Trình Quốc hội thông qua dự án Luật Thủ đô tại kỳ họp thứ bảy
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trình Quốc hội thông qua dự án Luật Thủ đô ngay tại kỳ họp tới
Theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định triệu tập kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá 12, khai mạc vào ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 22/6/2010 tại Thủ đô Hà Nội.
Dự kiến nội dung và chương trình làm việc của kỳ họp gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội đã có một số thay đổi so với Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010. Cụ thể, dự án Luật Thủ đô từ chương trình chuẩn bị được chuyển sang chương trình chính thức năm 2010 để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ bảy.
Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 về công trình, dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư được bổ sung để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7; bổ sung dự án Luật Đầu tư công trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ bảy và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ tám.
Đồng thời, rút khỏi chương trình kỳ họp thứ bảy các dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi), Bộ luật Lao động (sửa đổi) và Luật Tiếp cận thông tin để có thêm thời gian chuẩn bị, hoàn thiện dự án.
Đáng chú ý, tại phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tháng 2/2010), Chính phủ đã có tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét thông qua dự án án Luật Thủ đô tại kỳ họp thứ bảy. Vì, việc Quốc hội xem xét thông qua Luật Thủ đô trong thời gian chuẩn bị Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ có "ý nghĩa rất lớn" về mặt chính trị và tinh thần đối với đất nước ta, và là "cơ sở pháp lý quan trọng" để xây dựng Thủ đô văn minh, thanh lịch, hiện đại trong tình hình mới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung dự án Luật Thủ đô vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010. Tuy nhiên, đề nghị thông qua dự luật này ngay tại kỳ họp thứ bảy chưa nhận được sự đồng tình cao.
Ngày 8/4/2010, Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về dự án Luật Thủ đô. Theo đánh giá của Thủ tướng, đây là một dự án luật rất đặc thù, quy định tổng hợp nhiều vấn đề, nhưng thời gian soạn thảo chưa nhiều, việc chuẩn bị có nhiều khó khăn nên chất lượng dự thảo còn hạn chế.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp báo cáo Quốc hội cho điều chỉnh việc thông qua dự Luật Thủ đô tại hai kỳ họp, thay vì xem xét thông qua ngay kỳ họp tới như đề nghị ban đầu.
Dự kiến nội dung và chương trình làm việc của kỳ họp gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội đã có một số thay đổi so với Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010. Cụ thể, dự án Luật Thủ đô từ chương trình chuẩn bị được chuyển sang chương trình chính thức năm 2010 để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ bảy.
Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 về công trình, dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư được bổ sung để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7; bổ sung dự án Luật Đầu tư công trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ bảy và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ tám.
Đồng thời, rút khỏi chương trình kỳ họp thứ bảy các dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi), Bộ luật Lao động (sửa đổi) và Luật Tiếp cận thông tin để có thêm thời gian chuẩn bị, hoàn thiện dự án.
Đáng chú ý, tại phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tháng 2/2010), Chính phủ đã có tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét thông qua dự án án Luật Thủ đô tại kỳ họp thứ bảy. Vì, việc Quốc hội xem xét thông qua Luật Thủ đô trong thời gian chuẩn bị Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ có "ý nghĩa rất lớn" về mặt chính trị và tinh thần đối với đất nước ta, và là "cơ sở pháp lý quan trọng" để xây dựng Thủ đô văn minh, thanh lịch, hiện đại trong tình hình mới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung dự án Luật Thủ đô vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010. Tuy nhiên, đề nghị thông qua dự luật này ngay tại kỳ họp thứ bảy chưa nhận được sự đồng tình cao.
Ngày 8/4/2010, Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về dự án Luật Thủ đô. Theo đánh giá của Thủ tướng, đây là một dự án luật rất đặc thù, quy định tổng hợp nhiều vấn đề, nhưng thời gian soạn thảo chưa nhiều, việc chuẩn bị có nhiều khó khăn nên chất lượng dự thảo còn hạn chế.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp báo cáo Quốc hội cho điều chỉnh việc thông qua dự Luật Thủ đô tại hai kỳ họp, thay vì xem xét thông qua ngay kỳ họp tới như đề nghị ban đầu.