TPP không phải “bữa tiệc dễ dãi”

Hoài Ngân
Chia sẻ

Thông tin về nội dung đàm phán thu lượm từ nhiều nguồn khác nhau tiết lộ những sức ép rất lớn đang đặt ra cho Việt Nam

TS. Phạm Duy Nghĩa, Trưởng khoa Luật - Đại học Kinh tế Tp.HCM.
TS. Phạm Duy Nghĩa, Trưởng khoa Luật - Đại học Kinh tế Tp.HCM.
Cuốn sách "TPP: Cơ hội nào cho Việt Nam" vừa chính thức được công bố tại Tp.HCM, và được kỳ vọng sẽ là một tài liệu cập nhật các kiến thức căn bản nhất về TPP cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) là hiệp định thương mại tự do của các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 12 nước thành viên. Việt Nam tuyên bố tham gia đàm phán gia nhập TPP từ ngày 13/11/2010.

Bên lề cuộc hội thảo công bố cuốn sách này, báo Sài Gòn Tiếp Thị đã phỏng vấn TS. Phạm Duy Nghĩa, Trưởng khoa Luật -  Đại học Kinh tế Tp.HCM, chủ biên cuốn sách, về những cơ hội và thách thức từ TPP. VnEconomy trích đăng lại một số nhận định đáng chú ý của ông Nghĩa trong bài phỏng vấn này.

Động lực để cải cách nội tại


TS. Phạm Duy Nghĩa cho rằng không thể khẳng định tham gia TPP là sẽ "có ngay liều thuốc để giải quyết tận gốc các điểm yếu kém trong điều hành vĩ mô".

Trên thực tế, TPP chỉ "góp thêm một cơ hội và sức ép để Việt Nam giải quyết những vấn đề nội tại".

"Vấn đề của Việt Nam phải tự người Việt Nam giải quyết, không thể trông chờ áp lực từ bên ngoài. Sau sáu năm gia nhập WTO, mặc dù đã có những đổi thay về thể chế đáng kể, nhưng chất lượng thể chế vẫn là một rào cản cho phát triển: tính minh bạch kém, ưu ái đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước một cách bất bình đẳng, đầu tư công kém hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính quyền chưa cao", ông nói.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), tiếng nói của người dân và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước ở Việt Nam được cho là thấp, chất lượng chính sách và năng lực điều hành kém cải thiện, mức độ thực thi pháp luật tuân thủ chế độ pháp quyền chưa ổn định, thậm chí được đánh giá thấp trong khu vực, tính công khai minh bạch của chính sách kém được cải thiện…

Chính vì vậy, khi so sánh với người láng giềng khổng lồ phương Bắc, TS. Phạm Duy Nghĩa nhận thấy khác biệt rất căn bản giữa hai quốc gia. "Đòn bẩy chiến lược WTO đã thúc ép cải cách thể chế hiệu quả. Người Trung Hoa từ năm 2006 đã áp dụng các tiêu chí quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện đại của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), từ đó cải cách 170 tập đoàn quốc hữu của họ khá thành công, rất nhiều tập đoàn trở thành những “tay chơi toàn cầu”.

Ngược lại, “Việt Nam đã không sử dụng được WTO để cải thiện quản trị doanh nghiệp nhà nước cũng như quản trị quốc gia”.

Chuyên gia này cho rằng các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua "hầu hết đều gặp trục trặc, không thể linh hoạt, năng động, sáng tạo như doanh nghiệp tư nhân". Tình trạng dùng tài sản quốc gia để đầu tư kinh doanh mà không kiểm soát được đã đem lại rủi ro rất lớn cho nền kinh tế, cho toàn dân, cướp đi cơ hội và để lại gánh nợ cho các thế hệ con cháu.

Vụ Vinashin được dẫn chứng như là một điển hình cho việc Nhà nước vẫn tiếp tục hỗ trợ, ưu ái, nguồn vốn được rót vào các doanh nghiệp nhà nước như một đặc ân, trên thực tế đã giúp các tập đoàn này né tránh sức ép cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Trong khi đó, trong trường hợp mất khả năng thanh toán, người ta thường thấy Chính phủ can thiệp bằng biện pháp hành chính để cứu sự đổ vỡ của các tập đoàn này, với chi phí trải rộng ra cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân và cho thế hệ mai sau.

Không phải "bữa tiệc dễ dãi"

Khi được hỏi về việc TPP khi được ký kết sẽ mở ra những cơ hội nào cho Việt Nam, TS. Nghĩa nói các nội dung TPP chưa được đàm phán xong, các cam kết chưa được công bố, song thông tin về nội dung đàm phán thu lượm từ nhiều nguồn khác nhau tiết lộ những sức ép rất lớn đang đặt ra cho Việt Nam.

Các vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt chính là sẽ xoá bỏ hầu hết thuế quan, mở cửa thị trường, thắt chặt những chuẩn mực bảo hộ sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn lao động, các tiêu chuẩn kỹ thuật, và cam kết xây dựng chính quyền minh bạch… hướng tới xoá bỏ rào cản, tạo điều kiện cho hàng hoá, dịch vụ và tư bản được lưu thông giữa các nền kinh tế một cách dễ dàng.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ được nâng cao với những chế tài khắc nghiệt hơn, các yêu cầu về kiểm soát đầu tư công, đòi hỏi công khai toàn bộ ngân sách quốc gia, mua sắm của chính quyền, quyền tự do lao động, bảo vệ giới thợ cũng sẽ là những "thách thức" đối với Việt Nam. Tuy nhiên, chính áp lực trong việc đáp ứng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế mang tính phổ cập toàn cầu chính là động lực cải cách thể chế từ bên ngoài cho Việt Nam.

Chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng gia nhập TPP sẽ buộc các doanh nghiệp phải quan tâm, hiểu những luật chơi khi thị trường mở rộng đáng kể, nhất là thị trường Hoa Kỳ, khi thuế suất được cam kết giảm, sẽ tạo cơ hội cho những ngành như da giày, dệt may xuất khẩu, đồ gỗ, linh kiện lắp ráp.

Nhưng ngược lại, Việt Nam cũng mở cửa cho các nước nội khối TPP, những ngành từng được bảo hộ cao ở Việt Nam như lắp ráp ôtô chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Ngành chăn nuôi, sản phẩm nông nghiệp của các nước tiên tiến hơn, chất lượng tốt hơn, khi thuế quan giảm sản phẩm nội địa của Việt Nam sẽ bị thách thức.

TPP cũng sẽ dẫn đến tái phân bổ về đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, theo đó những sản phẩm dệt may Việt Nam vừa có cơ hội, nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức nếu không chứng minh được quy tắc, tiêu chuẩn, giấy chứng nhận về xuất xứ hàng hoá.

Không chỉ vậy, ông Nghĩa cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn về pháp lý, chẳng hạn nếu bị kiện vì pháp luật quốc nội không bảo vệ quyền của người lao động, sau khi được tài phán bởi một thiết chế tựa như trọng tài giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư với các quốc gia nội khối TPP, các quốc gia khác sẽ giành quyền rút lại những ưu đãi thuế quan trước đó.

"Đừng vội mơ dễ dãi hưởng thuế suất 0% như một bữa tiệc mà không phải trả tiền, qua một đêm thuế suất có thể vọt trở lại 30% như cũ bởi vô số các biện pháp bảo hộ mậu dịch tiềm ẩn được che đậy khéo léo dưới các tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động hay môi trường", ông ví von.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con