Từ chuyện Sony ngừng sản xuất
Không thể trách nhà đầu tư khi họ lựa chọn đâu là phương án tốt nhất cho mình
Dự kiến cuối tháng 9, Công ty Sony sẽ chấm dứt hoạt động sản xuất tại Việt Nam, chuyển hoàn toàn sang kinh doanh thương mại bằng cách tăng cường nhập khẩu hàng nguyên chiếc.
Đại diện của Sony có giải thích rằng, lý do ngừng sản xuất là vì xu hướng hiện nay người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng TV LCD thay vì dùng TV bóng đèn hình, và Sony đã quyết định ngừng sản xuất và kinh doanh mặt hàng TV bóng đèn hình ở hầu hết các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, những người am hiểu về đầu tư nước ngoài cũng như ngành công nghiệp điện tử đều hiểu, chuyện không đơn giản chỉ là như vậy.
Và ngay trong thông điệp của Sony, họ cũng đã khẳng định rằng, Sony vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam thông qua công ty mới 100% vốn nước ngoài là Sony Electronics Vietnam Co Ltd. Chức năng của Sony Electronics Vietnam Co Ltd. là nhập khẩu hàng thương mại để cung cấp cho người tiêu dùng.
Những ai đã từng hy vọng những đại gia của thế giới như Sony sẽ đến Việt Nam để rồi, sau khi khai thác lợi thế thị trường trong thời gian đầu, sẽ tiếp tục đầu tư những công nghệ mới và hiện đại nhất góp phần tạo dựng nền công nghiệp điện tử tiên tiến, giờ đây cần nghĩ lại. Đối với nhà đầu tư, lợi nhuận là lợi nhuận và đó là mục tiêu duy nhất.
Một loạt các nhà đầu tư nước ngoài đã đến Việt Nam trong những năm đầu thập kỷ 90, khi mà ngành công nghiệp điện tử, được thuyết minh là một ngành công nghiệp mũi nhọn, có được một hàng rào bảo hộ vững chắc. Cho dù quy mô thị trường không lớn, nhưng với mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nguyên chiếc vẫn được duy trì ở mức 50% cho tới năm 2003, sản xuất ngay tại Việt Nam vẫn là một phương án hiệu quả cao.
Cùng với Sony, Sanyo, Toshiba, Hitachi, Matsushita, JVC, LG và Samsung đều đã có mặt và nhanh chóng trở thành những trụ cột của thị trường.
Nhưng cũng từ năm 2003, các nhà sản xuất đều bắt đầu phải tính toán lại bài toán kinh doanh. Tháng 7/2003, thuế nhập khẩu đối với sản phẩm điện tử nguyên chiếc bắt đầu giảm theo các cam kết quốc tế và thay vì tiếp tục đầu tư, các nhà sản xuất bắt đầu sản xuất cầm chừng để chờ đợi. Các tính toán cho thấy khi quy mô thị trường quá nhỏ, việc duy trì cơ sở sản xuất không có lợi bằng việc nhập khẩu sản phẩm, khi mà thuế nhập khẩu giảm xuống.
Theo cam kết WTO, kể từ ngày 1/1/2008, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc từ nước ngoài về phân phối tại Việt Nam. Hơn ai hết, các doanh nghiệp điện tử thuộc “nằm lòng” điều khoản này và kiên trì chờ đợi, vì rằng giờ đây thuế nhập khẩu chỉ còn từ 0-5% đối với hầu hết các mặt hàng. Trong khi đó, thuế đánh vào linh kiện vẫn cao và công nghiệp phụ trợ Việt Nam thì vẫn trong tình trạng “lẹt đẹt”, hầu như không có đóng góp đáng kể nào cho sản xuất.
Không có gì là khó hiểu trước thái độ không hài lòng của các doanh nghiệp khi mà Thông tư 09 về quyền phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ban hành trong năm 2007 vẫn đưa ra các điều kiện hạn chế đối với vấn đề nhập khẩu trực tiếp. Theo quy định, doanh nghiệp FDI chỉ được quyền chọn lựa một nhà phân phối duy nhất để bán hàng.
Phải đến khi Bộ Công Thương ban hành Thông tư 05 để thay cho Thông tư 09 vào tháng 5/2008, các doanh nghiệp mới an tâm cho kế hoạch mới. Từ những đại công xưởng ngành điện tử như Thái Lan và Malaysia, các đại gia như Sony chỉ cần tăng công suất sản xuất một chút cũng đủ để lấp đầy thị trường Việt Nam. Vậy thì tại sao họ lại phải tiếp tục sản xuất tại Việt Nam?
Từ câu chuyện của Sony, sẽ không có gì khó hiểu nếu tới đây có những doanh nghiệp thuộc các ngành khác cũng sẽ ngừng sản xuất. Có thể lấy ngành công nghiệp ôtô để so sánh.
Khác nhau cơ bản nhất giữa ngành công nghiệp ôtô và ngành công nghiệp điện tử là giờ đây thuế nhập khẩu nguyên chiếc đối với ôtô vẫn còn cao, đủ để việc lắp ráp ôtô tại Việt Nam có lãi. Nhưng đến một thời điểm nào đó, thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc giảm xuống, các doanh nghiệp ôtô cũng sẽ sẵn sàng ngưng sản xuất, thay vào đó là nhập khẩu xe nguyên chiếc để bán cho thị trường. Họ không bỏ thị trường mà sẽ tiếp tục tham gia với cách thức khác, cũng như Sony vẫn sẽ ở lại để bán hàng.
Mercedes Benz, Ford, Honda và Toyota đều đã và đang xin giấy phép nhập khẩu xe nguyên chiếc. Mercedes thậm chí đã bán xe nhập khẩu nguyên chiếc ra thị trường ngay từ đầu năm.
Không thể trách nhà đầu tư khi họ lựa chọn đâu là phương án tốt nhất cho mình. Có chăng, nên tự trách mình đã ảo tưởng vào những “ngành công nghiệp mũi nhọn” được xây trên ý tưởng của mình, nhưng bằng vốn, kinh nghiệm và lợi ích của người khác.
Đại diện của Sony có giải thích rằng, lý do ngừng sản xuất là vì xu hướng hiện nay người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng TV LCD thay vì dùng TV bóng đèn hình, và Sony đã quyết định ngừng sản xuất và kinh doanh mặt hàng TV bóng đèn hình ở hầu hết các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, những người am hiểu về đầu tư nước ngoài cũng như ngành công nghiệp điện tử đều hiểu, chuyện không đơn giản chỉ là như vậy.
Và ngay trong thông điệp của Sony, họ cũng đã khẳng định rằng, Sony vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam thông qua công ty mới 100% vốn nước ngoài là Sony Electronics Vietnam Co Ltd. Chức năng của Sony Electronics Vietnam Co Ltd. là nhập khẩu hàng thương mại để cung cấp cho người tiêu dùng.
Những ai đã từng hy vọng những đại gia của thế giới như Sony sẽ đến Việt Nam để rồi, sau khi khai thác lợi thế thị trường trong thời gian đầu, sẽ tiếp tục đầu tư những công nghệ mới và hiện đại nhất góp phần tạo dựng nền công nghiệp điện tử tiên tiến, giờ đây cần nghĩ lại. Đối với nhà đầu tư, lợi nhuận là lợi nhuận và đó là mục tiêu duy nhất.
Một loạt các nhà đầu tư nước ngoài đã đến Việt Nam trong những năm đầu thập kỷ 90, khi mà ngành công nghiệp điện tử, được thuyết minh là một ngành công nghiệp mũi nhọn, có được một hàng rào bảo hộ vững chắc. Cho dù quy mô thị trường không lớn, nhưng với mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nguyên chiếc vẫn được duy trì ở mức 50% cho tới năm 2003, sản xuất ngay tại Việt Nam vẫn là một phương án hiệu quả cao.
Cùng với Sony, Sanyo, Toshiba, Hitachi, Matsushita, JVC, LG và Samsung đều đã có mặt và nhanh chóng trở thành những trụ cột của thị trường.
Nhưng cũng từ năm 2003, các nhà sản xuất đều bắt đầu phải tính toán lại bài toán kinh doanh. Tháng 7/2003, thuế nhập khẩu đối với sản phẩm điện tử nguyên chiếc bắt đầu giảm theo các cam kết quốc tế và thay vì tiếp tục đầu tư, các nhà sản xuất bắt đầu sản xuất cầm chừng để chờ đợi. Các tính toán cho thấy khi quy mô thị trường quá nhỏ, việc duy trì cơ sở sản xuất không có lợi bằng việc nhập khẩu sản phẩm, khi mà thuế nhập khẩu giảm xuống.
Theo cam kết WTO, kể từ ngày 1/1/2008, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc từ nước ngoài về phân phối tại Việt Nam. Hơn ai hết, các doanh nghiệp điện tử thuộc “nằm lòng” điều khoản này và kiên trì chờ đợi, vì rằng giờ đây thuế nhập khẩu chỉ còn từ 0-5% đối với hầu hết các mặt hàng. Trong khi đó, thuế đánh vào linh kiện vẫn cao và công nghiệp phụ trợ Việt Nam thì vẫn trong tình trạng “lẹt đẹt”, hầu như không có đóng góp đáng kể nào cho sản xuất.
Không có gì là khó hiểu trước thái độ không hài lòng của các doanh nghiệp khi mà Thông tư 09 về quyền phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ban hành trong năm 2007 vẫn đưa ra các điều kiện hạn chế đối với vấn đề nhập khẩu trực tiếp. Theo quy định, doanh nghiệp FDI chỉ được quyền chọn lựa một nhà phân phối duy nhất để bán hàng.
Phải đến khi Bộ Công Thương ban hành Thông tư 05 để thay cho Thông tư 09 vào tháng 5/2008, các doanh nghiệp mới an tâm cho kế hoạch mới. Từ những đại công xưởng ngành điện tử như Thái Lan và Malaysia, các đại gia như Sony chỉ cần tăng công suất sản xuất một chút cũng đủ để lấp đầy thị trường Việt Nam. Vậy thì tại sao họ lại phải tiếp tục sản xuất tại Việt Nam?
Từ câu chuyện của Sony, sẽ không có gì khó hiểu nếu tới đây có những doanh nghiệp thuộc các ngành khác cũng sẽ ngừng sản xuất. Có thể lấy ngành công nghiệp ôtô để so sánh.
Khác nhau cơ bản nhất giữa ngành công nghiệp ôtô và ngành công nghiệp điện tử là giờ đây thuế nhập khẩu nguyên chiếc đối với ôtô vẫn còn cao, đủ để việc lắp ráp ôtô tại Việt Nam có lãi. Nhưng đến một thời điểm nào đó, thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc giảm xuống, các doanh nghiệp ôtô cũng sẽ sẵn sàng ngưng sản xuất, thay vào đó là nhập khẩu xe nguyên chiếc để bán cho thị trường. Họ không bỏ thị trường mà sẽ tiếp tục tham gia với cách thức khác, cũng như Sony vẫn sẽ ở lại để bán hàng.
Mercedes Benz, Ford, Honda và Toyota đều đã và đang xin giấy phép nhập khẩu xe nguyên chiếc. Mercedes thậm chí đã bán xe nhập khẩu nguyên chiếc ra thị trường ngay từ đầu năm.
Không thể trách nhà đầu tư khi họ lựa chọn đâu là phương án tốt nhất cho mình. Có chăng, nên tự trách mình đã ảo tưởng vào những “ngành công nghiệp mũi nhọn” được xây trên ý tưởng của mình, nhưng bằng vốn, kinh nghiệm và lợi ích của người khác.