Trúng thầu nhiều dự án nhưng nhóm cổ phiếu hạ tầng VCG, HHV, C4G, LCG chưa thể tăng lợi nhuận trong ngắn hạn

Thu Minh
Chia sẻ

Với đặc thù ngành xây dựng hạ tầng với biên mỏng và các khoản phải thu cao, đa số sử dụng đòn bẩy tài chính cao và chịu áp lực chi phí tài chính tăng trong môi trường lãi suất cao. Điều này dẫn đến mức độ tăng trưởng lợi nhuận theo doanh thu của doanh nghiệp sẽ chưa thể hiện rõ trong ngắn hạn.

SSI Research vừa cập nhật triển vọng nhóm đầu tư công trong đó nhấn mạnh dù trúng thầu nhiều dự án đầu tư công nhưng nhóm VCG, HHV, C4G, LCG chưa thể tăng lợi nhuận trong ngắn hạn.

5 LÝ DO GIẢI NGÂN VỐN CHẬM

Kế hoạch đầu tư công trong năm 2023 đã được thông qua với mức kỳ vọng tăng 25% so với năm 2022 ở mức hơn 700 nghìn tỷ đồng – đây là một con số tương đối lớn trong khoảng thời gian là một năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn trong 5 năm 2021-2025 chỉ vào khoảng 2,5 triệu tỷ đồng). Giải ngân 6T đầu năm mới đạt 30% kế hoạch tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Để chính sách có thể đi vào cuộc sống, theo SSI Research luôn cần nhiều thời gian, nhất là khi thủ tục đầu tư với các dự án cơ sở hạ tầng lớn luôn là một thách thức cho công tác giải ngân vốn trong nhiều năm qua.

Thứ nhất, trước mắt trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đang nghiêng nhiều về hướng sử dụng chính sách tiền tệ, một phần là do chính sách tiền tệ có độ trễ thấp hơn.

Thứ hai, yếu tố mang tính mùa vụ cho thấy các dự án đầu tư công ở Việt Nam thường tập trung giải ngân trong nửa sau của năm.

Thứ ba, rủi ro liên quan đến pháp lý, trong đó bao gồm các rủi ro liên quan đến việc đinh giá đất và giải phóng mặt bằng hay việc giám sát tuân thủ các kế hoạch đã được phê duyệt.

Thứ tư, công tác chuẩn bị dự án đầu tư công thường khó đáp ứng được các nhu cầu thực tế phát sinh trong lúc triển khai. Việc chuẩn bị dự án là một quá trình kéo dài (18-24 tháng đối với các dự án lớn và có thể rút ngắn xuống còn 12 tháng nếu sử dụng chỉ định thầu trực tiếp), nên luôn có sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tiễn triển khai.

Thứ năm, thiếu hụt về nguồn vật liệu xây dựng cho các công trình giao thông lớn.

Trúng thầu nhiều dự án nhưng nhóm cổ phiếu hạ tầng VCG, HHV, C4G, LCG chưa thể tăng lợi nhuận trong ngắn hạn - Ảnh 1

Với mục tiêu giải ngân ít nhất 95% tổng số hơn 700 nghìn tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư công trong năm nay, khối lượng vốn cần giải ngân trong giai đoạn còn lại của năm vẫn còn khoảng 67%, tương đương với khoảng 470 nghìn tỷ đồng.

Chính vì vậy, ngoài việc tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về thể chế, Chính phủ cũng sẽ có những giải pháp cứng rắn hơn trong điều hành, phân rõ trách nhiệm đối với chủ đầu tư và kịp thời rà soát, điều chuyển vốn dự án triển khai chậm sang dự án triển khai nhanh, tuy nhiên cũng thực hiện thưởng hợp đồng đối với các dự án hoàn thành trước kế hoạch.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Về mặt thể chế, bên cạnh cơ chế chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp thuộc 12 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 (ban hành năm 2022 sau khi có quyết định chuyển đổi các dự án này từ hợp tác công – tư (PPP) sang đầu tư công), hiện tại có hai thay đổi lớn nhất được kỳ vọng sẽ tạo ra sự khác biệt về giải ngân trong thời gian tới.

Trong ngắn hạn là việc thông qua Nghị Quyết 98 về cơ chế đặc thù phát triển TP HCM trong đó TP HCM được thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD), đối với việc quy hoạch đô thị dọc tuyến đường vành đai 3 hay được áp dụng trở lại hợp đồng BT với một loạt dự án như Cầu Cần Giờ (tổng vốn 10 nghìn tỷ đồng), Cầu Nguyễn Khoái (2.8 nghìn tỷ đồng), mở rộng đường Ung Văn Khiêm, mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hay mở rộng đường dẫn cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Chính phủ cũng kỳ vọng sẽ sớm thông qua Nghị định sửa đổi Nghị định 40/2020/NĐ-CP về đầu tư công (sẽ được phê duyệt bởi tháng 10 năm 2023). Điểm đáng chú ý nhất trong Nghị định này là việc nới lỏng quy định cho phép nguồn vốn các dự án đầu tư công chưa được hoàn thành trong năm nay có thể được kéo dài giải ngân sang năm tiếp theo.

DOANH NGHIỆP CHƯA THỂ TĂNG LỢI NHUẬN NGAY

Với nhóm cơ sở hạ tầng, Việt Nam đặt mục tiêu có khoảng hơn 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025, tăng lên từ mức 1.729km vào giữa năm 2023. Với giả thiết suất đầu tư 1km đường cao tốc ở Việt Nam khoảng 14 triệu USD/km (ước tính của bộ GTVT, chưa tính trượt giá), tổng số vốn đầu tư hơn 1.200 km đường cao tốc này sẽ là hơn 400 nghìn tỷ đồng.

SSI Research nhận thấy doanh nghiệp hưởng lợi từ các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ là các doanh nghiệp: Đầu ngành, có tiềm lực tài chính đủ mạnh (quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu), có lợi thế cạnh tranh; Có kinh nghiệm tham gia các dự án xây dựng hạ tầng trọng điểm, hàm lượng kĩ thuật cao.

Nhiều doanh nghiệp đầu ngành xây dựng như VCG, HHV, C4G, LCG…đã trúng thầu/được chỉ định thầu tham gia xây dựng các hợp phần của cao tốc Bắc Nam hay các công trình giao thông khác. 

Doanh thu mảng xây dựng đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào các dự án đầu tư công, bắt đầu từ năm 2021-2022 và Q1/2023. Doanh thu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2023-2025 theo chu kì đầu tư công.

Trúng thầu nhiều dự án nhưng nhóm cổ phiếu hạ tầng VCG, HHV, C4G, LCG chưa thể tăng lợi nhuận trong ngắn hạn - Ảnh 2

Tuy nhiên, theo SSI Research, với đặc thù ngành xây dựng hạ tầng với biên mỏng và các khoản phải thu cao, đa số sử dụng đòn bẩy tài chính cao và chịu áp lực chi phí tài chính tăng trong môi trường lãi suất cao. Điều này dẫn đến mức độ tăng trưởng lợi nhuận theo doanh thu sẽ chưa thể hiện rõ trong ngắn hạn.

Do tăng trưởng lợi nhuận chưa thể hiện rõ trong ngắn hạn, ROE của các công ty xây dựng hạ tầng thường ở mức tương đối thấp trong khi mức định giá P/E và P/B của các cổ phiếu xây dựng đã vào vùng cao so với định giá trong quá khứ, phản ánh kì vọng về tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai

"Chúng tôi cho rằng các cổ phiếu ngành xây dựng phù hợp với chiến lược đầu tư theo chủ điểm và tận dụng những nhịp biến động ngắn hạn với những thông tin cập nhật về việc trúng thầu hoặc tin tức về đẩy mạnh đầu tư công, vì có thể sẽ chưa thấy rõ sự tăng trưởng lợi nhuận trong thời gian tới", SSI Research nhấn mạnh. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con