Từ PCI nhìn lại điều hành của tỉnh
Hơn 1.700 doanh nghiệp tại Lào Cai năm nay cho điểm năng lực cạnh tranh của tỉnh mình "chặt tay" hơn năm trước
Hơn 1.700 doanh nghiệp tại Lào Cai năm nay cho điểm năng lực cạnh tranh của tỉnh mình "chặt tay" hơn năm trước. Giảm khoảng 6 điểm, tuy thế, tỉnh miền núi phía Bắc này vẫn xếp thứ hai, chỉ sau Đà Nẵng trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2010, tăng một bậc so với năm trước.
Từ PCI 2010, nhìn lại điều hành của tỉnh mình, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, ông Nguyễn Thanh Dương nói:
- Tôi cho rằng đánh giá PCI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có giá trị rất tốt, rất khoa học và khách quan, đầy đủ các yếu tố liên quan đến điều hành của cấp tỉnh. Những đánh giá như vậy không phải tiếp cận trực tiếp ở trình độ phát triển của tỉnh mà tiếp cận điều hành của tỉnh, của chính quyền tỉnh và các sở, ban, ngành tại tỉnh.
Tôi cho rằng đánh giá như vậy là sát với tình hình hiện nay tại Việt Nam, rất phù hợp với tình hình của Lào Cai trong quá trình phát triển vừa qua. Chúng tôi cũng thấy hài lòng.
Dù vậy, Lào Cai năm nay hụt mất khoảng 6 điểm so với năm trước. Ông đánh giá gì về năng lực điều hành của các ngành tại tỉnh mình, có liên quan đến các đánh giá tại PCI 2010?
Tất nhiên không thể đồng đều hết, và tất nhiên không phải tất cả các ngành đều hiểu được hết chủ trương, chính sách của tỉnh, và cũng không phải ngành nào cũng giáo dục cán bộ ngành mình tốt để thực hiện tốt mong muốn của doanh nghiệp khi đến Lào Cai. Sự vươn lên, chuyển động của bộ máy là cả một quá trình.
Sau xếp hạng lần này, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh giáo dục các cán bộ trong tất cả lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp, xây dựng chính sách đồng bộ hơn. Chắc chắn các doanh nghiệp có thể trông đợi nhiều hơn ở Lào Cai trong thời gian sắp tới.
Chúng tôi cũng mong rằng với những thông tin tích cực từ nghiên cứu lần này sẽ có nhiều hơn doanh nghiệp đến làm ăn tại Lào Cai. Chúng tôi cam kết ủng hộ doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Ông cho rằng nghiên cứu PCI là khách quan và khoa học. Vậy kết quả của nó có thể dùng để đánh giá năng lực của cán bộ tại địa phương?
Cũng có nhiều hướng tiếp cận để đánh giá, nhưng tôi thấy nghiên cứu này là tương đối phù hợp.
Tất nhiên là cũng có những cái này, cái khác mà có thể cũng chưa chính xác hết, ví dụ người đến tiếp cận chưa chính xác, hay thời điểm tiếp cận chưa chính xác… Nhưng tôi cho rằng, cách đặt vấn đề như thế là giúp ích rất nhiều cho địa phương.
Cụ thể là các cải cách vừa qua giúp gì cho Lào Cai, thưa ông?
Có thể nói rằng việc cải thiện như vậy nên các nhà đầu tư đến với Lào Cai luôn hoạt động có hiệu quả. Chúng tôi có phương châm là doanh nghiệp phát tài thì Lào Cai phát triển. Cho nên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào Cai trong nhiều năm vừa qua đều đạt 13-14%. Khả năng tạo ra sản phẩm công nghiệp mới như đồng, thép, phốt pho, các loại phân bón… trong những năm vừa qua tăng từ 1-2 lần.
Như vậy, có thể nói rằng trong 1-2 năm tới và đặc biệt trong nhiệm kỳ tới, giai đoạn 2011-2015, Lào Cai sẽ cất cánh phát triển bằng việc tạo thông thoáng trong môi trường kinh doanh, đem đến điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đến với địa bàn.
Lãnh đạo Lào Cai đã làm gì để cải thiện năng lực cạnh tranh, thưa ông?
Lào Cai là một tỉnh còn nghèo, xuất phát điểm còn thấp, người dân còn khó khăn, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy, chúng tôi có quyết tâm rất lớn trong việc cải thiện đời sống người dân trong những năm qua.
Lãnh đạo tỉnh thường xuyên giáo dục các cán bộ tiếp cận với doanh nghiệp, làm các thủ tục của doanh nghiệp, luôn nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với tỉnh trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi đến với Lào Cai, cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh.
Trong năm 2010, Lào Cai đã công khai trên trang web của mình chính sách của tỉnh đối với các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là công khai về thủ tục đất đai, về dự án nằm trong khu công nghiệp như Tằng Lỏn, Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới, nơi mà doanh nghiệp rất quan tâm đến các vấn đề chính sách, vấn đề kinh doanh và lao động…
Dĩ nhiên là Lào Cai vẫn còn nhiều việc phải làm, thưa ông?
Tôi cũng nghĩ rằng cần phải nâng cao hơn để cạnh tranh với môi trường kinh doanh quốc tế, thế rồi một số vấn đề về tiếp cận thị trường đất đai, tiếp cận dịch vụ tài chính… thì sắp tới Lào Cai sẽ có kế hoạch của mình để hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa. Có như vậy thì khi chỉ số năng lực cạnh tranh tăng bậc thì chất lượng điều hành cũng tăng theo, tốt hơn cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
Từ PCI 2010, nhìn lại điều hành của tỉnh mình, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, ông Nguyễn Thanh Dương nói:
- Tôi cho rằng đánh giá PCI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có giá trị rất tốt, rất khoa học và khách quan, đầy đủ các yếu tố liên quan đến điều hành của cấp tỉnh. Những đánh giá như vậy không phải tiếp cận trực tiếp ở trình độ phát triển của tỉnh mà tiếp cận điều hành của tỉnh, của chính quyền tỉnh và các sở, ban, ngành tại tỉnh.
Tôi cho rằng đánh giá như vậy là sát với tình hình hiện nay tại Việt Nam, rất phù hợp với tình hình của Lào Cai trong quá trình phát triển vừa qua. Chúng tôi cũng thấy hài lòng.
Dù vậy, Lào Cai năm nay hụt mất khoảng 6 điểm so với năm trước. Ông đánh giá gì về năng lực điều hành của các ngành tại tỉnh mình, có liên quan đến các đánh giá tại PCI 2010?
Tất nhiên không thể đồng đều hết, và tất nhiên không phải tất cả các ngành đều hiểu được hết chủ trương, chính sách của tỉnh, và cũng không phải ngành nào cũng giáo dục cán bộ ngành mình tốt để thực hiện tốt mong muốn của doanh nghiệp khi đến Lào Cai. Sự vươn lên, chuyển động của bộ máy là cả một quá trình.
Sau xếp hạng lần này, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh giáo dục các cán bộ trong tất cả lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp, xây dựng chính sách đồng bộ hơn. Chắc chắn các doanh nghiệp có thể trông đợi nhiều hơn ở Lào Cai trong thời gian sắp tới.
Chúng tôi cũng mong rằng với những thông tin tích cực từ nghiên cứu lần này sẽ có nhiều hơn doanh nghiệp đến làm ăn tại Lào Cai. Chúng tôi cam kết ủng hộ doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Ông cho rằng nghiên cứu PCI là khách quan và khoa học. Vậy kết quả của nó có thể dùng để đánh giá năng lực của cán bộ tại địa phương?
Cũng có nhiều hướng tiếp cận để đánh giá, nhưng tôi thấy nghiên cứu này là tương đối phù hợp.
Tất nhiên là cũng có những cái này, cái khác mà có thể cũng chưa chính xác hết, ví dụ người đến tiếp cận chưa chính xác, hay thời điểm tiếp cận chưa chính xác… Nhưng tôi cho rằng, cách đặt vấn đề như thế là giúp ích rất nhiều cho địa phương.
Cụ thể là các cải cách vừa qua giúp gì cho Lào Cai, thưa ông?
Có thể nói rằng việc cải thiện như vậy nên các nhà đầu tư đến với Lào Cai luôn hoạt động có hiệu quả. Chúng tôi có phương châm là doanh nghiệp phát tài thì Lào Cai phát triển. Cho nên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào Cai trong nhiều năm vừa qua đều đạt 13-14%. Khả năng tạo ra sản phẩm công nghiệp mới như đồng, thép, phốt pho, các loại phân bón… trong những năm vừa qua tăng từ 1-2 lần.
Như vậy, có thể nói rằng trong 1-2 năm tới và đặc biệt trong nhiệm kỳ tới, giai đoạn 2011-2015, Lào Cai sẽ cất cánh phát triển bằng việc tạo thông thoáng trong môi trường kinh doanh, đem đến điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đến với địa bàn.
Lãnh đạo Lào Cai đã làm gì để cải thiện năng lực cạnh tranh, thưa ông?
Lào Cai là một tỉnh còn nghèo, xuất phát điểm còn thấp, người dân còn khó khăn, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy, chúng tôi có quyết tâm rất lớn trong việc cải thiện đời sống người dân trong những năm qua.
Lãnh đạo tỉnh thường xuyên giáo dục các cán bộ tiếp cận với doanh nghiệp, làm các thủ tục của doanh nghiệp, luôn nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với tỉnh trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi đến với Lào Cai, cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh.
Trong năm 2010, Lào Cai đã công khai trên trang web của mình chính sách của tỉnh đối với các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là công khai về thủ tục đất đai, về dự án nằm trong khu công nghiệp như Tằng Lỏn, Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới, nơi mà doanh nghiệp rất quan tâm đến các vấn đề chính sách, vấn đề kinh doanh và lao động…
Dĩ nhiên là Lào Cai vẫn còn nhiều việc phải làm, thưa ông?
Tôi cũng nghĩ rằng cần phải nâng cao hơn để cạnh tranh với môi trường kinh doanh quốc tế, thế rồi một số vấn đề về tiếp cận thị trường đất đai, tiếp cận dịch vụ tài chính… thì sắp tới Lào Cai sẽ có kế hoạch của mình để hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa. Có như vậy thì khi chỉ số năng lực cạnh tranh tăng bậc thì chất lượng điều hành cũng tăng theo, tốt hơn cho doanh nghiệp trong thời gian tới.