Trung Quốc mắc nợ lớn vì đường sắt cao tốc
Các dự án đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã đem đến cho Bộ Đường sắt nước này những khoản nợ khổng lồ
Các dự án đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã đem đến cho Bộ Đường sắt nước này những khoản nợ khổng lồ. Điều này khiến giới chuyên gia đưa ra những dự báo về khả năng giảm tốc của các dự án đường sắt tốc độ cao tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo tờ Wall Street Journal, sau khi Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc, ông Lưu Chí Quân, bị cách chức hồi tuần trước, nhiều người cho rằng, cơ quan này có thể buộc phải điều chỉnh lại các kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc. Những số liệu thống kê công bố mới đây về tình trạng nợ nần của Bộ Đường sắt Trung Quốc càng củng cố thêm những nghi ngờ này.
Dẫn thông tin từ Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc, tờ Thời báo Hoàn cầu xuất bản hôm thứ Tư tuần trước, cho biết, tính đến năm 2009, Bộ Đường sắt nước này gánh khoản nợ 1,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ, trong đó 854,8 tỷ Nhân dân tệ là nợ ngắn hạn và 448,6 tỷ Nhân dân tệ là nợ dài hạn.
Tờ báo dẫn lời ông Zhao Jian, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Giao thông Bắc Kinh cho rằng, số nợ trên “giờ đã lên tới ít nhất 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ”, tương đương trên 303 tỷ USD, chưa kể tiền lãi.
Theo các chuyên gia, con số nợ trên là thiếu bền vững, ngay cả đối với một chính phủ đã quá quen với những dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ như Chính phủ Trung Quốc, xét tới các việc các tuyến đường sắt cao tốc của nước này đang gặp khó trong vấn đề tạo ra lợi nhuận.
Số liệu của Bộ Đường sắt Trung Quốc cho thấy, tính tới tháng 11 năm ngoái, hệ thống đường sắt cao tốc của nước này đã đạt tổng chiều dài 7.531 km. Đến năm 2020, Trung Quốc dự kiến sẽ mở rộng hệ thống này lên 16.000 km.
Tuy nhiên, hiện còn chưa rõ nhu cầu đi lại bằng đường sắt cao tốc của người dân Trung Quốc có tới mức đủ lớn cho nguồn cung trên. Đại diện tại Bắc Kinh của một công ty sản xuất tàu cao tốc nước ngoài đã chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc cho biết, trên nhiều tuyến đường sắt cao tốc, chẳng hạn như tuyến Quảng Châu-Vũ Hán, nhiều chuyến tàu gần như không có hành khách.
Bởi vậy, đã có rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh tính thực tế của các dự án tàu cao tốc tại Trung Quốc. Trong đó, có không ít ý kiến cho rằng, những dự án này không đem lại lợi ích cho người dân, chủ yếu vì mức giá vé cao.
Giá vé tàu cao tốc trọn tuyến Vũ Hán-Quảng Châu là 469 Nhân dân tệ, tương đương 70 USD. Mức giá này ngang với giá vé máy bay cùng tuyến đặt trước 1 tuần, và cao gấp đôi giá tàu thông thường cùng tuyến có giường mềm loại đắt nhất. Đó là lý do vì sao nhiều người Trung Quốc xem tàu cao tốc là “tàu của giới cổ cồn trắng” chứ không phải là dịch vụ dành cho người lao động bình dân.
Trao đổi với tờ Thời báo Hoàn cầu, ông Zhao thuộc Đại học Giao thông Bắc Kinh cho rằng, số tiền mà Chính phủ Trung Quốc đổ vào các dự án đường sắt cao tốc “có thể được sử dụng để xây dựng các tuyến đường sắt thông thường để đạt hiệu quả chi phí cao hơn trong việc giảm bớt áp lực về giao thông”.
Theo tờ Wall Street Journal, sau khi Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc, ông Lưu Chí Quân, bị cách chức hồi tuần trước, nhiều người cho rằng, cơ quan này có thể buộc phải điều chỉnh lại các kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc. Những số liệu thống kê công bố mới đây về tình trạng nợ nần của Bộ Đường sắt Trung Quốc càng củng cố thêm những nghi ngờ này.
Dẫn thông tin từ Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc, tờ Thời báo Hoàn cầu xuất bản hôm thứ Tư tuần trước, cho biết, tính đến năm 2009, Bộ Đường sắt nước này gánh khoản nợ 1,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ, trong đó 854,8 tỷ Nhân dân tệ là nợ ngắn hạn và 448,6 tỷ Nhân dân tệ là nợ dài hạn.
Tờ báo dẫn lời ông Zhao Jian, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Giao thông Bắc Kinh cho rằng, số nợ trên “giờ đã lên tới ít nhất 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ”, tương đương trên 303 tỷ USD, chưa kể tiền lãi.
Theo các chuyên gia, con số nợ trên là thiếu bền vững, ngay cả đối với một chính phủ đã quá quen với những dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ như Chính phủ Trung Quốc, xét tới các việc các tuyến đường sắt cao tốc của nước này đang gặp khó trong vấn đề tạo ra lợi nhuận.
Số liệu của Bộ Đường sắt Trung Quốc cho thấy, tính tới tháng 11 năm ngoái, hệ thống đường sắt cao tốc của nước này đã đạt tổng chiều dài 7.531 km. Đến năm 2020, Trung Quốc dự kiến sẽ mở rộng hệ thống này lên 16.000 km.
Tuy nhiên, hiện còn chưa rõ nhu cầu đi lại bằng đường sắt cao tốc của người dân Trung Quốc có tới mức đủ lớn cho nguồn cung trên. Đại diện tại Bắc Kinh của một công ty sản xuất tàu cao tốc nước ngoài đã chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc cho biết, trên nhiều tuyến đường sắt cao tốc, chẳng hạn như tuyến Quảng Châu-Vũ Hán, nhiều chuyến tàu gần như không có hành khách.
Bởi vậy, đã có rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh tính thực tế của các dự án tàu cao tốc tại Trung Quốc. Trong đó, có không ít ý kiến cho rằng, những dự án này không đem lại lợi ích cho người dân, chủ yếu vì mức giá vé cao.
Giá vé tàu cao tốc trọn tuyến Vũ Hán-Quảng Châu là 469 Nhân dân tệ, tương đương 70 USD. Mức giá này ngang với giá vé máy bay cùng tuyến đặt trước 1 tuần, và cao gấp đôi giá tàu thông thường cùng tuyến có giường mềm loại đắt nhất. Đó là lý do vì sao nhiều người Trung Quốc xem tàu cao tốc là “tàu của giới cổ cồn trắng” chứ không phải là dịch vụ dành cho người lao động bình dân.
Trao đổi với tờ Thời báo Hoàn cầu, ông Zhao thuộc Đại học Giao thông Bắc Kinh cho rằng, số tiền mà Chính phủ Trung Quốc đổ vào các dự án đường sắt cao tốc “có thể được sử dụng để xây dựng các tuyến đường sắt thông thường để đạt hiệu quả chi phí cao hơn trong việc giảm bớt áp lực về giao thông”.