“Trung Quốc đang gây ác mộng trên biển Đông”
Việt Nam có một lịch sử không lùi bước trước những cuộc đối đầu quân sự, Wall Street Journal bình luận
Tờ Wall Street Journal cho rằng, việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào biển Đông của Việt Nam đã đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa hai quốc gia lên một nấc cao mới. Nhiều chuyên gia về an ninh và đối ngoại quốc tế cùng chung quan điểm cho rằng, hành động của Trung Quốc là nguy hiểm.
Tờ báo trên dẫn ý kiến nhiều chuyên gia nói, cuộc đối đầu đang diễn ra trên biển Đông là cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời đánh dấu một bước leo thang mạnh trong ý chí của Bắc Kinh nhằm thiết lập chủ quyền đối với vùng biểu giàu tài nguyên thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bà Theresa Fallon, một chuyên gia cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu châu Á ở Brussels, Bỉ, nhận định, động thái của Trung Quốc là “cơn ác mộng tồi tệ nhất” đối với ngành công nghiệp năng lượng trong khu vực và được thực hiện với mục đích “chọc giận” Việt Nam.
“Đó là một giàn khoan lớn, có kích thước bằng khoảng hai sân bóng đá gộp lại”, bà Fallon cho hay.
Trao đổi với Wall Street Journal, một quan chức cấp cao thuộc Nhà Trắng xem diễn biến leo thang mới nhất trên biển Đông là một phần trong chiến lược hành vi của Trung Quốc khi nước này tiếp tục tìm cách thiết lập chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp.
“Chúng tôi thực sự rất quan ngại về điều này. Chúng tôi đã bày tỏ sự quan ngại của mình với phía Trung Quốc”, vị quan chức này cho biết.
Ông Ian Storey, một chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, đánh giá, cuộc đối đầu đang diễn ra trên biển đông là “một tình huống chưa từng có tiền lệ”. Số lượng lớn tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực có giàn khoan HD-981 là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc “quyết tâm đảm bảo rằng giàn khoan này có thể hoạt động ở vùng nước mà nó đã được hạ đặt”.
Trong cuộc họp báo hôm qua (7/5), Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, việc nước này hạ đặt giàn khoan HD-981 là “hoạt động bình thường” và yêu cầu phía Việt Nam “ngừng can thiệp”.
Trong khi đó, Mỹ tiếp tục lên tiếng cảnh báo về hành động này của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ nói, đây là hành động “mang tính gây hấn và không đem lại lợi ích”. “Chúng tôi rất quan ngại về hành vi nguy hiểm và sự đe dọa của tàu bè trong khu vực tranh chấp”, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki nói.
Theo ông Michael Green, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách khu vực châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, Mỹ, diễn biến căng thẳng mới nhất trên biển Đông củng cố quan điểm cho rằng, các tranh chấp này “sẽ không thể được giải quyết bằng một chuyến đi hay một bài phát biểu”.
Và điều này cũng cho thấy, phía Trung Quốc không e ngại những phản ứng tiêu cực trong khu vực”. Mới tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến công du châu Á, nhấn mạnh vấn đề hợp tác an ninh giữa Washington với khu vực này.
Wall Street Journal nhắc lại, một cuộc chiến tranh biên giới đã nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1979. Ngày nay, Trung Quốc có sức mạnh quân sự hùng hậu hơn Việt Nam, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam sẽ nhanh chóng lùi bước, tờ báo viết.
“Việt Nam có một lịch sử không lùi bước trước những cuộc đối đầu quân sự”, ông James Hardy, biên tập viên về khu vực châu Á-Thái Bình Dương của tờ IHS Jane's Defence Weekly, nói.
Các học giả về an ninh nói rằng, diễn biến căng thẳng gia tăng mới nhất trên biển Đông là kết quả tích tụ từ sự mất niềm tin sâu sắc của các nước nhỏ hơn trong khu vực đối với những dự định của Trung Quốc, sự cứng rắn ngày càng gia tăng của Trung Quốc, và sự thiếu vắng như cơ chế để ngăn chặn và xử lý khủng hoảng.
Cuộc đối đầu này cũng cho thấy vai trò của các công ty năng lượng quốc doanh Trung Quốc như CNOOC trong việc thúc đẩy các tham vọng lãnh thổ của nước này, bất chấp việc lãnh đạo các doanh nghiệp này liên tục khẳng định họ chỉ có mục tiêu lợi nhuận chứ chẳng “ham hố” gì vấn đề chính trị.
Sau cuộc chuyển giao quyền lực vào cuối năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ tăng cường quan hệ với các nước láng giềng. Tuy nhiên, kể từ đó, Trung Quốc ngày càng trở nên cứng rắn trong các tranh chấp lãnh thổ, và điều này xói mòn tiến trình xây dựng niềm tin trong khu vực, Wall Street Journal viết.
Nói về nguyên nhân vì sao Trung Quốc quyết định hạ đặt giàn khoan HD-981 ở vị trí hiện nay, ông Wu Shicun, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về biển Đông nói với hãng tin Reuters, động thái này là một “bài kiểm tra” đối với ý chí chính trị của Trung Quốc. “Nếu chúng tôi dừng công việc ngay khi Việt Nam phản đối, chúng tôi sẽ không thể đạt được điều gì ở biển Đông”.
Một quan chức giấu tên trong ngành dầu khí nói với Reuters, động thái của Trung Quốc hoàn toàn mang động cơ chính trị. “Điều này phản ánh ý chí của Chính phủ Trung Quốc và cũng liên quan tới chiến lược của Mỹ ở châu Á. Đây không phải là một quyết định có động cơ thương mại”.
Tờ The Diplomat đánh giá, nói cách khác, giàn khoan HD-981 là một tuyên bố chính trị về quyết tâm của Trung Quốc nhằm kiểm soát những khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, và thông điệp này không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam và Philippines, mà cũng có ý nghĩa lớn không kém đối với Mỹ.
Tờ báo trên dẫn ý kiến nhiều chuyên gia nói, cuộc đối đầu đang diễn ra trên biển Đông là cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời đánh dấu một bước leo thang mạnh trong ý chí của Bắc Kinh nhằm thiết lập chủ quyền đối với vùng biểu giàu tài nguyên thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bà Theresa Fallon, một chuyên gia cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu châu Á ở Brussels, Bỉ, nhận định, động thái của Trung Quốc là “cơn ác mộng tồi tệ nhất” đối với ngành công nghiệp năng lượng trong khu vực và được thực hiện với mục đích “chọc giận” Việt Nam.
“Đó là một giàn khoan lớn, có kích thước bằng khoảng hai sân bóng đá gộp lại”, bà Fallon cho hay.
Trao đổi với Wall Street Journal, một quan chức cấp cao thuộc Nhà Trắng xem diễn biến leo thang mới nhất trên biển Đông là một phần trong chiến lược hành vi của Trung Quốc khi nước này tiếp tục tìm cách thiết lập chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp.
“Chúng tôi thực sự rất quan ngại về điều này. Chúng tôi đã bày tỏ sự quan ngại của mình với phía Trung Quốc”, vị quan chức này cho biết.
Ông Ian Storey, một chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, đánh giá, cuộc đối đầu đang diễn ra trên biển đông là “một tình huống chưa từng có tiền lệ”. Số lượng lớn tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực có giàn khoan HD-981 là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc “quyết tâm đảm bảo rằng giàn khoan này có thể hoạt động ở vùng nước mà nó đã được hạ đặt”.
Trong cuộc họp báo hôm qua (7/5), Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, việc nước này hạ đặt giàn khoan HD-981 là “hoạt động bình thường” và yêu cầu phía Việt Nam “ngừng can thiệp”.
Trong khi đó, Mỹ tiếp tục lên tiếng cảnh báo về hành động này của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ nói, đây là hành động “mang tính gây hấn và không đem lại lợi ích”. “Chúng tôi rất quan ngại về hành vi nguy hiểm và sự đe dọa của tàu bè trong khu vực tranh chấp”, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki nói.
Theo ông Michael Green, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách khu vực châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, Mỹ, diễn biến căng thẳng mới nhất trên biển Đông củng cố quan điểm cho rằng, các tranh chấp này “sẽ không thể được giải quyết bằng một chuyến đi hay một bài phát biểu”.
Và điều này cũng cho thấy, phía Trung Quốc không e ngại những phản ứng tiêu cực trong khu vực”. Mới tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến công du châu Á, nhấn mạnh vấn đề hợp tác an ninh giữa Washington với khu vực này.
Wall Street Journal nhắc lại, một cuộc chiến tranh biên giới đã nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1979. Ngày nay, Trung Quốc có sức mạnh quân sự hùng hậu hơn Việt Nam, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam sẽ nhanh chóng lùi bước, tờ báo viết.
“Việt Nam có một lịch sử không lùi bước trước những cuộc đối đầu quân sự”, ông James Hardy, biên tập viên về khu vực châu Á-Thái Bình Dương của tờ IHS Jane's Defence Weekly, nói.
Các học giả về an ninh nói rằng, diễn biến căng thẳng gia tăng mới nhất trên biển Đông là kết quả tích tụ từ sự mất niềm tin sâu sắc của các nước nhỏ hơn trong khu vực đối với những dự định của Trung Quốc, sự cứng rắn ngày càng gia tăng của Trung Quốc, và sự thiếu vắng như cơ chế để ngăn chặn và xử lý khủng hoảng.
Cuộc đối đầu này cũng cho thấy vai trò của các công ty năng lượng quốc doanh Trung Quốc như CNOOC trong việc thúc đẩy các tham vọng lãnh thổ của nước này, bất chấp việc lãnh đạo các doanh nghiệp này liên tục khẳng định họ chỉ có mục tiêu lợi nhuận chứ chẳng “ham hố” gì vấn đề chính trị.
Sau cuộc chuyển giao quyền lực vào cuối năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ tăng cường quan hệ với các nước láng giềng. Tuy nhiên, kể từ đó, Trung Quốc ngày càng trở nên cứng rắn trong các tranh chấp lãnh thổ, và điều này xói mòn tiến trình xây dựng niềm tin trong khu vực, Wall Street Journal viết.
Nói về nguyên nhân vì sao Trung Quốc quyết định hạ đặt giàn khoan HD-981 ở vị trí hiện nay, ông Wu Shicun, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về biển Đông nói với hãng tin Reuters, động thái này là một “bài kiểm tra” đối với ý chí chính trị của Trung Quốc. “Nếu chúng tôi dừng công việc ngay khi Việt Nam phản đối, chúng tôi sẽ không thể đạt được điều gì ở biển Đông”.
Một quan chức giấu tên trong ngành dầu khí nói với Reuters, động thái của Trung Quốc hoàn toàn mang động cơ chính trị. “Điều này phản ánh ý chí của Chính phủ Trung Quốc và cũng liên quan tới chiến lược của Mỹ ở châu Á. Đây không phải là một quyết định có động cơ thương mại”.
Tờ The Diplomat đánh giá, nói cách khác, giàn khoan HD-981 là một tuyên bố chính trị về quyết tâm của Trung Quốc nhằm kiểm soát những khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, và thông điệp này không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam và Philippines, mà cũng có ý nghĩa lớn không kém đối với Mỹ.