Triển vọng thông qua TPP ở 12 nước có “sáng”?

An Huy
Chia sẻ

Triển vọng thông qua TPP ở 12 quốc gia tham gia hiệp định, theo đánh giá của hãng tin Bloomberg

TPP có thể chậm được thông qua ở một số quốc gia như Mỹ và Canada.<br>
TPP có thể chậm được thông qua ở một số quốc gia như Mỹ và Canada.<br>
Sau 5 năm đàm phán với 19 vòng đàm phán chính thức, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 nước cuối cùng đã tìm được tiếng nói chung.

Theo hãng tin Bloomberg, theo dự kiến, hầu hết 12 quốc gia thành viên TPP sẽ phê chuẩn hiệp định này. Tuy vậy, tại Mỹ và Canada, bầu cử và những tranh cãi về TPP có thể đồng nghĩa với việc hiệp định chậm được thông qua.

Dưới đây là triển vọng thông qua TPP ở 12 quốc gia tham gia hiệp định, theo đánh giá của Bloomberg:

Mỹ: Sự phản đối của đảng Dân chủ khiến khả năng thông qua TPP khó đoán định


Việc thông qua TPP tại Quốc hội Mỹ sẽ là một trong những bước khó khăn nhất cần đạt được trước khi hiệp định có thể bắt đầu thực thi. Đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nói văn kiện TPP sẽ được công bố vào đầu tháng 11, mở đầu cho quy trình tiến tới bỏ phiếu thông qua TPP tại Quốc hội nước này.

Tuy nhiên, do thương mại được dự báo sẽ là một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, chính quyền Tổng thống Barack Obama có thể sẽ đợi đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau mới trình TPP lên Quốc hội, sau khi những vòng tranh luận đầu tiên của các ứng cử viên ở cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa kết thúc.

Ứng cử viên sáng giá của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng, bà Hillary Clinton, đã thay đổi lập trường về TPP vào tuần trước, nói không ủng hộ hiệp định. Trong phiên tranh luận ngày 13/10, bà Clinton nói khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, bà “hy vọng TPP sẽ đạt tiêu chuẩn vàng”, nhưng thỏa thuận công bố vào tuần trước “không đạt tiêu chuẩn của tôi”.

Ông Obama là người đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy TPP, hầu hết các nghị sỹ Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ cũng ủng hộ hiệp định này. Tuy vậy, một số thành viên cùng đảng Dân chủ với ông Obama lại phản đối TPP, cho rằng hiệp định này sẽ giống như Thỏa thuận Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) khiến người Mỹ mất việc làm. Ngoài ra, ảnh hưởng của các tổ chức công đoàn cũng rất lớn. Các tổ chức công đoàn, vốn tài trợ mạnh cho các nghị sỹ Dân chủ trong bầu cử Quốc hội, đang nỗ lực phá TPP.

Sau khi đạo luật đàm phán nhanh (fast-track) được thông qua vào tháng 6, ông Obama có thể trình các thỏa thuận thương mại lên để Quốc hội bỏ phiếu thuận hoặc chống, nhưng Quốc hội không có quyền sửa đổi các thỏa thuận. Đạo luật này cho phép TPP dễ được thông qua hơn, nhưng với sự chia rẽ trong nội bộ đảng Dân chủ về TPP, kết quả cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội Mỹ về hiệp định này là rất khó đoán định.

Canada: TPP đã trở thành một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử Quốc hội

TPP cũng đã trở thành một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra ở Canada vào ngày 19/10 tới dây. Thủ tướng Canada Stephen Harper muốn thúc đẩy TPP để đưa hiệp định để “làm đẹp” bảng thành tích kinh tế của chính phủ ông.

Trong khi đó, thủ lĩnh đảng Tự do Jusstin Trudeau, đối thủ chính của Harper, tỏ ra nước đôi về TPP, nói rằng ông muốn xem toàn bộ văn kiện TPP trước khi đưa ra lập trường. Về phần mình, đảng Dân chủ mới phát tín hiệu có thể sẽ phản đối TPP.

Nhật Bản: TPP có thể được thông qua nhờ nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe

TPP cần phải được thông qua ở cả Thượng viện và Hạ viện Nhật Bản. Tuy nhiên, Quốc hội nước này hiện đang tạm nghỉ và kỳ họp tiếp theo sẽ bắt đầu vào tháng 1/2016. Thậm chí, có một số ý kiến nói rằng Quốc hội Nhật sẽ chưa bắt đầu tranh luận về TPP cho tới sau cuộc bầu cử Thượng viện dự kiến diễn ra vào tháng 7/2016.

Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Abe nắm đa số ở cả lưỡng viện Quốc hội, nên dù vấp phải một số phản đối, TPP vẫn có khả năng sẽ được Quốc hội Nhật phê chuẩn.

TPP được cho là sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu cho ôtô và phụ tùng ôtô Nhật, đồng thời thúc đẩy cải cách ngành nông nghiệp nước này. Tuần trước, ông Akira Amari, quan chức Nhật chịu trách nhiệm đàm phán TPP, tuyên bố Tokyo sẽ không chấp nhận việc đàm phán lại thỏa thuận này.

Australia: Chính phủ cần sự ủng hộ của phe đối lập để thông qua TPP

TPP cần phải được thông qua ở cả Thượng viện và Hạ viện Australia. Tính đến ngày 15/10, Hạ viện Australia còn 4 tuần hoạt động và Thượng viện nước này còn 3 tuần hoạt động trước khi tạm nghỉ từ ngày 3/12 cho tới tháng 2/2016. Đến nay, chưa có tín hiệu nào cho thấy TPP sẽ được Quốc hội Australia xem xét trước tháng 2/2016.

Chính phủ của Thủ tướng Malcolm Turnbull cần sự ủng hộ của các đảng đối lập để TPP được thông qua ở Thượng viện. Đảng đối lập chính là đảng Lao động tuyên bố ủng hộ tự do hóa thương mại, nhưng cần nghiên cứu văn kiện TPP trước khi quyết định có ủng hộ hiệp định này hay không.

Mexico: TPP có thể được thông qua trong năm 2016

TPP cần được thông qua ở Thượng viện Mexico. Tổng thống nước này Enrique Pena Nieto có khả năng sẽ gửi TPP lên Thượng viện trong nửa đầu năm 2016 để các nghị sỹ xem xét trước khi quy trình phê duyệt bắt đầu vào ngày 1/9/2016.

Đảng của Tổng thống Pena Nieto kiểm soát gần đa số Thượng viện, trong khi nhóm lớn thứ hai trong Thượng viện Mexico thuộc về một đảng bảo thủ, thân doanh nghiệp. Bởi vậy, theo giới phân tích, TPP có thể được Mexico thông qua trong năm 2016.

New Zealand: Chính phủ nhận được sự ủng hộ để TPP được thông qua

TPP sẽ được một ủy ban thuộc Quốc hội New Zealand rà soát. Ủy ban này sẽ kêu gọi sự đánh giá của dân chúng đối với TPP và xem xét một bản phân tích về TPP do các quan chức chính phủ nước này chuẩn bị. Sau đó ủy ban - với thành viên là đa số thành viên chính phủ - sẽ đề xuất với nội các xem thỏa thuận có nên được phê chuẩn hay không.

Ở bước thứ hai, New Zealand sẽ thông qua những thay đổi cần thiết trong luật của nước này trước khi TPP có thể được phê chuẩn.

Chính phủ New Zealand kiểm soát ủy ban nói trên. Theo dự báo, ủy ban này sẽ đề xuất nội các New Zealand phê chuẩn TPP, và Quốc hội nước này sẽ thông qua hiệp định.

Việt Nam: TPP có thể được phê chuẩn trong thời gian từ 18 tháng đến 2 năm


Quốc hội sẽ rà soát lại TPP và bỏ phiếu về TPP. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, có thể mất thời gian từ 18 tháng đến 2 năm để TPP được thông qua ở Việt Nam.

Singapore: TPP dự kiến được thông qua dễ dàng

Trước tiên, nội các Singapore cần phê chuẩn TPP, và sau đó, Quốc hội nước này phải thông qua các thay đổi luật cần thiết cho TPP. Tuy nhiên, khóa họp tiếp theo của Quốc hội Singapore còn chưa được định ngày.

Đảng Nhân dân hành động (PAP) cầm quyền chiếm hơn 90% số ghế trong Quốc hội Singapore, nên việc thông qua TPP được dự báo sẽ diễn ra suôn sẻ.

Malaysia: TPP có thể được xem xét trong năm 2016

TPP cần được Quốc hội Malaysia phê chuẩn. Bộ trưởng Bộ Thương mại Malaysia, ông Mustapa Mohamed nói dự kiến sẽ trình TPP lên các nghị sỹ nước này trong mấy tuần nữa.

Tuy có sự phản đối, liên minh của Thủ tướng Najib Razak kiểm soát khoảng 60% Quốc hội Malaysia, nên việc thông qua TPP dự kiến không gặp nhiều khó khăn. Nhiều khả năng, Quốc hội Malaysia sẽ xem xét TPP trong năm 2016.

Brunei: Quốc vương sẽ toàn quyền quyết định TPP

Quốc vương Hassanal Bolkiah của Brunei đồng thời cũng là Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng các bộ quốc phòng và tài chính của nước này. Nếu vị quốc vương này ủng hộ TPP, thì TPP sẽ được thông qua ở Brunei.

Chile: TPP vấn phải một số phản đối và chưa có lịch trình thông qua cụ thể

Tổng thống Chile Michelle Bachelet chưa đưa ra một khung thời gian cụ thể để xem xét TPP. Bà Bachelet chỉ nói, Quốc hội Chile sẽ xem xét TPP khi văn kiện này hoàn thành đầy đủ. Theo Tổng thống Chile, TPP sẽ mở ra “những cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu của chúng ta”. Những ngành của Chile dự kiến được hưởng lợi từ TPP bao gồm ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.

Tuy vậy, một số nghị sỹ Chile phản đối TPP, chủ yếu là các cựu thủ lĩnh sinh viên nay trở thành nghị sỹ và các nghị sỹ độc lập cánh tả.

Peru: Thông qua TPP sẽ không đơn giản

Chính phủ độc viện của Peru sẽ bỏ phiếu thông qua TPP. Nước này đã có thỏa thuận thương mại tự do với Chile, Mexico, Canada, Mỹ và Nhật Bản, và không có nhiều sự phản đối với TPP tính đến hiện tại, nhưng điều này có thể thay đổi trước khi diễn ra kỳ bầu cử tổng thống và quốc hội Peru vào tháng 4 năm sau. Đảng cầm quyền hiện nay của Peru chỉ chiếm thiểu số trong Quốc hội, nên việc thông qua TPP sẽ không hề dễ dàng.

Các đảng đối lập ở Peru có thể bày tỏ quan ngại rằng TPP sẽ đẩy giá thuốc ở nước này tăng cao hơn, trong khi giá thuốc ở Peru vốn đã vào hàng cao nhất Nam Mỹ. Tổng thống Peru Ollanta Humala muốn TPP được thông qua trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 7/2016, nhưng điều này có thể sẽ chỉ đạt được trong nhiệm kỳ của người kế nhiệm ông Humala.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con