12 nước tham gia TPP khi có sự thay đổi GDP thực tế theo phần trăm cao nhất, với mức tăng từ 1,03% đến 2,11%, tương đương với giá trị tuyệt đối là 1,4 tỷ USD đến 2,9 tỷ USD, chủ yếu nhờ tăng đầu tư và tiêu dùng.
Tuy nhiên, để tận dụng được các cơ hội và vượt qua được những thách thức, để thực sự hòa nhập với thế giới, Việt Nam sẽ rất cần các thay đổi căn bản về cơ cấu kinh tế, thể chế và chính sách điều hành.
“Thách thức mà tôi muốn nhấn mạnh, là nếu như chúng ta không có nỗ lực cải tổ mạnh mẽ kinh tế và xã hội, đi liền với đó là cải cách thể chế, thủ tục hành chính, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai... thì chúng ta sẽ thu được cái lợi ít hơn nhiều so với tiềm năng hội nhập đó, thậm chí có thể còn biến những cơ hội đó thành thách thức”, TS. Thành khuyến cáo.
“Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP vì nó mang lại cơ hội lớn cho tăng trưởng GDP cũng như xuất khẩu tới các quốc gia đối tác của TPP”, GS. Jeffrey Schott, chuyên gia hàng đầu về TPP nói. “Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với các thách thức lớn, đòi hỏi theo thời gian phải thực hiện các cải cách quan trọng về chính sách”.
“Việt Nam cần có một chiến lược cải cách kinh tế trong giai đoạn 10-15 năm tới, đồng thời đảm bảo tiến trình thực hiện để TPP mang lại lợi ích và hiệu quả lớn nhất. Để làm được việc này, cần một chiến lược cải cách rõ ràng, trong đó có lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. Với một chiến lược như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mở rộng và gia tăng đầu tư vào Việt Nam”.
Thành viên Hội đồng Điều hành của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Hà Nội, LS. Tony Foster nhận định, “lợi ích ngắn và trung hạn của TPP đối với Việt Nam không đơn thuần nằm trong nội dung của hiệp định, mà đó còn chính là niềm tin của văn bản lịch sử này đem lại đối với cộng đồng doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp hồi phục thị trường bất động sản đang gặp khó khăn, giúp các ngân hàng tiếp tục phát triển và hồi phục dòng tín dụng. Từ đó, Việt Nam sẽ trở lại quỹ đạo phát triển mạnh mẽ”.
Vòng đàm phán cuối?
Một báo cáo được công bố mới đây của ngân hàng HSBC cũng đưa ra nhận định: “Rõ ràng, hiệp định TPP sẽ rất có lợi đối với Việt Nam”.
Tuy vậy, HSBC cảnh báo “những nguy cơ lớn nhất sẽ xuất phát từ chính Việt Nam khi việc phân bổ các nguồn lực thiếu hiệu quả sẽ khiến cho năng suất suy yếu dần và khiến Việt Nam rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình thấp. Kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy thoát ra khỏi điều này là khó có thể và đòi hỏi những nỗ lực tích cực để thúc đẩy đầu tư hiệu quả cho dù có ở đầu tư cơ sở hạ tầng phần cứng hay mềm”.
Theo dự kiến, vào ngày 28/7 tới, bộ trưởng thương mại các nước tham gia đàm phán TPP sẽ họp tại Hawaii (Mỹ).
Cùng với việc Tổng thống Mỹ Obama đã được Quốc hội trao quyền đàm phán nhanh và ngày 29/6/2015 vừa qua, ông Obama đã ký ban hành luật về quyền xúc tiến thương mại (TPA), các bên đặt mục tiêu kết thúc đàm phán trong năm nay, nhất là Mỹ muốn hoàn tất thỏa thuận trước khi bước vào năm bầu cử 2016, thì đây có thể là vòng đàm phán cuối cùng, dẫn tới việc ký kết TPP trong những tháng tới.
Cũng theo ông Hoàng, nội dung liên quan đến đàm phán TPP là một trong những chủ đề được đề cập nhiều trong các cuộc gặp giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama, lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ...
Hai bên thống nhất cùng thực hiện các cải cách đáp ứng yêu cầu cao và tính chất toàn diện của TPP, kể cả sử dụng những biện pháp cần thiết để đáp ứng cam kết theo Tuyên bố của ILO (năm 1998)... nhằm đạt được một hiệp định chất lượng cao, cân bằng lợi ích, đóng góp vào quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, đồng thời tạo xung lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trong khu vực.
Những vấn đề được thống nhất lần này sẽ tạo đà thuận lợi cho hai bên cùng các bên liên quan sớm kết thúc đàm phán TPP, mở ra cơ hội hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Thay đổi căn bản
TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR) cho rằng “TPP sẽ tạo ra cho chúng ta rất nhiều triển vọng”.
Để đánh giá tác động của TPP đối với Việt Nam, nhóm nghiên cứu của VEPR dự báo Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất về kinh tế trong số 12 nước tham gia TPP khi có sự thay đổi GDP thực tế theo phần trăm cao nhất, với mức tăng từ 1,03% đến 2,11%, tương đương với giá trị tuyệt đối là 1,4 tỷ USD đến 2,9 tỷ USD, chủ yếu nhờ tăng đầu tư và tiêu dùng.
Tuy nhiên, để tận dụng được các cơ hội và vượt qua được những thách thức, để thực sự hòa nhập với thế giới, Việt Nam sẽ rất cần các thay đổi căn bản về cơ cấu kinh tế, thể chế và chính sách điều hành.
“Thách thức mà tôi muốn nhấn mạnh, là nếu như chúng ta không có nỗ lực cải tổ mạnh mẽ kinh tế và xã hội, đi liền với đó là cải cách thể chế, thủ tục hành chính, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai... thì chúng ta sẽ thu được cái lợi ít hơn nhiều so với tiềm năng hội nhập đó, thậm chí có thể còn biến những cơ hội đó thành thách thức”, TS. Thành khuyến cáo.
“Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP vì nó mang lại cơ hội lớn cho tăng trưởng GDP cũng như xuất khẩu tới các quốc gia đối tác của TPP”, GS. Jeffrey Schott, chuyên gia hàng đầu về TPP nói. “Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với các thách thức lớn, đòi hỏi theo thời gian phải thực hiện các cải cách quan trọng về chính sách”.
“Việt Nam cần có một chiến lược cải cách kinh tế trong giai đoạn 10-15 năm tới, đồng thời đảm bảo tiến trình thực hiện để TPP mang lại lợi ích và hiệu quả lớn nhất. Để làm được việc này, cần một chiến lược cải cách rõ ràng, trong đó có lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. Với một chiến lược như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mở rộng và gia tăng đầu tư vào Việt Nam”.
Thành viên Hội đồng Điều hành của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Hà Nội, LS. Tony Foster nhận định, “lợi ích ngắn và trung hạn của TPP đối với Việt Nam không đơn thuần nằm trong nội dung của hiệp định, mà đó còn chính là niềm tin của văn bản lịch sử này đem lại đối với cộng đồng doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp hồi phục thị trường bất động sản đang gặp khó khăn, giúp các ngân hàng tiếp tục phát triển và hồi phục dòng tín dụng. Từ đó, Việt Nam sẽ trở lại quỹ đạo phát triển mạnh mẽ”.
Vòng đàm phán cuối?
Một báo cáo được công bố mới đây của ngân hàng HSBC cũng đưa ra nhận định: “Rõ ràng, hiệp định TPP sẽ rất có lợi đối với Việt Nam”.
Tuy vậy, HSBC cảnh báo “những nguy cơ lớn nhất sẽ xuất phát từ chính Việt Nam khi việc phân bổ các nguồn lực thiếu hiệu quả sẽ khiến cho năng suất suy yếu dần và khiến Việt Nam rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình thấp. Kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy thoát ra khỏi điều này là khó có thể và đòi hỏi những nỗ lực tích cực để thúc đẩy đầu tư hiệu quả cho dù có ở đầu tư cơ sở hạ tầng phần cứng hay mềm”.
Theo dự kiến, vào ngày 28/7 tới, bộ trưởng thương mại các nước tham gia đàm phán TPP sẽ họp tại Hawaii (Mỹ).
Cùng với việc Tổng thống Mỹ Obama đã được Quốc hội trao quyền đàm phán nhanh và ngày 29/6/2015 vừa qua, ông Obama đã ký ban hành luật về quyền xúc tiến thương mại (TPA), các bên đặt mục tiêu kết thúc đàm phán trong năm nay, nhất là Mỹ muốn hoàn tất thỏa thuận trước khi bước vào năm bầu cử 2016, thì đây có thể là vòng đàm phán cuối cùng, dẫn tới việc ký kết TPP trong những tháng tới.